Các Dân biểu Mỹ đặt vấn đề nhân quyền tại Việt Nam với Đại sứ Michalak

0:00 / 0:00

Đằng Phong, thông tín viên đài RFA

Như quý vị đã biết, vào Chủ Nhật vừa qua ông tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đến Little Saigon để gặp gỡ với cộng đồng người Việt tị nạn. Tại buổi họp này cũng có sự hiện diện của nhiều nhà chính trị từ mọi cấp trong chính quyền đến đề góp ý kiên với ông tân đại sứ. Đằng Phong đã có mặt để ghi nhận những ý kiến này và tường thuật sau đây.

DanaRohrabacherMichaelMichalak200.jpg
Dân biểu Dana Rohrabacher yêu cầu DS Michalak là Mỹ sẽ không tiếp diễn chính sách đã dùng với Trung Quốc tại Việt Nam. Photo RFA/ Dang Phong >> Xem hình lớn hơn

Ông Michal Michalak, tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đến Little Saigon cuối tuần vừa qua với mục đích tìm hiểu và lấy lòng cộng đồng người Việt tại đây. Hơn 200 người đã đến nghe ông đại sứ nói chuyện, và sau buổi sinh hoạt thì nhiều người đã chia xẻ cảm tưởng là họ rất quý hảo ý của ông Michalak, nhưng họ vẫn chưa hài lòng với những lời tuyên bố chung chung, không cụ thể của ông.

Nhìn từ khía cạnh của một người đại sứ thì nhiêu đó cũng có thể xem là thành công rồi. Nhưng trong tương lai, nếu ông Michalak muốn tiến tới thêm với cộng đồng người Việt tại Little Saigon nói riêng và tại Mỹ nói chung, có lẽ ông nên học một bài học từ những chính trị gia đã có mặt hôm đó, cũng không ngoài mục đích lấy lòng của cộng đồng người Việt.

Tại buổi sinh hoạt với ông Michalak, ít nhất đã có 12 nhà chính trị trong vùng hiện diện để chứng tỏ sự quan tâm của họ đối với cộng đồng người Việt. Trong một chương trình sinh hoạt 2 tiếng đồng hồ, 40 phút đầu đã dành cho những lời chào mừng của các nhà chính trị này, như bà thị trưởng thành phố Westminster Margie Rice; ông Thomas Bohigian, thay mặt cho bà Thương Nghị Sĩ Barbara Boxer; và các dân biểu Loretta Sanchez, Dana Rohrabacher, và Ed Royce. Ngoài ra cũng có sự hiện diện của ông thượng nghị sĩ tiểu bang Lou Correa, ông dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn, và những nhà chính trị khác ở cấp địa phương.

Trung Quốc – Việt Nam

Trong số những người này, tất cả những ai được phát biểu đã dùng cơ hội đó để phê bình sự vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam hiện nay, và kêu gọi ông tân đại sứ phải làm sao để giúp giải quyết vấn đề này.

Bà Loretta Sanchez, người đứng ra tổ chứ buổi nói chuyện cho ông Michalak, đã bắt đầu chương trình với câu “xin chào quý vị,” một lời chào mà hầu như chính trị gia nào trong vùng Little Saigon cũng đã phải học thuộc lòng.

Thưa ông đại sứ, nay ông bắt nhiệm kỳ làm việc của ông tại Việt Nam, tôi hy vọng ông sẽ hứa rằng là chúng ta sẽ không tiếp diễn tại Việt Nam những chính sách sai trái đã dùng với Trung Hoa. Tôi hy vọng 20 năm sau, chúng ta sẽ không nói rằng là Mỹ đà vào Việt Nam chỉ vì tiền, nhưng mà chúng ta có thể nói là Mỹ đã vào Việt Nam và đã giúp người Việt Nam có thêm tự do.

“Xin kính chào quý vị. Thank you so much for being here this afternoon.”

Sau đó bà Sanchez đã giới thiệu dân biểu Dana Rohrabacher. Ông Rohrabacher cho biết: "Trong 20 năm qua làm việc trong Hạ Viện, tôi đã rất bất mãn với chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Hoa. Đó là một chính sách vào Trung Hoa để làm tiền mà kết quả hôm nay là Trung Hoa vẫn là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất thế giới. Sau 20 năm người Trung Hoa đã giầu hơn nhưng chưa tự do hơn.

Thưa ông đại sứ, nay ông bắt nhiệm kỳ làm việc của ông tại Việt Nam, tôi hy vọng ông sẽ hứa rằng là chúng ta sẽ không tiếp diễn tại Việt Nam những chính sách sai trái đã dùng với Trung Hoa. Tôi hy vọng 20 năm sau, chúng ta sẽ không nói rằng là Mỹ đà vào Việt Nam chỉ vì tiền, nhưng mà chúng ta có thể nói là Mỹ đã vào Việt Nam và đã giúp người Việt Nam có thêm tự do.”

Ưu tiên hàng đầu

Mọi người trong hội trường đã hoan nghênh lời phát biểu này. Tiếp theo đó là lời phát biểu của dân biểu Ed Royce. Ông Royce đã so sanh hai thái độ của ông đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam là ông Pete Peterson và ông đại sứ hiện nay là ông Michael Michalak.

Ông Royce đã mang theo hai bản ghi rõ lời phát biểu của ông Peterson và ông Michalak. Ông Royce phê bình ông Peterson vì lời nhận định rằng tại Việt Nam hiện nay không có vấn đề gì cả và do đó Việt Nam phải được đánh giá là một nước thành công.

