Du học sinh VN có thể đóng góp gì cho tiến trình dân chủ hóa đất nước?

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Các trí thức yêu chuộng dân chủ, đặc biệt là những người trẻ có cơ hội ra nước ngoài mở mang tầm nhìn, họ đã hoặc sẽ có những hành động cụ thể như thế nào hầu góp phần xây dựng cho nền dân chủ thực thụ ở Việt Nam? Đó cũng là nội dung phần cuối cuộc hội luận giữa Mai, Tuấn, Dương, những bạn trẻ đang học tập ở Pháp và Mỹ trên dưới 5 năm.

0:00 / 0:00
StudentBillGates150.jpg
Sinh viên trường Đại học Bách khoa Hoa Nội chào đón Bill Gates, nhân dịp nhà tỷ phú điện toán Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam hôm 15-6-2006. AFP PHOTO.

“Diễn đàn bạn trẻ” trong hai tuần qua có dịp trao đổi và ghi nhận ý kiến của 3 du sinh trẻ tại Pháp và Mỹ, về tình hình dân chủ tại Việt Nam. Các bạn đã chia sẻ với chúng ta ý nghĩa của hai từ “dân chủ” ở nước ngoài qua những gì tận mắt chứng kiến so với khái niệm dân chủ đang tồn tại trong nước.

Bằng những ví dụ thực tế về các quyền cơ bản mà người dân các nứơc được thực hiện nhưng dân chúng trong nước không được phép áp dụng, các bạn đã chứng minh rằng chế độ độc đảng cai trị chính là nguyên nhân khiến cho nền dân chủ nước nhà vẫn còn khoảng cách quá xa với đà tiến hoá của dân chủ thế giới.

Các trí thức yêu chuộng dân chủ, đặc biệt là những người trẻ có cơ hội ra nước ngoài mở mang tầm nhìn, họ đã hoặc sẽ có những hành động cụ thể như thế nào hầu góp phần xây dựng cho nền dân chủ thực thụ ở Việt Nam? Đó cũng là nội dung phần cuối cuộc hội luận giữa Mai, Tuấn, Dương, những bạn trẻ đang học tập ở Pháp và Mỹ trên dưới 5 năm.

Trà Mi: Theo các bạn, vai trò và ý nghĩa của dân chủ đối với sự phát triển của đất nước ra sao?

Mai: Dân chủ giúp cho người ta có cái nhìn tổng quát hơn từ đó mới thấy đựơc thực trạng xã hội xung quanh như thế nào, những gì tốt, xấu, bất cập ra sao. Như vậy mới có thể thay đổi để tiến bộ phát triển lên đựơc. Chứ suốt ngày cứ bị che mắt và chỉ biết sống đựoc bình yên vậy là đủ rồi, nếu nghĩ đến các thế hệ về sau, không có dân chủ thì không biết Việt Nam mình sẽ đi về đâu.

Dương: Hiện nay việc đấu tranh cho dân chủ trong nứơc ngày càng dâng cao. Lý do rất đơn giản, chỗ nào có bất công, áp bức thì chỗ đó có đấu tranh. Ngày nay, giai cấp lãnh đạo của những ngừơi trong đảng sau thời gian yên vị đã bắt đầu thoải mái với vị trí bản thân, ngày càng lạm dụng chức vị và quyền lực của mình để kiếm lợi trên cuộc sống của ngừơi dân. Cho nên ngày càng xảy ra nhiều bất cập. Nếu không có bất công thì dân cũng không tranh đấu làm gì.

Dân chủ nghĩa là dân phải được làm chủ, phải có tiếng nói quýêt định, mà ngừơi dân cảm thấy họ không có tiếng nói quyết định thì họ tranh đấu đòi hỏi. Đó là lẽ đương nhiên.

Trà Mi: Tuấn thì sao? Vì sao bạn ủng hộ và đấu tranh cho dân chủ cho Việt Nam?

Tuấn: Mình thấy phải có dân chủ trong chính trị thì kinh tế mới có dân chủ, tự do, phát triển công bằng lành mạnh. Khi đó, đời sống ngừơi dân sẽ càng sung túc hơn.

Trà Mi: Ngừơi ta thường nói thế hệ trẻ là thế hệ tương lai của đất nứơc. Có bao giờ các bạn tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng các bạn đã hoặc sẽ có những hành động cụ thể như thế nào để góp phần xây dựng 1 nền dân chủ thực thụ cho Việt Nam hay không?

Dương: Dạ có chứ. Chính do những suy nghĩ đó mà tụi em ngày hôm nay nói chuyện với chị trên đài phát thanh này.

Trà Mi: Ngoài ra, các bạn có nghĩ là nên có những việc làm gì cụ thể hơn để góp phần xây dựng nền dân chủ trong nước?

Mai: Là một sinh viên bình thường, nhận thức của Mai chỉ được nhiêu đó. Trước hết, những gì mình làm đựơc là chia sẻ nhận thức với các bạn trẻ trong nước, những người chưa có điều kiện ra nứơc ngoài để có thể so sánh giữa nền dân chủ của nước mình với nước ngoài. Mình nghĩ điều đầu tiên cần làm là phải giúp cho các bạn nhận thức đầy đủ về thực trạng dân chủ ở nước mình.

