Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Nông Dân miền tây nhiều nơi bắt đầu thu hoạch sớm vụ Đông Xuân, dịch rầy nâu vàng lùn-lùn xoắn lá được chặn đứng ra sao. Sau dịch bệnh hại lúa nay tới ảnh hưởng El Nino gây hạn hán, các nhà khoa học nhận định gì. Nam Nguyên phỏng vấn tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Phó Viện Trưởng Viện Lúa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, mời quí thính giả theo dõi.

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, thông tin có vẻ khả quan hơn về vụ Đông Xuân, xin ông cập nhật kết quả chống rầy nâu và dịch bệnh hại lúa.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh: Qua các nỗ lực phòng chống, tổng kết vừa rồi về vụ Đông Xuân rất khả quan, rầy và vàng lùn ít không đáng kể lắm.
Nam Nguyên: Như vậy có thể dự báo gì về sản lượng vụ Đông Xuân của tòan vùng đồng bằng sông Cửu Long?
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh: Dự báo vụ Đông Xuân thuận lợi, hiện nay trà lúa những nơi gieo xạ sớm như Sóc Trăng Long An thì đang thu hoạch, sản lượng cũng phải trên 6 tấn một héc ta. Những nơi gieo sạ trễ ở vùng đầu nguồn lũ như An Giang, một số vùng tỉnh Đồng Tháp thì trà lúa rất xanh rất tốt.
Năm nay tất nhiên diện tích lúa giảm, do cắt vụ và do vàng lùn-lùn xoắn lá nên sản lượng bị mất khoảng 1 triệu tấn so với bình thường. Nghĩa là vùng đồng bằng sông Cửu Long mọi khi 18 hay 19 triệu tấn thì năm nay mất đi 1 triệu tấn.
Nam Nguyên: Trên 1 triệu rưỡi hécta vụ Đông Xuân thực tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống trước sau thế nào, thu hoạch kéo dài trong bao lâu ?
Năm nay tính ra tới giờ này cũng có hiện tượng hạn hán. Thông thường tới mùa này chưa hạn hán, An Giang chưa hạn hán nhưng Tri Tôn đã xảy ra hạn. Tất nhiên cũng có ảnh hưởng nhưng diện tích ở vùng ĐBSCL bị hạn tương đối ít.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh: Vụ Đông Xuân những trà lúa sớm đang thu hoạch, những vùng ven biển như Long An Trà Vinh và Sóc Trăng đã bắt đầu thu hoạch. Còn An Giang và một số vùng đầu nguồn lũ gieo sạ trễ thì nay trà lúa đã được 40 ngày, thu hoạch hết thì phải qua Tết mới xong.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, năm nay có hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng dự báo có hạn hán. Sự kiện này sắp tới có ảnh hưởng cây lúa vùng ĐBSCL hay không ?
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh: Năm nay tính ra tới giờ này cũng có hiện tượng hạn hán. Thông thường tới mùa này chưa hạn hán, An Giang chưa hạn hán nhưng Tri Tôn đã xảy ra hạn. Tất nhiên cũng có ảnh hưởng nhưng diện tích ở vùng ĐBSCL bị hạn tương đối ít.
Do đó vụ Đông Xuân không bị ảnh hưởng nhưng qua tới vụ Hè Thu thì cần cảnh báo. Cần tìm cách xử lý vấn đề thuỷ lợi và sử dụng nước cho tốt hơn. Hạn hán vụ Đông Xuân tuy có nhưng ảnh hưởng không đáng kể.
Nam Nguyên: Các nhà khoa học đã có kế hoạch gì để sau Đông Xuân tới Hè Thu dịch rầy nâu vàng lùn lùn xoắn lá sẽ không tái tục nữa?
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh: Chúng tôi lo nhất là vụ Đông Xuân vụ lúa quan trọng của vùng ĐBSCL, lại đột ngột nên chúng tôi lo. Còn qua Hè Thu thì chúng tôi đã có chuẩn bị. Vàng lùn lùn xoắn lá nếu nói là không tái tục thì không đúng, nó vẫn có nhưng chúng tôi tìm cách giảm tối đa tác hại của nó.
Thứ nhất chúng tôi tăng cường xử lý phương án giống, đưa ra lai tạo các loại giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng để chống chịu được rầy nâu và vàng lùn lùn xoắn lá. Thứ nhất chúng tôi đã chuẩn bị nguồn giống, thứ hai ở địa phương phải cương quyết cắt vụ ba, không cho làm vụ ba liên tục như trước đây, để chống rầy khu trú.
Thứ ba nữa là tập huấn hỗ trợ bà con trong vấn đề hiểu biết chống rầy nâu vàng lùn lùn xoắn lá. Hơn nữa còn phải thực tập cho bà con về giaỉ pháp canh tác cho phù hợp tốt hơn. Như vậy tôi hy vọng sẽ hạn chế tối đa dù rầy nâu vàng lùn lùn xoắn lá không chấm dứt, để giảm thiệt hại cho vụ mùa Hè Thu sắp tới.
Nam Nguyên: Cảm ơn Tiến sĩ Lê Văn Bảnh Phó Viện trưởng Viện Lúa Vùng ĐBSCL.