Ỷ Lan, thông tín viên đài RFA
Tuần trước, Đại sứ Vương quốc Na Uy ở Hà Nội đến vấn an Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon. Đây là chuyến viếng thăm theo sự thúc đẩy của Quốc hội Na Uy sau cuộc thảo luận vừa qua về tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam với sự hiện diện của Ngoại trưởng Na Uy.

Chúng tôi phỏng vấn Bà Erna Solberg, Chủ tịch Đảng Hữu khuynh và Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Na Uy, vì bà là thuyết trình viên chính trong cuộc thảo luận nói trên. Bà cũng từng đến Hà Nội gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội và Nhà nước Việt Nam.
Ỷ Lan: Kính chào Bà Erna Solberg, là Chủ tịch Đảng Hữu khuynh và Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Na Uy, xin bà cho biết nội dung bà trình bày trước Quốc hội về tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam ?
Erna Solberg: Nội dung chính tôi đặt ra những thách thức với chính phủ Na Uy về chính sách nhân quyền, vì như chị biết đấy, Na Uy có cuộc đối thoại về phát triển nhân quyền giữa hai chính phủ cũng như giữa các tổ chức thuộc hai nước. Chúng tôi hỗ trợ Việt Nam trong các dự án xóa đói giảm nghèo.
Nhưng khi chúng tôi nhận ra những diễn tiến sau khi Việt Nam ký kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới, thì diễn tiến ấy rất tiêu cực trong việc phát triển nhân quyền. Vì vậy mà tại cuộc thảo luận ở Quốc hội tôi chất vấn về những chính sách của Na Uy trước tình hình Việt Nam và xem Chính phủ Na Uy làm được gì trước hiện trạng này.
Ỷ Lan: Thưa bà, vì sao Quốc hội Na Uy lại quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam và cuộc thảo luận đi đến đâu ?
Erna Solberg: Năm ngoái Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đến thăm Việt Nam. Vào thời điểm ấy chúng tôi được thông báo là nhân quyền phát triển tích cực, cuộc cởi mở kinh tế giúp cho việc cởi mở chính trị.
Đây là điều gây bất mãn dữ dội cho chúng tôi, bởi vì chúng tôi tin rằng chúng tôi đã làm, nếu không tác động lớn, thì cũng đem lại nhiều thành quả tích cực, bởi vì trong tư thế một chính phủ chúng tôi cố gắng thúc đẩy việc phát triển nhân quyền với những nhà hoạch định chính sách Việt Nam, cũng như thăng tiến việc cải tổ luật pháp tại Việt Nam, v.v...
Nhưng rồi, nhiều nhóm ở Na Uy, như Trung tâm Na Uy - Việt Nam chẳng hạn, báo động cho chúng tôi biết vào mùa Xuân năm nay sự phát triển nhân quyền có chiều tiêu cực, số người bị bắt từ tháng giêng tăng cao, và rất nhiều những nhà ly khai nổi tiếng là những người hoạt động cho công cuộc dân chủ hóa, cho tự do ngôn luận và những nhà hoạt động nhân quyền khác bị bắt vào tù, và mới đây xử án giam nhiều năm.
Đây là điều gây bất mãn dữ dội cho chúng tôi, bởi vì chúng tôi tin rằng chúng tôi đã làm, nếu không tác động lớn, thì cũng đem lại nhiều thành quả tích cực, bởi vì trong tư thế một chính phủ chúng tôi cố gắng thúc đẩy việc phát triển nhân quyền với những nhà hoạch định chính sách Việt Nam, cũng như thăng tiến việc cải tổ luật pháp tại Việt Nam, v.v...
Do đó, tất cả các chính đảng tại Quốc hội Na Uy đã đồng thanh lên tiếng tố cáo các sự kiện xẩy ra ở Việt Nam trong mùa Xuân vừa qua. Từ tả sang hữu, tất cả các chính đảng đều nói lên sự quan tâm nghiêm trọng về các diễn biến nhân quyền mới đây tại Việt Nam.
Ỷ Lan: Xin bà cho biết phản ứng của Ngoại trưởng Na Uy như thế nào ? Quốc hội và Chính phủ Na Uy có dự kiến gì để cải tiến tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam ?
Erna Solberg: Ngoại trưởng và chính phủ Na Uy được Quốc hội ủy quyền để phản đối các cuộc bắt bớ và xử án theo những điều luật mà chúng tôi xem như vi phạm nhân quyền. Bộ Ngoại giao hứa rằng Đại sứ quán Na Uy sẽ hiện diện và quan sát các phiên tòa khi những nhà ly khai bị đem ra xét xử, cũng như lên tiếng tố cáo các vi phạm quyền pháp lý mà Na Uy nỗ lực phát triển với chính quyền Việt Nam.
Ngoại trưởng đã biểu tỏ sự quan tâm sâu xa trước những biến chuyển trong mấy tháng vừa qua ở Việt Nam. Đây cũng là sự kiện điển hình mà chúng tôi thường thấy trong các quốc gia khác. Ở vào thời điểm những quốc gia này nỗ lực xin gia nhập các tổ chức quốc tế, hoặc đứng ra tổ chức những hội nghị lớn, thì họ có những cử chỉ cải thiện, nhưng khi xong chuyện thì các điều tệ hại tiếp diễn xẩy ra. Ngài Ngoại trưởng đã ý thức rất rõ việc này và hứa sẽ theo dõi kỹ lưỡng.
