Chương trình “Operation Baby Lift”


2007.04.10

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Cách nay 32 năm, trong những ngày của tháng tư, một chương trình di tản các em mồ côi khỏi Việt Nam được thực hiện ngắn ngủi trong vòng 3 tuần lễ, gọi là chương trình “Operation Baby Lift” do chính tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm lúc bấy giờ là Gerald Ford ban hành.

JenifferNguyenNoone150.jpg
Cô Jeniffer Nguyen Noone, một trong những em bé được di tản trong chương trình Babylift Operation, trong chuyến trở về Việt Nam hôm 16-6-2005. AFP PHOTO

Bắt đầu từ ngày 2 tháng 4 cho đến ngày 26 tháng 4 năm 1975, tổng cộng có 26 chuyến bay đưa 2548 em đến Hoa Kỳ. Sau đó, các em được các gia đình đón nhận làm con nuôi, và nay hầu hết tất cả trở thành những người đang đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội Hoa Kỳ. Trong số đó, có những em trở về Việt Nam để tìm lại cha mẹ ruột của mình hay làm việc cho các tổ chức xã hội tại quê nhà.

Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này xin mời quí vị nghe những chi tiết về chương trình Operation Baby Lift qua lời tường thuật của bà Lana Noon, người đang phụ trách giữ mối liên lạc giữa các gia đình nhận các em làm con nuôi và bà LeAnn Thieman, người nữ y tá năm xưa đã trực tiếp có mặt tại Việt Nam để tham gia chương trình Operation Baby Lift này.

Tình hình rất lộn xộn

Theo lời bà Lana Noon, thì lúc bấy giờ, tình hình ở Việt Nam rất lộn xộn, hàng trăm gia đình người Việt đang chờ đợi để di tản. Những tình nguyện viên và nhân viên người Mỹ đang phục vụ trong các viện mồ côi ở Việt Nam cũng đang chờ đợi để di tản. Nhưng còn số phận của các trẻ mồ côi thì sao? Bà Lana Noon hồi tưởng lại:

“Chương trình này bắt đầu từ tháng 4 năm 1975, ở Việt Nam lúc bấy giờ, có hàng ngàn trẻ em mồ côi…rất nhiều gia đình khác cũng đang chờ đợi để ra đi. Chúng tôi cũng không biết là các trẻ em này có được đưa đi hay không vì lúc đó, tình hình rất lộn xộn lắm.

Thế rồi, có một người tên là Edward Daly, ông ta là chủ tịch của World Airways và đang có mặt tại Việt Nam. Con gái của ông là tình nguyện viên cho các nhà thờ ở Hoa Kỳ để giúp cho các viện mồ côi ở Việt Nam. Lúc ấy, cô ta đang ở Colorado, cô ta bèn đánh điện tín cho ông bố và xin ông giúp đưa các trẻ mồ côi ra đi.

Chương trình này bắt đầu từ tháng 4 năm 1975, ở Việt Nam lúc bấy giờ, có hàng ngàn trẻ em mồ côi…rất nhiều gia đình khác cũng đang chờ đợi để ra đi. Chúng tôi cũng không biết là các trẻ em này có được đưa đi hay không vì lúc đó, tình hình rất lộn xộn lắm.

Ông ta đồng ý ngay. Và ngày 28 tháng 3 năm 1975, chuyến bay đầu tiên đưa 67 trẻ em mồ côi từ Việt Nam đi, đáp xuống phi trường Oakland, California vào đúng ngày 2 tháng 4 năm 1975.

Ngay ngày hôm sau, tổng thống Hoa Kỳ là Geral Ford đã ban hành chương trình Baby Lift Orphan, ra lệnh cho quân đội Mỹ phải đưa tất cả các trẻ em ở các viện mồ côi rời khỏi Việt Nam. Và tính từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 26 tháng tư, có cả thẩy 26 chuyến bay và 2548 trẻ em được đưa đến Hoa Kỳ.”

