Lời kể của một nạn nhân từng bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần Biên Hòa (phần 1)


2007.01.19

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Dư luận trong và ngoài nước vẫn đang hết sức quan tâm đến trường hợp của nữ luật sư bênh vực dân oan Bùi Kim Thành bị giam giữ tại khoa pháp y B4, bệnh viện tâm thần Biên Hòa từ hơn 2 tháng nay tuy chưa có một án lệnh hay bệnh án cụ thể nào được công bố và mặc dù Tổ chức Ân xá quốc tế đã lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho bà.

NguyenAnhDao200.jpg
Chị Nguyễn Anh Đào, 2 lần bị giam giữ kéo dài tại khoa pháp y B4 bệnh viện tâm thần Biên Hòa. RFA PHOTO

Tuy nhiên, trường hợp của luật sư Thành không phải là duy nhất. Có một nạn nhân khác từng rơi vào cảnh ngộ thương tâm không kém và đã từng được luật sư Thành giúp can thiệp để được trả tự do.

Đó là bà Nguyễn Anh Đào, 2 lần bị giam giữ kéo dài tại khoa pháp y B4 bệnh viện tâm thần Biên Hòa, chỉ vì kiên quyết theo đuổi khiếu kiện đất đai và khiếu nại oan sai. Lần đầu bà bị giam giữ hơn 3 tháng, lần sau kéo dài 4 tháng. Cuối cùng bà được trả về nhà sau khi giới chức trách không có đủ bằng chứng chứng minh bà có vấn đề về tâm thần.

Là một nạn nhân đi trước, cảm thông với những nỗi oan trái mà luật sư Thành đang nếm trải trong trại giam B4 và mong muốn kêu gọi giải thoát cho người nữ luật sư bênh vực dân oan, bà Đào kể lại câu chuyện của mình qua cuộc trao đổi với Trà Mi.

Chị Nguyễn Anh Đào: Tôi bị bỏ vào nhà thương điên Biên Hòa 2 lần. Lần thứ nhất tôi bị giam giữ 95 ngày. Lần thứ nhì, sau khi tôi ra tận Hà Nội kêu oan thì tiếp tục bị bắt đưa vào bệnh viện Biên Hòa giam thêm 4 tháng nữa.

Họ lấy lý do là tôi bị “rối loạn kiện cáo” mà họ không trưng ra được 1 bằng cớ nào, chỉ là chụp mũ mà thôi. Cuối cùng tôi phải chịu ở trong đó oan sai mặc dù tôi không hề bị điên. Tôi có bằng nấu ăn ở khách sạn New World Sài Gòn và tôi đã đoạt giải nhất trong 1 cuộc thi viết văn.

Trà Mi: Xin chị cho biết thời điểm chị bị bắt vào bệnh viện tâm thần Biên Hòa lần thứ nhất và nguyên do vì sao?

Nếu chỗ nào kém vệ sinh nhất, bỏ rơi người ta mà không biết thương xót nhất có thể nói đó là nhà thương điên Biên Hòa. Hiện giờ luật sư Bùi Kim Thành đang bị giam giữ trong đó viết thư ra nói rằng những người đang bị giam trong đó giống như “những con thú biết nói tiếng người”. Điều đó quả là đúng vô cùng, vì tôi đã từng ở trong đó 2 lần nên tôi hiểu rất rõ.

Chị Nguyễn Anh Đào: Dạ lần thứ nhất tôi bị đưa vào đó là năm 2002. Mặc dù chưa hề đựơc giám định hay chữa bệnh tại đâu mà tôi vẫn bị người ta ghi là bị “tâm thần phân liệt” phải đưa lên Biên Hòa điều trị.

Tôi bị mất đất, oan sai nên tôi mới đi thưa kiện. Cứ mỗi lần tôi tìm gặp những ông lớn để đưa đơn thì đều bị công an vu khống là gây rối trật tự công cộng mà tôi không hề làm gì gây rối cả. Tôi chỉ tìm cách đưa đơn khiếu kiện đến những vị lãnh đạo cao cấp mà thôi.

Trà Mi: Những đơn khiếu kiện oan sai vì sao chị không gửi lên các cơ quan chức năng từ phường, quận, đến thành phố mà tìm cách tiếp cận và gửi trực tiếp tới những người lãnh đạo cao cấp như vậy?

Chị Nguyễn Anh Đào: Tôi gửi đơn đến phường, quận, thành phố họ đều bao che cho nhau hết, kể cả ông Đua, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố mà cứ ra quyết định sai trái bắt mình phải thực hiện dẫn đến cuối cùng tôi bị mất đất.

Trà Mi: Lần thứ nhất chị bị giam 95 ngày trong bệnh viện Biên Hòa, thời gian trong đó chị được đối xử và điều trị như thế nào?

