3 người tham gia diễn đàn Paltalk kể lại sự việc khi bị bắt giam


2006.08.08

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Vụ 3 người tham gia diễn đàn Paltalk bị bắt giam hồi tháng 10 vừa qua từng gây không ít tranh cãi trong dư luận vì không những cơ quan an ninh địa phương nói không hề hay biết về việc này mà ngay cả nhà chức trách Việt Nam cũng không xác nhận việc bắt giữ họ.

TruongQuocHuy150.jpg
Anh Trương Quốc Huy. Photo courtesy of www.tudongonluanvn.com

Ngoài ra, Hà Nội cũng không phúc đáp lời kêu gọi của Tổ chức Ký giả Không Biên giới yêu cầu giải thích lý do vụ bắt giữ và trả tự do cho những người liên hệ. Kể từ sau đó, không có tin tức gì về những người này cũng như không ai biết họ bị giam ở đâu.

Được tin hai anh em Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn, và cô Lisa Phạm, Việt Kiều Mỹ (bạn gái của anh Tuấn) vừa được trả tự do hôm đầu tháng 7 vừa qua sau thời gian bị giam giữ gần 9 tháng, chúng tôi đã liên hệ với các đương sự để tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện nhằm rộng đường dư luận.

Anh Trương Quốc Huy

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, trước tiên anh Quốc Huy lược thuật lại sự việc:

Trương Quốc Huy: Huy với anh là Trương Quốc Tuấn, cùng một người là Lisa Phạm và một số bạn trẻ khác cùng tham gia vào diễn đàn Paltalk.

Mình thảo luận về các vấn đề ở Việt Nam như bất công, tiêu cực, tham nhũng trong xã hội, cùng nhau chia sẻ với mọi người trên đó, ao ước muốn cho đất nước mình có được những sự tiến bộ tốt đẹp.

Mẹ tôi cũng có đi nhiều cơ quan chức năng, bà cũng làm đơn thư, thỉnh nguyện thư gửi lên mạng internet. Bạn bè và một số người tham gia diễn đàn Paltalk cũng vận động các cơ quan thông tấn của quốc tế. Các cơ quan chức năng của quốc tế cũng có biết đến vụ việc này. Tổ chức ký giả không biên giới cũng cử người đến nhà thăm hỏi gia đình.

Thế nhưng ngày 19/10/2005 công an vài chục người ập đến nhà lập biên bản bắt khẩn cấp. Họ đưa anh Tuấn và chị Lisa đi trước. Sau đó họ bắt luôn cả Huy đưa thẳng vào trại giam của Bộ Công An.

Trà Mi: Trại giam nào, ở đâu thưa anh?

Trương Quốc Huy: Trại B34 trực thuộc Bộ Công An.

Trà Mi: Họ nói với anh lý do như thế nào khi bắt giam anh như vậy?

Trương Quốc Huy: Họ nói tôi tham gia lật đổ chính quyền nhân dân.

Trà Mi: Sau đó anh bị giam bao lâu và những diễn tiến kế tiếp thế nào?

Trương Quốc Huy: Tôi bị giam khoảng 9 tháng. Đến ngày 7/7/2006 họ gọi tôi ra cho quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam, do Viện Kiểm sát tối cao ký.

Trà Mi: Lý do họ nêu lên là gì thưa anh?

Trương Quốc Huy: Họ không nói lý do gì cả. Sau đó tôi nhận lệnh quản chế tại địa phương, không đựơc ra khỏi nơi cư trú.

Bạn nghĩ gì về sự việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Trà Mi: Mặc dù chưa được ra toà xét xử nhưng anh vẫn giam 9 tháng. Vậy bản thân anh và gia đình có làm đơn khiếu nại, kêu cứu không?

Trương Quốc Huy: Mẹ tôi cũng có đi nhiều cơ quan chức năng, bà cũng làm đơn thư, thỉnh nguyện thư gửi lên mạng internet. Bạn bè và một số người tham gia diễn đàn Paltalk cũng vận động các cơ quan thông tấn của quốc tế. Các cơ quan chức năng của quốc tế cũng có biết đến vụ việc này. Tổ chức ký giả không biên giới cũng cử người đến nhà thăm hỏi gia đình.

Trà Mi: Trong thời gian bị tạm giam, có khi nào anh đặt ra câu hỏi tìm hiểu lý do vì sao không có phiên toà xét xử mà họ giam anh lâu như vậy không?

Trương Quốc Huy: Tôi có đặt ra câu hỏi đó và cũng mong họ cho tôi 1 cái tội nào đó để đem ra toà xét xử công khai đi, nhưng thật ra không có đựơc điều đó.

Trà Mi: Thế họ giải thích vì sao không mở phiên toà xét xử, thưa anh?

Trương Quốc Huy: Tất cả chỉ là sự im lặng mà thôi. Trong lúc tôi bị tạm giam, anh tôi là Trương Quốc Tuấn và chị Lisa Phạm bạn gái của anh cũng bị giam cầm. Có một anh tên là Phạm Quốc Dũng cũng bị giam cùng thời gian…..

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Anh Trương Quốc Tuấn

Vừa rồi là Trương Quốc Huy, một trong những người vừa đựơc trả tự do sau 9 tháng tạm giam vì đã bày tỏ ý kiến về tự do, dân chủ cho Việt Nam trên diễn đàn Paltalk.