Trong chiến dịch di tản đó, một điều vô cùng đáng tiếc đã xảy ra, một chiếc máy bay vừa cất cánh không bao lâu thì bị rơi ngay cạnh sông Sài Gòn khiến cho hơn phân nửa số người có mặt trên chuyến bay cùng với một số trẻ em mồ côi đã chết. Bà kể tiếp:

“Theo tôi được biết thì lúc bấy giờ một cánh cửa hông maý bay bị trục trặc và viên phi công đã lo lắng lắm vì chuyện này, nhưng ông ta được lệnh vẫn tiếp tục cất cánh…

Chỉ 15 phút sau, cửa sau máy bay bật ra và mặc dù trong tình trạng như thế, ông ấy vẫn cố gắng quay lại ngay Sàigòn, tiếc thay, đã không còn điều khiển được nữa và máy bay đâm xuống một cánh đồng ở bên sông Sàigòn.

Trên chuyên bay đó, có 230 trẻ em và một số nhân viên, cùng vợ con của họ, phân nửa đã chết, khoảng 180 em. Chuyến bay đó là C-5A và bị rơi vào ngày 4 tháng 4 năm 1975.”

Những tình nguyện viên

Cùng với sự nỗ lực của các hãng hàng không ít ỏi còn lại lúc bấy giờ như World Airways của ông Edward Daly, các lực lượng binh sĩ Hoa Kỳ đã đưa các em rời khỏi Việt Nam an toàn.

Tôi bắt đầu bằng công việc tình nguyện giúp cho các em mồ côi tại Việt Nam,và không bao lâu tôi đã trở thành chủ tịch của hội, tầng hầm của nhà tôi trở thành trụ sở chính…Chúng tôi gây quỹ, xin tiền, xin đồ dùng, quần áo, thực phẩm, thuốc men…để gửi đến Việt Nam.

Trong khi đó, các gia đình đã đăng ký nhận các em làm con nuôi thì hồi hộp chờ đợi để đón nhận các em vào vòng tay thương yêu của mình, và bà cũng là một trong những gia đình ấy, bà kể lại:

“Chuyến bay cuối cùng rời Việt Nam vào ngày 26 tháng 4 năm 1975 và cũng chấm dứt luôn chương trình Baby Lift. Sau khi các em đến Hoa Kỳ, các gia đình ở khắp nơi trên nước Mỹ, trước đó, đã nộp đơn xin các em làm con nuôi, đều rất mừng rỡ…

Theo luật di trú, các em được cấp giấy tạm cư, gọi là Visa Parolee, visa này được chính tổng thống Ford yêu cầu sở di trú Hoa Kỳ cấp cho các em. Sau đó, những gia đình nhận con nuôi có 90 ngày để làm thủ tục nhận con nuôi…

Không hẳn chỉ có những gia đình ở Mỹ nhận các em mà còn ở khắp nơi như Canada, Châu Âu, Australia và có cả ở Nhật Bản nữa…nhưng hầu hết thì ở Mỹ.”

Với bà LeAnn Thieman, một nữ y yá năm xưa, thì tham gia vào chương trình di tản các trẻ mồ côi trong một trường hợp rất tình cờ. Bà kể lại:

“Tôi bắt đầu bằng công việc tình nguyện giúp cho các em mồ côi tại Việt Nam,và không bao lâu tôi đã trở thành chủ tịch của hội, tầng hầm của nhà tôi trở thành trụ sở chính…Chúng tôi gây quỹ, xin tiền, xin đồ dùng, quần áo, thực phẩm, thuốc men…để gửi đến Việt Nam.

Sau đó, tôi là người đi đón các em mồ côi ở Việt Nam mà được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi. Vào thời điểm tháng 4 năm 1975, tôi nhận lời đi Việt Nam để đón 6 đưá trẻ về Mỹ.