Trong khi đó thì ông Michalak đã nói rõ là ưu tiên hàng đầu của ông là khuyến khích chính phủ Việt Nam có những tiến bộ về mặt nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí, và tự do phát biểu. Ông Royce đã nhấn mạnh nhu cầu phá vỡ màn bưng bít thông tin tại Việt Nam và vai trò quan trọng của các đài phát thanh như đài Á Châu Tự Do.

Cuối cùng, ông đã khuyên ông Michalak nên tham khảo ý kiến của cộng đồng người Mỹ gốc Việt để có một chính sách đối với Việt Nam hữu hiệu hơn. Riêng với cộng đồng người Việt, ông Royce đã nói:

“Chúng ta cần ông đại sứ lắng nghe cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chúng ta cần nghe ý kiến của quý vị và cần sự hợp tác của quý vị. Bởi vì kế hoạch lâu dài của chúng ta là mang lại tự do tôn giáo, tự do kinh tế, và quan trọng hơn hết là tự do chính trị đến với đất nước Việt Nam!”

EdRoyceMichaelMichalak200.jpg
Dân biểu Ed Royce đứng trước bản phóng lớn và ghi rỡ những lời phát biểu trong quá khứ của các đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Photo RFA/ Dang Phong >> Xem hình lớn hơn

Tiếp theo đó, ông Thomas Bohigian đã đọc một diễn văn thay mặt cho bà thượng nghị sẽ Barbara Boxer.

“Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Cali đóng một vai trò quan trọng việc ảnh hưởng mối quan hệ Mỹ-Việt trong tương lai. Trong những năm gần đây, một quan hệ này đã phát triển nhanh chóng. Năm nay, ông Nguyễn Minh Triết là người chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên sang Mỹ kể từ ngày kết thúc chiến tranh.

Tuy nhiên, sự phát triển tiếp tục của mối quan hệ Mỹ-Việt đang bị trở ngại bởi vì chính quyền Việt Nam vẫn không người Việt Nam hưởng những nhân quyền căn bản nhất. Việt Nam có một chính quyền độc tài độc đảng và thường xuyên bỏ tù những người bất đồng chính kiến và không cho họ ra toà xét sử.

Chính phủ Việt Nam cấm tự do phát biểu và chỉ định những tôn giáo nào người dân có thể theo. Nếu Việt Nam muốn tham gia vào cộng đồng quốc tế và được sự tôn trọng của những nước khác thì Việt Nam phải ngưng ngay những hành động này.”

Điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

Ông Bohigian cũng cho biết là trong thời gian gần tới, thượng nghị sĩ Barbara Boxer sẽ mở một cuộc điều trần tại Thượng Viện để xem xét tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

Và cuối cùng, trước khi mời ông Michael Michalak phát biểu, bà Loretta Sanchez đã có đôi lời chia xẻ với ông và mọi người trong hội trường hôm đó.

“Chung ta có rất nhiều điều quan tâm về những hành động của chính phủ Việt Nam. Tất cả chúng ta đã đều nghe rằng là chính phủ Việt Nam sẽ cải thiện chính sách về nhân quyền sau khi Việt Nam được hưởng quy chế PNTR và được gia nhập WTO.

Nhưng kể từ ngày đạt được những điều này, chính phủ Việt Nam đã gia tăng sự đàn áp, bắt giữ và bỏ tù của những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã coi thường những vấn đề nhân quyền – chúng ta chỉ cần nhìn bức hình Cha Lý bị bịt miệng là biết rõ điều này.”

LorettaSanchezMichaelMichalak200.jpg
Đại sứ Michalak đùa với DB Loretta Sanchez. Photo RFA/ Dang Phong >> Xem hình lớn hơn

Bà Sanchez kể tiếp là cá nhân bà đã chính kiến sự đàn áp nhân quyền của chính phủ Việt Nam khi bà về Việt Nam cách đây vài tháng. Khi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ, bà Sanchez đã yêu cầu gặp ông đề bàn thảo về vân đề này, nhưng ông đã từ chối gặp bà Sanchez.

Sau đó, bà Sanchez đã giới thiệu ông đại sứ Michael Michalak lên phát biểu. Khi lên micro, ông đã thở dài, vì không biết phải trả lời những phát biểu vừa qua như thế nào.

Những lời phát biểu của những chính khách đã nhấn mạnh cho ông Michael Michalak biết rõ quan điểm của cộng đồng người Việt tại Little Saigon. Nhưng một cách gián tiếp, những phát biểu như thế cũng đã chứng minh cho cử tri Việt Nam rằng những người phát biểu là những người hiểu sự quan tâm của cộng đồng người Việt và họ là những người xứng đáng được lá phiếu của cộng đồng.

Theo nhận xét của thượng nghị sĩ tiểu bang Lou Correa thì qua buổi sinh hoạt này đại sứ Michalak đã hiểu rõ mối quan tâm của cộng đồng người Việt tại Little Saigon về nhân quyền tại Việt Nam và trong tương lai khi nói chuyện với một đại diện của chính quyền Việt Nam thì sẽ luôn luôn nhớ đến người Việt tại đây.

“He has seen this tremendous outpouring of support from the community for human rights and religious freedom. Every time he speaks to a Vietnamese official, I’m sure he’s going to remember this meeting and and accordingly.”

Có lẽ cũng nên thêm vào đó là qua buổi sinh hoạt này cộng đồng người Việt tại Little Saigon đã ghi nhận sự ủng hộ của một số chính trị gia trên mặt đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, và trong tương lai khi đi bỏ phiếu cộng đồng người Việt sẽ nhớ đến những vị này.

Chúng tôi là Đằng Phong, tường thuật từ Little Saigon.