Tôi nghĩ rằng sự kiện có cuộc thảo luận một giờ rưởi đồng hồ tại Quốc hội Na Uy về vấn đề Việt Nam trước sự hiện diện của mọi đảng phái đã được chính quyền Việt Nam nghe biết, là một tín hiệu lớn cho họ. Sự quan tâm đặc biệt đã được nêu ra là những công dân Na Uy cũng bị bắt giữ trong mùa Xuân này và bị công an Việt Nam tra hỏi.
Một số tra vấn mà công an đưa ra nhắm thu lượm tin tức về những nhóm người ở Na Uy hậu thuẫn cho các nhà ly khai Việt Nam. Đây là điều gây lo lắng trong xã hội chúng tôi, vì không những nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền trên nước họ, mà họ còn theo dõi các nhóm thiểu số ở Na Uy và các nhóm hậu thuẫn nhân quyền đang hoạt động như thế nào.
Ỷ Lan: Bà đã từng đến gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội. Bà có lời khuyên gì với Nhà nước Việt Nam hiện nay ?
Tôi muốn nói với lãnh đạo Việt Nam rằng, nếu các ngài thực tâm đeo đuổi phúc lợi kinh tế cho xã hội các ngài cũng như dân chúng sinh sống trong xã hội ấy, thì tự do ngôn luận, dân chủ, pháp quyền, chính quyền và đối lập phải được thực hiện trong xã hội này. Vì khi thiếu các điều ấy, tình hình sẽ mất ổn định, và các ngài không thể phát triển trong những năm tới. Không có cách gì để thối lui đâu. Các ngài bắt buộc phải tôn trọng nhân quyền, nếu các ngài muốn xóa đói giảm nghèo.
Erna Solberg: Tôi muốn nói với lãnh đạo Việt Nam rằng, thiếu dân chủ, thiếu nhân quyền, thì sẽ chẳng bao giờ có sự ổn định và phát triển kinh tế tại Việt Nam, sẽ không thể nào xóa đói giảm nghèo. Nếu không có tự do ngôn luận, lãnh đạo Việt Nam cứ phải nhìn lui và đau đáu sợ hãi cho những chi xảy tới.
Tôi muốn nói với lãnh đạo Việt Nam rằng, nếu các ngài thực tâm đeo đuổi phúc lợi kinh tế cho xã hội các ngài cũng như dân chúng sinh sống trong xã hội ấy, thì tự do ngôn luận, dân chủ, pháp quyền, chính quyền và đối lập phải được thực hiện trong xã hội này. Vì khi thiếu các điều ấy, tình hình sẽ mất ổn định, và các ngài không thể phát triển trong những năm tới. Không có cách gì để thối lui đâu. Các ngài bắt buộc phải tôn trọng nhân quyền, nếu các ngài muốn xóa đói giảm nghèo.
Ỷ Lan: Bà có thông điệp gì gửi đến các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, hay nói chung là gửi tới nhân dân Việt Nam ?
Erna Solberg: Tôi muốn nói với họ rằng chúng tôi theo dõi cuộc đấu tranh của họ. Tôi nghĩ rằng các chính trị gia ngoại quốc, và ngay cả cộng đồng người Việt hải ngoại không thể thay đổi cuộc diện Việt Nam.
Chỉ có nhân dân trong nước mới thay đổi được cuộc diện. Họ phải tiếp tục chống tham nhũng, gây sức ép cho việc tôn trọng luật pháp tại tòa án, phải có một hệ thống luật pháp công bằng, tôn trọng quyền tư hữu, vân vân và vân vân. Chúng tôi hậu thuẫn họ, và họ là lực lượng đổi thay.
Ỷ Lan: Bà đã từng đến Việt Nam can thiệp cho Hòa thượng Thích Quảng Độ sang Na Uy lãnh Giải Nhân quyền Rafto năm ngoái. Nhưng Nhà cầm quyền Việt Nam không cho Hòa thượng đi, cũng như từ chối chiếu khán nhập cảnh cho Chủ tịch Sáng hội Rafto, ông Arne Lynngard, sau này lại bắt bà Thérèse Jebsen khi bà đến Saigon hồi tháng 3 vừa qua để trao bằng tưởng lệ Rafto cho Hòa thượng Quảng Độ. Việc này có được nêu ra trong cuộc thảo luận tại Quốc hội Na Uy không, thưa bà ?
Erna Solberg: Chính phủ Na Uy đã phản đối việc này. Toàn thể Quốc hội Na Uy tuyên bố không chấp nhận những sự kiện như thế. Đây là điều minh chứng cho sự kiện vì sao Hòa thượng Thích Quảng Độ được Giải Rafto, minh chứng cho sự kiện chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền, và chính quyền Việt Nam sợ người ta nhắc nhở tới nhân quyền. Và chứng tỏ rằng hệ thống chính quyền ấy khá mong manh và sợ hãi.
Ỷ Lan: Xin cám ơn bà Dân biểu Erna Solberg.