Khi tôi đến nơi, lúc bấy giờ tình hình Việt Nam thật là tồi tệ. Ngay hôm sau thì tổng thống Ford ký lệnh Baby Lift, thay vì tôi đem 6 đưá trẻ đi thì đem tới 300 đưá lận. Tất cả những đưá trẻ đều được chúng tôi đặt tên vì hầu như không đưá nào có tên cả, và chúng tôi làm giấy khai sinh cho chúng…Sau đó, tôi bọc từng em vào khăn và bỏ chúng vào trong các chiếc hộp bằng carton, rồi đưa lên máy bay.”

Thay đổi hoàn toàn con người

Tôi đã nhận ra rằng tôi đã học hỏi được rất nhiều, nhất là khi tôi bắt đầu viết cuốn sách về chương trình Baby Lift, và tôi đã trở thành người đi diễn thuyết khắp nơi về sự liên hệ giữa chiến tranh và con người… Chiến tranh không phải chỉ ở Việt Nam mà chiến tranh còn ở ngay trong đời sống chúng ta.

Sau khi tham gia vào chiến dịch di tản các trẻ mồ côi, cùng chứng kiến các sự việc xảy ra…tất cả đã làm thay đổi hoàn toàn con người của bà, nhất là khi bà viết cuốn sách “This Must Be My Brother” liên quan đến sự việc bà nhận một trẻ mồ côi Việt Nam lúc bấy giờ là con nuôi.

Vào dịp kỷ niệm 25 năm chương trình Oparation Baby Lift, tức vào tháng 4 năm 2000, bà có dịp gặp tổng thống Gerald Ford, bà kể lại:

“Tôi đã nhận ra rằng tôi đã học hỏi được rất nhiều, nhất là khi tôi bắt đầu viết cuốn sách về chương trình Baby Lift, và tôi đã trở thành người đi diễn thuyết khắp nơi về sự liên hệ giữa chiến tranh và con người… Chiến tranh không phải chỉ ở Việt Nam mà chiến tranh còn ở ngay trong đời sống chúng ta.

Lần ấy, khi ông biết rằng tôi sẽ đến nói chuyện tại quê nhà của ông và biết rằng tôi là người đã tham gia trong chương trình baby lift, thế là ông muốn gặp tôi. Ông là một vị tổng thống rất bình dị và tôi đã có dịp để cảm ơn ông về chương trình Baby Lift, một chương trình đã cứu vớt hàng ngàn đưá trẻ…

Tôi đã được nghe chính tổng thống tâm sự về niềm vui khi ông thấy chương trình bayby lift thành công và nỗi buồn khi ông nhắc lại cuộc chiến tranh Việt Nam.”

Trang web vietnam babylift.org

Trở lại với bà Lana Noon, người đã có công giữ mối liên lạc với các gia đình nhận các em làm con nuôi với nhau, cùng tổ chức những cuộc hội ngộ, đồng thời thiết lập trang điện toán “vietnam babylift.org” để giúp cho các em năm xưa nay đã trưởng thành có cơ hội liên kết hay tìm lại nguồn gốc của mình. Bà cho hay rằng:

“Tôi là một người duy nhất đã nhận hai em không có quan hệ với nhau làm con nuôi. Con gái nuôi của tôi là Heather Noon đã có mặt trên chuyến bay ngày 5 tháng 4, nhưng nó rất là yếu ớt, không đủ sức để bay từ Việt Nam sang tận New York vì nó phải ở bệnh viện liên tục.

Cuối cùng, nó đã đến New York ngày 23 tháng 4 năm 1975 và đến ngày 16 tháng 5 thì nó qua đời. Trước khi nó chết, ở bên cạnh giường nó trong bệnh viện, tôi đã tự hứa với con tôi và tự nhủ với lòng mình rằng sau này, tôi sẽ phải làm điều gì đó cho mọi người biết đến câu chuyện về “Baby Lift”…và tôi đã cố gắng làm như thế.

