Những người ngoại quốc trong cuộc biểu tình Nguyễn Minh Triết tại Washington


2007.06.30

Ðằng Phong, đặc phái viên đài RFA

Như quý thính giả đã biết, vào ngày 22 tháng 6 mới đây, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gặp Tổng Thống Mỹ George W. Bush. Ở phía bên ngoài, hơn 2000 người Mỹ gốc Việt đã đến biểu tình sự hiện diện của ông Triết. Nhưng có lẽ đáng kể hơn nữa là sự hiện diện trong đoàn biểu tình của không ít người ngoại quốc. Đằng Phong đã trao đỗi với những người này trong hôm biểu tình và tường thuật sau đây.

AmericanProtestTriet200.jpg
Các em học sinh lớp 8 từ trường Martin Luther King Middle School biểu tình trước Nhà Trắng. Photo RFA/ Dang Phong

Khi biết tin chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ sang Mỹ, gần như ngay lập tức, cộng đồng người Việt sống tại Hoa Kỳ đã bắt tay vào việc chuẩn bị biểu tình chống đối ông tại bất cứ nơi nào mà ông đến. Một trong những nơi đó là Washington, DC, và vào hôm 22 tháng 6 khí ông Triết sang đây, hơn 2000 người đã đổ về từ khắp nơi để phản đối sự hiện diện của ông.

Việc đông người Việt tại hải ngoại đến biểu tình chống ông Triết là điều tất nhiên, nhưng điều bất ngờ, gây sự phấn khởi cho đoàn biểu tình là sự tham gia của nhiều người ngoại quốc hôm đó.

Đây là những người không tính đi biểu tình, không biết trước chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đang có mặt trong Nhà Trắng hôm đó, nhưng là những người tình cờ đi ngang, hiếu kỳ hỏi thăm, và bị thuyết phục bởi những tâm tình của đoàn biểu tình cho nên đã quyết định ở lại chống ông Triết.

Ngay từ sáng sốm hôm đó, một phái đoàn mấy chục học sinh lớp 8 từ trường Martin Luther King Middle School trong lúc đang thăm thủ đo Hoa Kỳ đã đến với đoàn biểu tình để hỏi xem mọi người đang chống gì. Sau khi nghe lời giải thích, các em đã phát biểu là các em muốn ở lại biểu tình chung vì thấy đoàn biểu tình đang làm việc đúng.

Quyền tự do phát biểu

Một vài em cầm lấy biểu ngữ, em khác thì cầm lá cờ vàng ba sọc đỏ, và mọi người đều mặc vào một áo thung do ban tổ chức in và phát miễn phí, có bức hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý đang bị công an bịt miệng trên đó.

AmericanProtestTriet200b.jpg
Maria, một du sinh từ Bulgaria và hai bạn du sinh khác cùng tham gia biểu tình với người Việt Nam.. Photo RFA/ Dang Phong

Cô giáo của các em là cô Lisa Richardson cho biết rằng các em mới học về quyền tự do phát biểu được bảo đảm trong hiến pháp Mỹ. Việc tham gia biểu tình đã cho các em một cơ hội để thực tập quyền đó và các em có nói rằng khi tham gia thì cảm thấy rất thích. Hỏi các em có thích thật hay không thì mọi người đều trả lời, “Dạ vâng!”

“Lisa Richardson: We saw the protest and we came over because we learned about the 1st Amendment in 8th grade and they got to experience it. And they even said, when you get into it, you feel the passion of it. It’s awesome. We got your t-shirts and we posed, and we’re excited…

Đằng Phong: Are you guys excited?

Các em học sinh: YEAH!!!”

Ngoài các em học sinh, cũng có hai vợ chồng Anna và Scott Barger. Hai ông bà đến Washington từ tiểu bang Oklahoma để đi dự một đại hội của công ty ông. Nhân dịp thăm viếng Nhà Trắng, hai người đã thấy đoàn biểu tình. Bà Anna kể rằng hai vợ chồng đã thấy hình Cha Lý bị bịt miệng và trao đổi với hai người đang biểu tình. Vì bất bình trước những gì đã xẩy ra cho Cha Lý, ông bà Barger muốn ở lại biểu tình.

“We were just going to go see the White House and we saw the protest and we thought, ‘well let’s see what’s going on,’ and then when we saw the pictures and we talked to two people who told us the story of Father Ly… it just broke our hearts. So we just wanted to join (the protest).”

