Tình hình dịch cúm gia cầm tái phát ở đồng bằng sông Cửu Long
2006.12.22
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Trong mấy ngày qua, giới chức y tế trong nước báo động về việc dịch cúm gia cầm tái phát ở hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Thanh Quang tìm hiểu về tình hình này, và được Tiến Sĩ Hoàng Văn Năm thuộc Cục Thú Y của Bộ Y Tế Việt Nam xác nhận về nguy cơ này.
Tiến sĩ Hoàng Văn Năm: Có. Bởi lẽ là sau một năm Việt Nam tạm thời không chế thành công dịch cúm gia cầm, thì đây lại là lần đầu cúm gia cầm tái phát ở hai tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Và đây lại là vùng có nguy cơ cao mắc cúm gia cầm ở Việt Nam, nhất là mùa này là mùa Đông, rất dễ cho virus nhân lên và phát tán. Nên chúng tôi cảm thấy là nguy cơ rất cao về việc dịch cúm gia cầm lây lan ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả những nơi khác.
Thanh Quang: Thưa Tiến sĩ, hiện dịch bệnh có lây sang người ở hai tỉnh vừa nói không ?
Tiến sĩ Hoàng Văn Năm: Chưa có trường hợp nào mặc dù bên y tế đă có điều tra trên con người.
Thanh Quang: Những gia đình có gia cầm bị dịch bệnh, hiện họ được giúp phòng ngừa cúm gia cầm hay bị cách ly như thế nào không ?
Tiến sĩ Hoàng Văn Năm: Cái đấy thuộc bên y tế. Anh hỏi Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga thì đúng hơn.
Tất cả biện pháp cũng đã được đưa ra từ hai năm nay, thí dụ như gia tăng tuyên truyền, vệ sinh tiêu độc, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, phát hiện sớm dịch bệnh.v.v…Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tới việc tiêm phòng bổ sung cho các đàn gia cầm mà trước đó chưa được tiêm. Và những đàn mới được tái tạo cũng phải tiêm phòng ngay, với đủ liều lượng, số lần tiêm thì mới ngăn chận được dịch cúm gia cầm.
Thanh Quang: Thế còn số gia cầm bị chết bệnh và bị tiêu hủy ở Bạc Liêu và Cà Mau có nhiều lắm không, thưa Tiến sĩ ?
Tiến sĩ Hoàng Văn Năm: Khoảng hơn một chục ngàn gia cầm.
Thanh Quang: Tiến sĩ vừa đề cập tới dịch bệnh có nguy cơ lây lan sang các nơi khác, ng̣ai Bạc Liêu và Cà Mau. Xin Tiến sĩ nói rõ hơn về vấn đề này.
Tiến sĩ Hoàng Văn Năm: Khi dịch bệnh xảy ra thì Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm đă có công điện khẩn gởi các địa phương trong toàn quốc là tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.
Tất cả biện pháp cũng đã được đưa ra từ hai năm nay, thí dụ như gia tăng tuyên truyền, vệ sinh tiêu độc, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, phát hiện sớm dịch bệnh.v.v…Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tới việc tiêm phòng bổ sung cho các đàn gia cầm mà trước đó chưa được tiêm. Và những đàn mới được tái tạo cũng phải tiêm phòng ngay, với đủ liều lượng, số lần tiêm thì mới ngăn chận được dịch cúm gia cầm.
Thanh Quang: Cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Văn Năm.
Các tin, bài liên quan
- Việt Nam tăng cường theo dõi những diễn tiến của dịch cúm gia cầm
- Dịch cúm gia cầm tái phát tại Việt Nam
- Cúm gia cầm tái xuất hiện ở Cà Mau và Bạc Liêu
- Thế giới cần sản xuất vaccine thích hợp để ngăn chặn sự lây lan của virus H5N1
- WHO chỉ trích Trung Quốc không chia sẻ dữ liệu về cúm gia cầm
- Thái Lan chuẩn y dự án sản xuất vắcxin ngừa cúm
- Việc phòng chống cúm gia cầm ở vùng Ðông Nam Á có tiến bộ đáng kể
- Thêm một bệnh nhi người Indonesia chết vì cúm gà
- Thái Lan đưa chiến dịch phòng chống cúm gia cầm vào học đường
- Indonesia phát hiện một ca viêm não vì cúm gia cầm
- Việt Nam tiếp tục cảnh giác trước nguy cơ của dịch cúm gia cầm
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất không có phòng cách ly y tế
- Phát hiện virus cúm gia cầm trong thị gà ở chợ Hà Nội
- Vịt ngan phát triển bất chấp lệnh cấm
- Thêm một đàn vịt ở Bến Tre bị nhiễm virus cúm gia cầm