Chúng tôi cũng có dịp trao đổi với anh Trương Quốc Tuấn, người bị giam giữ cùng lúc với anh Huy trong vụ này. Anh Tuấn cho biết:

Họ bảo là tôi vào tham gia diễn đàn Paltalk là vô tình giúp thế lực thù địch hải ngoại chống phá cách mạng. Sau đó họ có lệnh tạm giam tôi 4 tháng rồi cứ gia hạn liên tục như thế ba lần. Họ nói tôi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, căn cứ theo điều 79. Đến tháng thứ 9 họ huỷ bỏ biện pháp tạm giam kèm theo lệnh quản thúc tại địa phương.

Trương Quốc Tuấn: Tôi là Trương Quốc Tuấn, nickname trên paltalk là Khổng Tiên Sinh. Tôi vào Paltalk sinh hoạt được khoảng 3 tháng thì bị bắt. Vào ngày 19/10/2005 tôi bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an, trụ sở ở đường Nguyễn Văn Cừ, mời lên làm việc. Đến nơi tự nhiên họ tạm giữ tôi 3 ngày rồi gia hạn 3 lần tạm giữ như thế.

Họ bảo là tôi vào tham gia diễn đàn Paltalk là vô tình giúp thế lực thù địch hải ngoại chống phá cách mạng. Sau đó họ có lệnh tạm giam tôi 4 tháng rồi cứ gia hạn liên tục như thế ba lần.

Họ nói tôi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, căn cứ theo điều 79. Đến tháng thứ 9 họ huỷ bỏ biện pháp tạm giam kèm theo lệnh quản thúc tại địa phương.

Trà Mi: Từ ngày được trả tự do đến nay tình hình của anh ra sao?

Trương Quốc Tuấn: Tôi hoàn toàn mất hết máy móc. Họ không trả lại bất cứ gì. Tiệm làm ăn của tôi cũng sập tiệm luôn. Anh tôi không dính líu đến Paltalk cũng bị tạm giữ 14 ngày.

Trà Mi: Lý do vì sao anh của anh bị tạm giữ?

Trương Quốc Tuấn: Điều này có trời mới biết đựơc. Hiện tại anh tôi cũng đang bị lệnh quản thúc, cấm rời khỏi nơi cư trú. Cả 3 anh em tôi bị trong tình trạng quản thúc quả là một điều làm tôi hết sức bức xúc.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Cô Lisa Phạm

Tiếp tục tìm hiểu câu chuyện, chúng tôi liên lạc với cô Lisa Phạm, Việt kiều Mỹ, bạn gái của anh Trương Quốc Tuấn, một thành viên khác trên diễn đàn Paltalk cũng bị bắt giam cùng lúc về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”:

LisaPham200.jpg
Cô Lisa Phạm, Việt kiều Mỹ, một thành viên khác trên diễn đàn Paltalk cũng bị bắt giam cùng lúc về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền".

Cô Lisa Phạm: Tôi là Lisa Phạm, đang sinh sống tại tiểu bang South Carolina. Tôi lên diễn đàn Paltalk từ năm 2000. Tôi lên đó tham gia nói về việc Việt Nam không có nhân quyền, không có tự do báo chí và tự do ngôn luận.

Tôi quen biết anh Trương Quốc Tuấn trên mạng. Ngày 23/9/2005 tôi về Việt Nam để gặp gỡ và tìm hiểu anh Tuấn. Ngày 19/10/ 2005 khi tôi đang ở trong nhà anh Tuấn số 603 Nguyễn Kiệm thì công an ninh điều tra ập tới mời tôi đi.

Đến nơi họ ký lệnh bắt giam tôi lúc 2h sáng ngày 20/10/2005. Họ quy kết tôi các tội nào là CIA tình báo gián điệp cho Mỹ, tham gia tổ chức khủng bố Nguyễn Hữu Chánh, tham gia hội đồng dân quân cứu quốc, cung cấp tiền cho những người Việt Nam qua mạng, nhằm để lật đổ chính quyền nhân dân. Tất cả đều oan ức cho tôi. Tôi hết sức phẫn nộ.

Trà Mi: Xin được hỏi cô bị giam ở đâu và trong thời gian bao lâu?

Cô Lisa Phạm: Tôi bị giam ở trại B34 ở Nguyễn Văn Cừ, từ 19/10/2005 đến 8/7/2006.

Tôi có trình bày là bị oan ức. Tôi viết 4 lá đơn gửi quốc hội Việt Nam, ban chấp hành trung ương đảng, thanh tra thủ tướng chính phủ và 2 lá đơn gửi cho toà lãnh sự Mỹ mà không biết họ có chuyển dùm không. Nhưng khi tôi ra trại đến toà lãnh sự Mỹ hỏi thăm thì họ nói là không nhận được gì cả …

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Quý vị vừa nghe cuộc trao đổi với Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn, và Lisa Phạm liên quan đến sự việc họ cơ quan an ninh bắt giam 9 tháng vì đã tham gia diễn đàn Paltalk, nói về hiện tình tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Thông tin trên mạng:

- Ông Trương Quốc Tuấn, của diễn đàn PalTalk, vẫn bị quản chế sau khi được thả

- Reporters Without Borders - Vietnamese authorities deny arrest of fourth user of "Paltalk"

- Trang web Phong Trào Dân Chủ cho Việt Nam

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.