Đầu tiên chúng tôi có cuộc hội ngộ sau 10 năm, sau đó thì 20 năm và thật là vui khi thấy những đưá trẻ lớn lên và chúng thật tuyệt vời. Cách đây 2 năm, các em đã tự đứng ra tổ chức cuộc hội ngộ và thành lập một tổ chức gọi là Vietnamese Adoption Network. Hầu hết, tất cả các em đều thành công…

Năm 1991, sau khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu có quan hệ ngoại giao với nhau, tôi là một trong những người tổ chức cho các em và các gia đình hội ngộ với nhau…

Hàng năm cứ vào tháng 4 thì chúng tôi lại nhớ đến những người đã tham dự vào chương trình Baby Lift này, nhất là vào ngày 2 tháng 4, là ngày có chuyến bay đầu tiên. 32 năm đã trôi qua, nhưng chúng tôi luôn nghĩ đến những người bị tử nạn trong chuyến bay bị rớt. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau và các em đều đã trưởng thành.

Có những em đã trở về Việt Nam tìm lại nguồn gốc của mình, có em còn tìm được mẹ ruột, và dĩ nhiên các em rất vui mừng. Riêng với các gia đình nhận các em là con nuôi thì họ luôn luôn giữ mối liên lạc với nhau, vì thế các em có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ, rất gần gũi với nhau.”

Còn bà LeAnn Thieman, thì những lần hội ngộ ấy là dịp để bà có thể gặp lại những đưá trẻ yếu đuối năm xưa mà bà đã gắng sức đưa chúng đến bến bờ tự do an toàn, bà tâm sự:

“Đầu tiên chúng tôi có cuộc hội ngộ sau 10 năm, sau đó thì 20 năm và thật là vui khi thấy những đưá trẻ lớn lên và chúng thật tuyệt vời. Cách đây 2 năm, các em đã tự đứng ra tổ chức cuộc hội ngộ và thành lập một tổ chức gọi là Vietnamese Adoption Network. Hầu hết, tất cả các em đều thành công…

Tóm lại, trong cuộc hội ngộ, tôi đã gặp cả trăm em sống rất vui, và nhiều em làm việc trong các tổ chức xã hội. Tôi thật vui khi thấy các em đã đóng góp cho xã hội Hoa Kỳ và cho quê hương của các em.”

Điều tốt đẹp nhất

Riêng với bà Lana Noon thì chia xẻ: “32 năm trôi qua, những người tham dự vào chương trình này đều là những người tuyệt vời, đã cố gắng hết sức mình để giúp các em mồ côi lúc bấy giờ, tôi rất hãnh diện vì họ.

Tôi muốn nói với những cha mẹ ruột của các em rằng, tôi cũng như những gia đình khác, rất sung sướng khi được nhận các em là con, tôi cảm thấy buồn cho cha mẹ ruột của các em…Nhưng xin quí vị hãy nhớ một điều rằng các em không bao giờ quên nguồn cội của mình. Ở trong trái tim của chúng tôi và của các em, luôn nhớ về quê hương và những người đã sinh thành ra các em.”

Để kết thúc chương trình kỳ này với đề tài Operation Baby Lift, tức chương trình di tản các em Việt Nam mồ côi năm xưa, Phương Anh xin được gửi tới quí vị và các bạn lời phát biểu của bà LeAnn Thieman, nay trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng của Hoa Kỳ:

“Tôi nghĩ rằng chương trình baby lift là một trong những điều tốt đẹp nhất trong bi kịch của cuộc chiến Việt Nam. Có rất nhiều điều bi thảm, mất mát với đất nước Hoa Kỳ, nhưng Baby Lift đã đem gần 3000 đưá trẻ đến Mỹ và tôi nghĩ là chúng ta phải nên tự hào về điều này. “

Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị trong chương trình kỳ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.