Vân Anh, đặc phái viên RFA tại Ba Lan
Ba Lan, đất nước khiêm nhường nằm bên biển Bao-tích nổi danh với các trang sử đối kháng độc tài toàn trị Fát-xít Đức, Nga Sô-Viết. Chiến thắng ngoạn mục của Công Đoàn „Đoàn Kết” từ nhiều năm nay là nguồn cảm hứng cho tất cả những ai đang ao ước từ cộng sản tiến tới độc lập, dân chủ bằng sức dân, trong hòa bình, không đổ máu.

Hội Tự Do Ngôn Luận, Viện Paderewski cùng International Society for Human Rights đã cùng nhau lắng nghe và chia sẻ các kinh nghiệm bảo vệ nhân quyền của Ba Lan trước kia, của Bạch Nga, Kazachstan, Yugoslavia Kosovo, Chechnya, Miến Điện, Trung Quốc và Việt Nam ngày nay.
Bị thế giới lãng quên
Trong hai ngày thảo luận, 20 và 21 tháng tư vừa qua, đối lập các nước đã hội tụ tại trụ sở Hội Tự Do Ngôn Luận tại trung tâm thủ đô Ba Lan là Warszawa. Tình hình Bạch Nga, Kazachstan, Miến Điện và Việt Nam được công dân các nước này, hiện đang sinh sống tại Ba Lan, trình bày. Đối lập Trung Quốc đã nhân dịp này hội tụ đông đảo từ các nước Đức, Bỉ, Mỹ về Ba Lan tham dự hội thảo.
Cộng hòa Chechnya có Tổng lãnh sự của mình là ông Adam Borowski, nhân vật đáng kính với những thành tích đối kháng cộng sản tại Ba Lan, đại diện cho những người dân Chechnya bị thế giới lãng quên khi nước này chìm trong lửa đạn.
Cuộc gặp mặt được bắt đầu bằng các tranh luận về nhân quyền đối với người nhập cư vào Ba Lan. Ông Robert Krzyszton, nhà tổ chức hội thảo, thành viên Hội Tự Do Ngôn Luận và Viện Paderewski chia sẻ các ưu tư của mình về tình hình nhân quyền tại Ba Lan. Ông khẳng định Ba Lan có bổn phận hỗ trợ công dân các nước bị đàn áp bởi truyền thống xây dựng dân chủ của Ba Lan dựa trên nguyên tắc tôn trọng nhân quyền.
Một khi nhân quyền không được thực thi đúng mức tại Ba Lan đối với cộng đồng người nhập cư trong đó phần lớn là dân nhập cư thiếu cơ sở hợp pháp, người tị nạn bị chính quyền Ba Lan ruồng bỏ thì Ba Lan đang đi ngược lại truyền thống đoàn kết của mình. Ông tâm sự:
Thực tiễn tôn trọng nhân quyền ở mọi quốc gia đều thể hiện chủ yếu trong chính sách nội bộ của quốc gia, hơn là trong chính sách đối ngoại dù cả nội và ngoại đều là hai lãnh vực quan trọng của quốc gia. Nếu Ba Lan muốn Việt Nam đi lên thì Ba Lan phải có các đòi hỏi dân chủ và tự do trong những dịp tiếp xúc với độc tài.
“Thực tiễn tôn trọng nhân quyền ở mọi quốc gia đều thể hiện chủ yếu trong chính sách nội bộ của quốc gia, hơn là trong chính sách đối ngoại dù cả nội và ngoại đều là hai lãnh vực quan trọng của quốc gia. Nếu Ba Lan muốn Việt Nam đi lên thì Ba Lan phải có các đòi hỏi dân chủ và tự do trong những dịp tiếp xúc với độc tài.
Nhưng trên hết Ba Lan phải mở ra cho người Việt Nam điều kiện cơ bản để sống và làm việc ngay tại Ba Lan vì chính người Việt Nam là những người thay đổi diện mạo Việt Nam sau này. Thế giới chỉ có thể hỗ trợ phần nào mà thôi. Ba Lan có bổn phận hỗ trợ người dân các nước vì chính nước Ba Lan đã hình thành từ tinh thần đùm bọc truyền thống đó.
Nay phải coi đó là món nợ phải trả.Đó cũng chính là lời dạy của Giáo Hoàng John Paul đệ Nhị, người mà dân chúng Ba Lan coi là kim chỉ nan lịch sử sáng giá của mình.”
Tình trạng đáng ngại
Tình trạng chiến tranh và khủng bố trên đất nước Chechnya và thực trạng nguy kịch của người dân tị nạn Chechnya tại Ba Lan được ông Adam Borowski báo động là vô cùng đáng ngại. Ông là cựu lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan với nhiều năm tù cộng sản, mang huân chương cao nhất của Ba Lan dân chủ, nay bằng hết lòng mình đùm bọc người dân Chechnya tại Ba Lan.