Tuấn: Thanh niên mình phải tham vào một tổ chức thì tiếng nói của mình mới mạnh được. Phải có tiếng nói chung chứ từng tiếng nói đơn lẻ không làm được gì cả. Cho nên Tập hợp thanh niên dân chủ mà du sinh Tiến Trung xướng lập ra chính là mục đích mà mình muốn tham dự và mình nghĩ các bạn trẻ cũng cần làm như thế.

Trà Mi: Ý bạn muốn nói là hành động cụ thể góp phần vận động dân chủ cho Việt Nam chính là tham gia vào Tập hợp thanh niên dân chủ hay các tổ chức hội đoàn đấu tranh cho dân chủ?

Tuấn: Dạ chứ một mình mình nói thì tiếng nói của mình không có tác dụng.

Dương: Em cũng như Tuấn, kiếm một hội đoàn để tham gia góp tiếng nói chung thì tiếng nói đó mới lớn mạnh được. Tuy nhiên, để phát triển phong trào dân chủ ngày càng lớn mạnh trong quần chúng thì rất cần đến mọi nguồn truyền thông như đài, báo, TV để kêu gọi và nâng cao nhận thức của người dân mà ở Việt Nam hiện giờ vấn đề dân chủ chỉ đựơc nghe trên RFA.

Nếu mình có thể đưa vấn đề này lên trên mặt báo tiếp cận gần gũi với đời sống ngừơi dân hơn thì càng ngày sẽ càng có thể đánh thức được ý thức dân chủ trong lòng mỗi người, sẽ có nhiều người nhận ra rằng dân chủ là cái gì đó rất cần thiết. Cần lắm dân chủ ở Việt Nam.

Trà Mi: Để vận động dân chủ cho Việt Nam, các bạn đã tham gia vào Tập hợp thanh niên dân chủ, nhưng các bạn có nghĩ đến việc có thể tiếp tục ý chí và các hành động đấu tranh dân chủ của mình một khi các bạn trở về nước hay không?

Tuấn: Mình nghĩ là có thể thực hiện được vì ngay trong nước hiện giờ đã có khối dân chủ 8406 hay đảng dân chủ họ đã hoạt động công khai rồi, tại sao mình làm không được?

Trà Mi: Các bạn sẽ làm gì để phát huy tinh thần đó một khi các bạn trở về nước?

Tuấn: Mình sẽ kêu gọi các bạn thanh niên gia nhập Tập hợp thanh niên dân chủ để đưa lên tiếng nói đại diện cho quyền lợi của thanh niên mình.

Trà Mi: Nhưng ý định đó, theo bạn, có khả năng thực hiện được trong nước hay không?

Tuấn: Mình biết là sẽ có khó khăn, sẽ bị phá hay ngăn cấm. Tuy nhiên, thanh niên mình có sức trẻ dám nghĩ dám làm thì mình tin sẽ làm được.

Dương: Nếu có thể ở Việt Nam, nên có một sân chơi dân chủ thật sự không phải là diễn đàn trên mạng, để mọi ngừơi gặp mặt bàn luận và nói chuyện về dân chủ thì đó cũng là một ý tưởng tốt để truyền bá dần dần ý thức dân chủ trong mỗi người. Cần nhất là tầng lớp trí thức trẻ sinh viên, học sinh.

Trà Mi: Nhưng làm thế nào có thể thực hiện được ý tửơng đó?

Dương: Ở Việt Nam hiện giờ cũng có nhiều câu lạc bộ, sân chơi cho mọi ngừơi bàn luận về ý thích , sở thích của mình thì tại sao lại không có một sân chơi dân chủ để bàn luận về những vấn đề của đất nứơc, hoặc để thanh niên giả làm các đại biểu quốc hội….

Mai: Đơn giản hơn nữa là mình sẽ tiếp tục tập hợp , kêu gọi nhận thức của các bạn trẻ để các bạn thấy đựơc những gì đang xảy ra xung quanh mình để có thể sau đó cùng nhau đứng lên hành động. Càng đông càng mạnh, đến lúc nào đó mình sẽ đủ sức làm những gì mình muốn.

Trà Mi: Qủa thật quan trọng là phải đánh thức đựơc ý thức ngừơi trẻ trong nứơc để họ có thể nhận ra những gì chưa đầy đủ để bổ sung hoặc nhìn thấy những gì sai trái để hoàn thiện hơn. Đó cũng chính là điều mà các bạn trẻ trong Tập hợp thanh niên dân chủ đang hứơng tới. Trà Mi xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho chương trình hôm nay và cầu chúc cho phong trào đấu tranh dân chủ của các bạn ngày một thành công, thuận lợi hơn.

Quý thính giả muốn tham gia thảo luận các đề tài trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm.

Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

“Diễn đàn bạn trẻ” hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới, vào giờ này sáng thứ tư tuần sau.

Trà Mi kính chào.