Hỏi về cảm tưởng của bà khi tham gia biểu tình thì bà Barger nói: “People are shaking our hands and smiling at us, patting us on the back…We’re supportive of the cause. It’s a good cause. We absolutely thing thinks should change. There should be freedom of religion and freedom to speak for yourself (in Vietnam).”

Mục đích của đoàn biểu tình

Đại ý, mọi người trong đoàn biểu tình đối xử rất tốt với bà và chồng bà. Có người cười, có người đến bắt tay, vỗ lưng. Bà Anna đồng ý với mục đích của đoàn biểu tình và nghĩ rằng phải có tự do tín ngưỡng và tự do phát biểu tại Việt Nam.

Ông chồng của bà là ông Scott Barger chia xẻ rằng ông làm việc cho một tổ chức bảo vệ quyền lợi công nhân, và quyền công nhân cũng là một loại nhân quyền thôi, cho nên ông và vợ ông đã quyết định tham gia.

“Well we were just coming to see the White House, and we saw the protest, and I work for a labor organization back in Oklahoma, and we’re always struggling for worker’s rights, and human rights are worker’s rights, so we decided to take part in the protest.”

Tương tự như ông bà Barger, vợ chồng Steve và Victoria Sykes từ tiểu bang Maryland cũng đã đến thăm Toà Bạch Ốc và quyết định ở lại biểu tình chống ông Nguyễn Minh Triết. Ông bà Sykes cho biết đây là cuộc biểu tình lớn nhất mà họ đã từng chứng kiến, và họ bất ngờ khi thấy mọi người rất hiền lành và ôn hoà.

Họ kể thêm rằng họ có đến Washington nhân dịp một cuộc biểu tình chống ngân hàng quốc tế và phái đoàn biểu tình đó không biết giữ trật tự. Nay thấy phái đoàn biểu tình Việt Nam đến đông như vậy để làm việc phải mà giữ được trật tự thì họ rất hoan nghênh và sẳn sàng ủng hộ.

“Victoria: We’ve only been here about two years, but out of the two years we’ve been in this area, we haven’t seen a protest this good or this many people turn up to support a cause.

Steve: Or friendly. We were down here unfortunately the same time the World Bank had theirs, and bad people always get in the groups. But it’s just nice to see somebody friendly doing something oragnized and staying within the boundaries, you know, it’s nice. So I don’t mind supporting something like that.”

Việc làm tốt

Dĩ nhiên, không phải người Mỹ nào thấy đoàn biểu tình cũng nhập cuộc. Nhưng có lẽ sự thấy không thôi cũng đủ để gây một ấn tượng về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hôm nay. Một bà không cho tên đến từ thành phố St. Louis đã không tham gia biểu tình, nhưng ngồi quan sát khá lâu.

Khi hỏi cảm tưởng của bà thì bà cho biết là bà nghĩ việc làm của đoàn biểu tình rất tốt vì đó là việc giáo dục quần chúng Mỹ, trong đó có chính bà, mà không biết tình hình tại Việt Nam hôm nay như thế nào.

“I think it’s a good thing to put it out there, what’s important to you and what’s going on still in Vietnam. I mean, we don’t know what’s going on, so since you’re going to tell us, this is a good thing. Make it known that the conditions are still really bad.”

Nói chung thì đã có nhiều người ngoại quốc gia nhập đoàn biểu tình sau khi nghe kể về những kinh nghiệm của người Việt trong và ngoài nước đối với đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng có lẽ đoàn biểu tình cũng có một số điều cần học từ những người ngoại quốc đó. Một trong những người này là Maria, một du sinh từ Bulgaria.

“Well I’m happy that these people are here, that they’re not down…that they’ve all risen and they’re fighting for their rights. Because this is the way. Unless they are here, nothing will change. Bulgaria used to be a communist country until 1989.

We still can’t overcome some of the things that follow from the communist regime, but we rose and that’s why now our country prospers. I hope the Vietnamese people will follow us.”

Nguyên văn, “Tôi rất vui khi thấy những người biểu tình có mặt tại đây, chưa quỵ và đang đứng lên đấu tranh cho những quyền của họ. Vì đây là con đường phải đi. Nếu không có những người này thì sẽ không có gì thay đổi. Trước đây, Bulgaria cũng là một nước cộng sản, cho đến năm 1989.

Hiện nay chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi được tất cả những khó khăn do chế độ cộng sản gây ra, nhưng chúng tôi đã đứng lên và vì thế Bulgaria mới có tương lai. Tôi hy vọng người Việt Nam sẽ đi theo con đường của Bulgaria.”

Chúng tôi là Đằng Phong, tường thuật từ Washington.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.