Chị Nguyễn Anh Đào: Trong đó các bệnh nhân sống rất là khổ cực, ăn uống thiếu thốn. Thấy vậy tôi đều góp ý mà họ không hề quan tâm tới. Bệnh nhân chỉ được phép ăn cơm trong vòng 5 phút thôi, ăn không kịp thì chừa cho heo ăn nữa, rất là tội nghiệp. Chỗ ở thì dơ bẩn.

Nếu chỗ nào kém vệ sinh nhất, bỏ rơi người ta mà không biết thương xót nhất có thể nói đó là nhà thương điên Biên Hòa. Hiện giờ luật sư Bùi Kim Thành đang bị giam giữ trong đó viết thư ra nói rằng những người đang bị giam trong đó giống như “những con thú biết nói tiếng người”. Điều đó quả là đúng vô cùng, vì tôi đã từng ở trong đó 2 lần nên tôi hiểu rất rõ.

Lần bị giam đầu tiên, chị Thành đã can thiệp cứu tôi ra. Chị Thành đã kêu cứu tới ông Nguyễn Việt Thành, lúc đó là Phó tổng cục trửơng Tổng cục cảnh sát điều tra ở Nguyễn Trãi. Lúc bấy giờ uy tín của ông ta rất mạnh sau vụ phá án Năm Cam. Chị Thành cầu cứu ông ta, và tôi được trả tự do sau 95 ngày bị giam giữ.

Sau khi tôi được trả về, báo Pháp luật trung ương có đăng bài nói về trường hợp của tôi, nội dung viết rằng người mới đoạt giải nhất 1 cuộc thi viết văn mà lại bị bắt đưa vào bệnh viện tâm thần Biên Hòa.

Bạn nghĩ gì về trường hợp của nữ Luật sư Bùi Kim Thành? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Họ nêu lên câu hỏi nguyên nhân vì sao dẫn tới cớ sự này? “câu trả lời xin nhường lại cho các cơ quan chức năng”. Bài báo này hiện tôi vẫn còn giữ, mà cho tới nay tôi đã gửi đến tất cả các cơ quan chức năng vẫn không cơ quan nào can thiệp cho tôi cả.

Tôi tiếp tục kêu oan, gửi đơn khắp nơi, đến cả ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Văn Đua, và ngay cả ông Nguyễn Việt Thành, người đã từng can thiệp cứu tôi ra khỏi nhà thương Biên Hòa lần đầu tiên. Không hiểu do áp lực nào đó mà ông ta bảo với tôi rằng hãy thông cảm cho ông ta, đại ý nói là ông ấy đã cứu tôi ra được rồi thôi đừng tiếp tục đưa ra ánh sáng nữa.

Từ đó, tôi không dám làm phiền ông ta nữa. Thậm chí ông ta đang gánh trọng trách là chống tham nhũng mà hiện giờ cũng không cách nào cầu cứu với ông vì thư từ ra Hà Nội đều bị ém hết, không thể đưa tới tận tay ông.

Sau hơn 3 tháng bị giam giữ tại khoa pháp y B4, bệnh viện tâm thần Biên Hòa hồi năm 2002, với sự can thiệp giúp đỡ của luật sư Bùi Kim Thành, chị Đào được trả tự do. Thế nhưng hai năm sau đó, chị lại tiếp tục bị bắt đưa vào nhà thương này một lần nữa trong thời hạn 4 tháng. Diễn tiến lần này như thế nào?

“ Ngày xưa thời Pháp thuộc tôi không biết họ tàn ác với nhân dân Việt Nam như thế nào thế nhưng họ vẫn xây cất nhà thương điên Biên Hòa để điều trị cho bệnh nhân tâm thần. Còn ngày nay, trong thời Hòa bình, độc lập tự do hạnh phúc, nhà nứơc lại ép đưa người tỉnh vào đây chữa trị? Đây là một hành động hết sức tàn nhẫn và độc ác vô cùng.”

Mời quý vị theo dõi tiếp câu chuyện qua chính lời kể của nạn nhân trong buổi phát thanh tiếp theo.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Theo dòng câu chuyện:

- Lời kể của một nạn nhân từng bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần Biên Hòa (phần 2)

- Đơn tố cáo của nữ Luật sư Bùi Kim Thành

- Nữ Luật sư Bùi Kim Thành bị đưa vào bệnh viện tâm thần?

Thông tin trên mạng:

- Viet Nam: Fear for safety/torture/ill-treatment/arbitrary detention: Bui Thi Kim Thanh (f)

- Viet Nam: Fear for safety/torture/ill-treatment/arbitrary detention: Bui Thi Kim Thanh (f)

- Lawyer Bui Thi Kim Thanh is being held against her will

- Viet Nam: Human rights defender held against her will

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
23/09/2017 12:52

Thật là dã man tàn ác khi giam cầm những người nói lên sự thực để bịt tiếng nói của họ.trường hợp của tôi cũng bị tương tự như trên. Khi thả ra khỏi khu điều trị bắt buộc bệnh viện tâm thần đà nẵng. Bác sĩ nói về đừng kiện nữa. Ai muốn tìm hiểu thực hư để chia xẻ thì điện số 01215626727