Gia Minh, phóng viên đài RFA
Cà phê là mặt hàng nằm trong danh sách các nông sản xuất khẩu có tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu do công nghệ sau thu hoạch như phơi sáy, chọn hạt đồng đều vẫn còn mang tính thủ công, thô sơ.

Nhận thấy tình trạng đó, một nông gia nhiều năm trời lăn lộn với cây cà phê tại vùng Tây Nguyên đã nghĩ ra phương cách xóa bỏ những hạn chế đó nhằm có thể làm ra sản phẩm xuất khẩu đạt yêu cầu.
Người đó là ông Nguyễn Văn Toàn, ngụ ở thôn Xuân Sơn, Xã Đức Minh, huyện Dakmil, tỉnh Đắc Lắc. Được biết trình độ văn hóa của ông Toàn chỉ mới hết lớp sáu, thế nhưng nay ông có thể sử dụng máy vi tính để làm việc, và một số sáng kiến của ông đã được các cơ quan chức năng công nhận; gần đây nhất là huy chương vàng tại hội chợ Techmart diễn ra máy tháng trước đây tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng như bao người có sáng kiến khác, do yêu cầu của hoạt động mà ông đang tham gia đó là trong cà phê, rồi chế biến để bán ra nước ngoài. Tuy vậy, những phương cách sản xuất mang tính thủ công lâu nay làm cho giá trị công sức lao động của người nông dân trong cà phê không được đền bù xứng đáng.
Trăn trở trước điều đó, ông Nguyễn Văn Toàn đã nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi để có được phương thế tiết kiệm lao động, đồng thời nâng cao giá trị cho sản phẩm cà phê. Ông cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Một sáng chế có ý nghĩ và được công nhận khi giá trị thực tiễn của nó cao. Sau đây là giải thích của ông Nguyễn Văn Toàn về những điểm do: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Mời các bạn tham gia mục Phát minh & Đời sống. Mọi email đóng góp xin gửi về Vietnamese@www.rfa.org
Ý tưởng và nguyên lý về máy sáy cà phê dùng đứng ông Nguyễn Văn Toàn sau khi hoãn thân được chuyển nhượng cho một kỹ sư có khi là ông Hoàng Thịnh, chủ doanh nghiệp tu nhân Hoàng Thịnh cũng tại Daklak để thực hiện. Người đảm nhận việc đưa ý tưởng của ông Nguyễn Văn Toàn vào ứng dụng cho biết hoạt động đó cho đến nay: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Khi được hỏi vì sao chưa sản xuất đại trà để phục vụ cho người dân trồng cà phê, trước hết ở vùng Tây Nguyên và sự do trong cả nước, ông chủ doanh nghiệp tu nhân Hoàng Thịnh cho biết những khó khăn đang gặp phải: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Đối với lợi điểm của máy, thì nhà sản xuất máy sáy cà phê theo sáng kiến của ông Nguyễn Văn Toàn thừa nhận phải cho thời gian sử dụng của thị trường để kiểm định: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Quý thính giá và các bạn vừa nghe nhà phát kiến và nhà sản xuất máy sáy cà phê theo dạng đứng. Sản phẩm này đã có mặt tại Festival Cà phê khai diễn từ ngày 2 tháng 12 vừa qua tại thành phố Buôn Mê Thụt, thủ phủ của vùng Tây Nguyên, nơi cà phê là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực của vùng.
Mong sao cho sản phẩm của hai ông Nguyễn Văn Toàn và Hoàng Thịnh sớm được sản xuất đại trà và đạt yêu cầu chất lượng để giúp cho người nông dân trong cà phê thêm một công cụ gia tăng giá trị sản phẩm của họ.
Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trẻ trong chương trình kỳ tôi cũng vào ngày giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.