Xe lăn chạy bằng điện chế tạo bởi hai người thương binh

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Người khuyết tật tại Việt Nam vẫn chưa có đủ những phương tiện giúp cho cuộc sống của họ bớt khó khăn. Dù rằng nhiều cơ quan, tổ chức từ thiện trong cũng như ngòai nuớc luôn nổ lực kêu gọi sự đóng góp của những nhà hảo tâm giúp tiền của để hỗ trợ cho những người bất hạnh, kém may mắm không có được một thân thể tòan vẹn như những đồng bào khác của họ.

0:00 / 0:00
LeVanTaiXeLan150.jpg
Anh Lê Văn Tài (giữa) với chiếc xe lăn cải tiến. Photo courtesy of Báo Cần Thơ

Vào khi ấy lại có những người khuyết tật đang ra tay để góp phần làm nên những sản phẩm mang lại thuận tiện cho những người đồng cảnh ngộ với họ.

Trong chương trình ‘Sáng kiến & Đời sống’ kỳ này Gia Minh giới thiệu cùng quí thính giả và các bạn hai người thương binh đang tham gia sản xuất xe lăn chạy bằng điện. Người thứ nhất là Lê Anh Tài và người thứ hai là Nguyễn Ngọc Nguyên, cả hai hiện đang cư ngụ và làm việc tại thị xã Trà Vinh.

Sinh ra hai anh đều là người lành lặn; thế nhưng sau khi phải sang Kampuchia theo lệnh của nhà cầm quyền Hà Nội với sứ mệnh được nói là ‘làm nhiệm vụ quốc tế’ tại chiến trường Kampuchia. Hai anh đã trở về không lành lặn với đôi chân bỏ lại trên xứ người.

Lê Anh Tài kể: "Tôi bị thương chiến trường Kampuchia hồi năm 1985."

Nguyễn Ngọc Nguyên cũng cùng cảnh ngộ: "Cụt cả hai chân, bị thương hồi đi chiến trường Kampuchia." Trở về với một phần thân thể bị mất đi, thế nhưng cuộc sống phía truớc vẫn chờ. Và nhờ vào xe lăn để di chuyển hòa nhập vào đời sống hằng ngày. Tuy vậy chiếc xe lăn tay buộc người sử dụng nó phải dung sức tay nhiều để vận chuyển. Thế là Lê Anh Tài nghĩ đến việc gắn bình điện vào để có thể di chuyển nhanh chóng hơn, và ý tuởng đó khiến anh bắt tay vào việc:

“Tôi mua sắt về uốn rồi mua bình điện về gắn vào. Áp dụng nguyên tắc về điện và các nguyên tắc lái xe trên đường. Xe bề ngang thì như xe lăn tay nhưg dài hơn. Xích Honda kéo dĩa đằng sau. Xe vận hành theo công tắc và có đủ mọi thứ theo luật giao thông…”

Mời bạn tham gia mục Phát Minh và Đời Sống. Mọi email xin gửi về Vietnamese@www.rfa.org

Công việc sản xuất và giá cả sản phẩm xe lăn tay được bản thân ông Lê Anh Tài cho biết: "Giờ đang cố gắng nhân rộng đang mở xuởng làm ra; thương binh các tỉnh đặt hàng nhiều. Xe có hai giá, lọai chạy ở đồng bằng là 4 triệu, còn lọai di ở địa hình dốc là 5 triệu."

Người bạn cùng tham gia sản xuất xe lăn điện với Lê Anh Tài là thương binh Nguyễn Ngọc Nguyên. Nhận xét của anh Nguyên về sản phẩm làm ra: "Nói chung là tốt vì người khuyết tật đi rất vững, tốc độ không nhanh quá, gọn nhẹ tiện lợi. Tuy nhiền hàng mình tự chế nên không bằng hàng công nghiệp."

Công việc làm ăn đối với người bình thường không phải lúc nào cũng dễ dàng; còn đây đối với những người khuyết tật khó khăn phải bội phần hơn. Anh Nguyễn Ngọc Nguyên cho biết: "Học trí còn ít, vốn liếng còn ít, mặt bằng đang xin và có thể đến 2006 mới có."

Người chủ cơ sở sản xuất Lê Anh Tài cũng nêu ra những khó khăn mà đơn vị đang phải đối đầu, dù rằng nhu cầu nhiều làm không xuể: "Vốn liếng"

Anh Lê Anh Tài cho biết về việc huy động vốn và chia lợi nhuận cho những người cùng góp vốn cho cơ sở sản xuất xe lăn chạy điện của anh: "Kêu gọi bạn bè, người quen góp vốn; từ khi làm đến nay tháng chia lời được chừng 100- 150 ngàn."

Anh Nguyễn Ngọc Nguyên cho biết một số thực tiễn của người khuyết tật trong nhu cầu xe lăn: "Nhiều người cần nhưng nghèo không thể mua. Còn xe lắc tay chỉ hữu dụng khi di chuyển trong nhà thôi, nên cần xe điện."

Quí thính giả và các bạn vừa nghe hai anh thương binh Lê Anh Tài và Nguyễn Ngọc Nguyên tại thị xã Trà Vinh nói về công việc sản xuất xe lăn chạy bằng điện bình mà hai anh đang thực hiện. Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.