Luật đấu thầu mới nhằm giảm bớt thất thoát lãng phí tiêu cực
2006.06.22
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Thất thoát lãng phí tiêu cực sẽ bớt nếu Việt Nam nghiêm chỉnh thực thi luật đấu thầu mới có hiệu lực từ 1/4/2006. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam bị rút ruột thất thoát có thể lên tới 50%. Con số mà Uỷ Ban Kinh Tế và Ngân sách Quốc Hội ước tính không chính thức là khoảng 30%.
Theo các chuyên gia, khâu đấu thầu ở Việt Nam được xem là có nhiều sơ hở bất cập và đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc các nguồn vốn đầu tư vào dự án bị đục khoét một cách nghiêm trọng.
Có một thực tế kéo dài mãi tới hiện nay là có đến 80% các gói thầu thuộc nhiều lãnh vực, đã được các giới chức Việt Nam thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, hoặc đấu thầu hạn chế.
Ngoài ra còn tình trạng thông thầu, hoặc nói theo tiếng trong nghề là tình trạng quân xanh quân đỏ. Cũng như tình trạng gian lận cố ý tính toán sai giảm giá thầu để dễ trúng thầu, sau đó xin điều chỉnh gói thầu.
Lỗi hệ thống
Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội, có lần đưa ra nhận xét với chúng tôi về khả năng chấm dứt điều gọi là lỗi hệ thống, nếu luật đấu thầu mới được áp dụng một cách nghiêm chỉnh: “Những năm 95,96,97 đấu thầu ở Việt Nam chưa tốt, nhưng nay có luật mới, tôi đã nghiên cứu thấy làm rất tốt. Nếu thực hiện nghiêm luật đấu thầu mới, thì sẽ chẳng còn vấn đề gì nữa, chẳng thể nói là lỗi hệ thống. Luật đấu thầu mới đã cải thiện việc này.”
Luật đấu thầu mới gồm 6 chương và 77 điều được quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2006. Tuy nhiên để luật này đi vào thực tế đời sống xã hội Việt Nam thì còn cần các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành.
Trên báo chí, ông Trịnh Huy Quách, phó chủ nhiệm uỷ ban kinh tế và ngân sách quốc hội Việt Nam từng lạc quan cho rằng, khi áp dụng luật đấu thầu mới, thất thoát trong xây dựng cơ bản sẽ chỉ còn từ 5 tới 7% mà thôi. Theo ông luật rất chặt chẽ và được xây dựng nghiêm chỉnh, chẳng hạn như luật mới qui định cấm tuyệt đối 15 hành vi trong đấu thầu, những hành vi này đang xảy ra một cách khá phổ biến.
Cụ thể các hành vi bị cấm trong đấu thầu bao gồm, dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp, cấu kết thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, cố tình sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng, anh chị em ruột, ngừơi thân tham gia các gói thầu mà bản thân làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, thành viên tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Công khai minh bạch
Luật đấu thầu mới có những điều khoản bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, chống khép kín đấu thầu, tuy vậy chính phủ Việt Nam đã thoả thuận với các nhà tài trợ quốc tế lộ trình 4 năm, tới năm 2009 sẽ chấm dứt tình trạng đơn vị thi công, thiết kế, tư vấn là doanh nghiệp trực thuộc cơ quan chủ đầu tư.
Luật đầu thầu mới nếu được áp dụng nghiêm chỉnh cũng là điều kiện để thực hiện tính công khai minh bạch. Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nhận định về vấn đề này:
“Có nhóm chuyên gia đi nghiên cứu mô hình Thuỵ Điển về báo cáo thủ tướng rằng, càng công khai minh bạch bao nhiêu thì càng giảm thiểu tham nhũng tiêu cự bấy nhiêuc. Tôi xin thêm rằng giảm cả lãng phí nữa.”
Theo phân tích của chuyên gia am hiểu chuyên môn về đấu thầu , muốn tiến hành công khai minh bạch ngoài luật lệ và xây dựng tính cách con người, Việt Nam nên hình thành những trung tâm giao dịch ngành xây dựng để thực hiện dịch vụ công.
Những ai có công trình gì muốn đấu thầu, sẽ giao cho các trung tâm chuyên môn đó tổ chức đấu thầu, thay vì tự làm. Đây là một điều được đề cập nhiều lần để tránh tình trạng đút lót tiêu cực, nhưng chưa được các quan chức có thẩm quyền của Nhà nước lắng nghe.
Những bài liên quan
- Nghị định mới: phải xin phép nếu tụ tập hơn 5 người
- Vụ PMU 18 gây trở ngại cho việc giải ngân các nguồn vốn ODA
- Việt Nam đánh giá cao vai trò của báo chí trong chống tham nhũng
- Người dân bị xách nhiễu khi lên tiếng tố cáo tham nhũng
- Nghị định 56/2006 hạn chế thêm quyền tự do ngôn luận báo chí tại Việt Nam
- Thủ tướng Phan Văn Khải tạ lỗi nhân dân trước khi từ chức
- Nhiều cơ quan tố tụng ở Việt Nam phải xin lỗi vì những vụ xử oan người vô tội
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 15-6-2006)
- Bộ trưởng công an Việt Nam trả lời chất vấn trước Quốc hội
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Vietnam Airlines muốn kháng cáo đến cùng
- Bị rút ruột, kè chống ngâp lụt thành phố Tuy Hòa bị sụp đổ xuống sông
- Luật chống tham nhũng đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa được thi hành
- Bài học từ vụ Vietnam Airlines, công khai minh bạch và dân chủ rất quan trọng
- Viêt Nam ghi nhận sự trợ giúp của các nhà tài trợ quốc tế
- Ngân hàng Thế giới ngưng cấp kinh phí là biện pháp giúp Cambodia sửa đổi
- Việt Nam lại cam kết sẽ quyết tâm chống tham nhũng
- Những vụ bê bối nghiêm trọng của Vietnam Airlines
- Quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 8-6-2006)
- Các nhà tài trợ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
- Thấy gì từ các vụ bê bối của Vietnam Airlines?
- Nên hay không luật sư phải mua bảo hiểm để bồi thường thân chủ nếu bị sai sót?
- Các chức danh lãnh đạo có thể được thi tuyển hay không?
- Thanh tra Chính phủ nhận hối lộ từ quan chức dầu khí