Linh mục Nguyễn Văn Lý: Việt Nam theo đuổi một chính sách tôn giáo với nhiều mặt


2005.11.29

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Hôm thứ hai vừa qua, bốn vị linh mục Thiên Chúa Giáo trong nước là các cha Têphanô Chân Tín, Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tađêô Nguyễn Văn Lý và Phêrô Phan Văn Lợi cùng phổ biến lá thơ hiệp thông với các giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành, trước những hành động đàn áp vừa mới xảy đến cho các tôn giáo này.

NguyenVanLy150.jpg
Linh mục Nguyễn Văn Lý. File Photo

Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do chúng tôi đã liên lạc với linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung ở Huế và được Cha Lý dành cho cuộc trao đổi sau đây. Xin mời anh Đỗ Hiếu:

Đỗ Hiếu: Kính chào linh mục Nguyễn Văn Lý, trước hết xin Cha chia sẽ với quý vị thính giả đang nghe đài ACTD về những nhận định của Cha cùng ba vị linh mục khác, khi nói đến quyền tự do tôn giáo trong nước hiện giờ?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Đúng ngày hôm nay 4 anh em linh mục chúng tôi vừa mới viết một thư hiệp thông cùng các GHPGHH, GHPGVNTN, và giáo hội Tin Lành. Sự thật vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam khá phức tạp bởi vì nhà nước Việt Nam theo đuổi một chính sách không phải 2 mặt, mà là nhiều mặt.

Nhưng tóm lại trong 2 mặt chính đó là những nơi xa xôi hẻo lánh thì nhà nước đàn áp, phân hoá, ngăn cản. Đối với những giáo hội muốn được độc lập trong tổ chức và tự do trong truyền đạo thì những giáo hội đó luôn gặp khó khăn. Từ những khó khăn lớn về cơ cấu tổ chức, đến những khó khăn nhỏ trong các sinh hoạt.

Còn đối với những giáo hội có sự hiện diện công khai ở các thành phố lớn thì nhà nước tìm cách có những hình ảnh đẹp hầu có thể nói với cộng đồng quốc tế và những phóng viên nước ngoài có những cái nhìn hời hợt về vấn đề này, làm cho những người này bị lường gạt mà không biết.

Bạn nghĩ gì về chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Nếu những phóng viên này đến các ngôi chùa được sửa sang, xây cất. Các ngôi thánh đường được trùng tu, được nới rộng. Rồi các lễ công khai, đông đúc, và các lễ phong chức, hành hương đông vui thì những phóng viên ấy vẫn cứ tự hỏi đã có tự do như thế rồi, mà sao có một số người cứ đòi tự do tôn giáo mãi. Những phóng viên đó dầu nghiệp vụ có chuyên đến đâu nhưng nhận thức thì thật ngây thơ.

Đỗ Hiếu: Theo quan niệm của Cha thì trước mắt các tôn giáo tại Việt Nam cần phải làm gì để quyền tự do tín ngưỡng được thực sự bảo đảm, chứ không chỉ quảng bá trên hình thức, như điều mà Cha mới trình bày?

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.