Nhân vật từ nhiều năm qua kiên trì nói lên tiếng nói của người dân Trung Quốc , ông David Kilgour, nguyên tổng thư kí Canada, chuyên viên Châu Á - Thái Bình Dương của quốc hội Canada có mặt tại hội thảo cùng những người bạn Trung Quốc của mình.
Vì sao ông còn tiếp tục lên tiếng cho nhân quyền và có phải chỉ lên tiếng cho người Trung Quốc không thưa ông? Ông David Kilgour nói:

“Tôi đã có thời gian liên tục 15 năm là thành viên của “Ủy ban quốc tế vì Việt Nam tự do”. Nhân quyền luôn là vấn đề tôi ưu tư. Không lâu trước đây tôi có mặt tại Việt Nam và đã có những nỗ lực để bốn tù nhân chính trị của Việt Nam được thả tù.
Cuối cùng họ đã được thả nhưng vẫn còn nhiều tù nhân khác tại Việt Nam bị cầm tù vì lý do chính trị. Hiện Việt Nam có thủ tướng mới, người mà tôi mong đợi sẽ hành động nhiều hơn cho nhân quyền.”
Mãn Giang Nhi là tiến sĩ người Trung Quốc lưu vong tại Đức, chuyên viên kinh tế tại một trong những cơ sở kinh tế lớn nhất tại Tây Đức. Ông đặt dấu hỏi tại sao thế giới dân chủ không hiểu, rằng một chính quyền đem cả mạng người và nội tạng người làm món hàng buôn thì cũng là bạn hàng lật lọng nhất trong các khâu chế tạo, sản xuất đồ tiêu dùng. Ông Mãn Giang Nhi còn nói thêm:
“Nếu bạn tính tóan một bước đi ngắn để kiếm lời và bỏ qua nhân quyền thì Trung Quốc có thể là thị trường hẫp dẫn ban đầu, nhưng nếu tính bước đi dài cho công ty thì bạn đã vô tình hoặc cố ý củng cố đảng cho cộng sản Trung Quốc vốn khét tiếng về những vi phạm nhân quyền.
Trung Quốc không cho phép bạn vừa làm người nhân đạo, vừa đóng vai thương gia. Không có mưu đồ kinh tế nào có thể thực hiện trong tình trạng thiếu tôn trọng nhân quyền bởi ngày hôm nay người dân Trung Quốc thống khổ nhưng ngày mai trà đạp nhân quyền sẽ gõ cửa nhà của những ai hôm nay là bạn hàng của đảng cộng sản Trung Quốc.”
Giáo sư xã hội học và chính trị học lừng danh, chuyên viên và cố vấn uyên bác của Tổng thống và Quốc hội Ba Lan cũng như của nhiều tổ chức xuyên quốc gia, bà Jadwiga Staniszkis đã nhấn mạnh, rằng các giá trị cơ bản cần được tôn trọng hơn bao giờ hết.
Nhân quyền là giá trị không thay đổi và nằm trên tất thảy các ưu tư mới nảy sinh do toàn cầu hóa đem tới. Tôn trọng nhân quyền là điều kiện cơ bản nhất đảm bảo hòa bình thế giới và điều này chỉ có thể khả thi khi nhân quyền được thực hiện trong hạ tầng xã hội, công cụ hiệu quả nhất điều khiển chính trường thế giới của thế kỉ XXI. Bà Jadwiga Staniszkis còn nhắc lại rằng nhân quyền là giá trị tổng hợp nên phải được bảo vệ bất kể các khác biệt văn hóa.
Tôi đã có thời gian liên tục 15 năm là thành viên của “Ủy ban quốc tế vì Việt Nam tự do”. Nhân quyền luôn là vấn đề tôi ưu tư. Không lâu trước đây tôi có mặt tại Việt Nam và đã có những nỗ lực để bốn tù nhân chính trị của Việt Nam được thả tù.
Đại biểu quốc hội của đảng cầm quyền Ba Lan, bà Anna Pakula – Sacharczuk đã tham gia vào tất cả các buổi tranh luận trong hai ngày hội thảo và đã cùng các thảo luận viên quyết tâm thực hiện các dự án được đưa ra để đưa vấn đề nhân quyền của các nước còn bị bóc lột tới quốc hội Ba Lan.
Tất cả các thảo luận viên trước khi chia tay đã đồng tình trong việc hợp tác cùng nhau trong tương lai để đẩy mạnh vận động bảo vệ nhân quyền thực hiện các giá trị nhân quyền trên bình diện thế giới toàn cầu. Họ thống nhất rằng một khi đối lập các nước bị đàn áp kết hợp cùng nhau, thì công cuộc đấu tranh của họ sẽ đạt hiệu quả sớm và nhanh hơn.
Vân Anh, đặc phái viên RFA từ Ba Lan.