Trà Mi, phóng viên đài RFA
“Tôi không muốn đến sở ngày thứ hai”. “Tôi cảm thấy mệt mỏi và đầu óc kém tập trung vào ngày đầu tuần.” Những câu nói quen thuộc ấy chúng ta thường than thở với nhau sau mỗi kỳ nghỉ cuối tuần. Đó chính là “hội chứng ngày thứ hai” đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống công nghiệp hiện nay. Mời quý vị Trà Mi tìm hiểu thêm về “căn bệnh thời đại” này.

Khi được hỏi về hội chứng ngày thứ hai, An, cô nhân viên của công ty Coca Cola tại Việt Nam không ngần ngại chia sẻ:
An: Nhìn chung trong công ty ai cũng có vẻ mệt mỏi, căng thẳng vào mỗi thứ hai đầu tuần, có lẽ bị chi phối bởi cảm giác của những ngày nghỉ cuối tuần. Thường thứ 3, thứ 4 thì khá hơn.
Trà Mi: Trong tuần, bạn cảm thấy ngày nào đi làm thoải mái nhất? An: Thoải mái nhất là thứ 6 ai cũng mong chờ đựơc nghỉ cuối tuần.
Trà Mi: Để tránh cảm giác mệt mỏi của ngày thứ hai đầu tuần, bạn thường làm gì hầu giảm bớt chán nản làm việc tốt hơn?
An: Sáng sớm tới sở mọi người dường như mệt mỏi, thường uống tách cà phê, trò chuyện, hỏi han nhau sau đó thấy bớt stress hơn chút.
Cho dù yêu thích công việc hay không, mình cũng nên đối diện với sự thật, tìm hiểu xem công việc của mình có những căng thẳng gì để có phương pháp giúp không khí làm việc dễ thở hơn, lên danh sách những việc cần làm rõ ràng theo thứ tự ưu tiên để không bị rối lên càng căng thẳng hơn, và dĩ nhiên càng thất bại hơn, tránh để việc bừa bộn dồn từ tuần trước đến tuần sau không giải quyết xuể cũng sinh ra áp lực.
Trà Mi: Ngoài ra, trong kỳ nghỉ cuối tuần, bạn có chuẩn bị tâm lý hay có biện pháp nào để giúp có tư thế sẵn sàng làm việc ngày đầu tuần không?
An: Tối chủ nhật thường mình đi ngủ sớm hoặc chuẩn bị tài liệu cho công việc của một tuần mới.
Đó là bí quyết riêng của bạn trẻ này nhằm tự khống chế cảm giác chán nản, uể oải trong ngày làm việc đầu tuần. Thế còn những lời khuyên của giới chuyên gia tâm lý giúp đối phó với “hội chứng ngày thứ hai” ra sao? Trà Mi hỏi thăm bác sĩ Lê Phương Thúy nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý, hiện đang hành nghề tại California để tìm hiểu thêm:
Bác sĩ tâm lý Lê Phương Thúy: Đây là một hiện tượng bình thường. Có nhiều yếu tố chi phối: chuyển tiếp tâm lý, chuyển tiếp của cơ thể đối với giờ giấc nghỉ ngơi, làm việc, thái độ của mình đối với công việc, môi trường làm việc.
Chính bản thân tôi bắt đầu từ chiều chủ nhật đã bắt đầu nghĩ đến công việc của ngày thứ hai rồi, làm những việc nhè nhẹ, tránh những việc hay trò chơi giải trí kích động, căng thẳng để sáng thứ hai đi làm không bị mệt mỏi.
Cho dù yêu thích công việc hay không, mình cũng nên đối diện với sự thật, tìm hiểu xem công việc của mình có những căng thẳng gì để có phương pháp giúp không khí làm việc dễ thở hơn, lên danh sách những việc cần làm rõ ràng theo thứ tự ưu tiên để không bị rối lên càng căng thẳng hơn, và dĩ nhiên càng thất bại hơn, tránh để việc bừa bộn dồn từ tuần trứơc đến tuần sau không giải quyết xuể cũng sinh ra áp lực.
Đối với trạng thái hay buồn ngủ vào sáng thứ hai, nếu lâu lâu một lần không sao, nhưng nếu xảy ra liên tục kéo dài nên xem xét vấn đề, và có thể là tìm sự giúp đỡ của chuyên viên tư vấn tâm lý để tìm hiểu kỹ nguyên do nhằm có phương pháp thích hợp.
(Xin bấm vào bên trên để nghe toàn bộ nội dung bài này)