Ý kiến của phụ huynh trong vấn đề giáo dục hiện nay


2006.08.01

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Trong thời gian gần đây, rất nhiều thông tin trong nước nói đến việc nỗ lực chỉnh đốn giáo dục của ông Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân, nhất là việc kêu gọi “nói không với tiêu cực” trong ngành.

EducationBook150.jpg
Học sinh đang tìm mua sách đã dùng rồi bày bán trên vỉa hè ở Bắc Ninh để chuẩn bị cho năm học mới. AFP PHOTO.

Vào ngày 2 tháng 7 vừa qua, báo Tuổi Trẻ cũng đăng lá thư của ông Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân với nội dung kêu gọi mọi người cùng tiếp tay xây dựng một nền giáo dục mới. Trong đó, có đoạn nhắc đến vai trò và trách nhiệm của hàng triệu phụ huynh học sinh.

Để tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của các bậc làm cha mẹ ra sao, Phương Anh đã hỏi thăm một số phụ huynh ở khắp miền đất nước và gửi đến quí vị trong chương trình kỳ này.

Chạy theo phong trào

Với anh Tuấn, ở Hà Nội, hiện có hai con đang theo học lớp 7 và lớp 9, thì cho rằng bệnh thành tích, chạy theo phong trào là một trong những nguyên nhân làm cho tiêu cực, nhất là trong việc học thêm:

“Bây giờ phụ huynh không cho con mình đi học thêm thì cũng không được. Phụ huynh cũng bị phong trào, nhà trường cũng bị phong trào, bản thân học sinh cũng bị phong trào. Bởi vì ví thử cô giáo chủ nhiệm bảo tập trung một số học sinh ở trong lớp để cô giáo dậy, thì phụ huynh nào dám đứng ra nói là con tôi không đi học?

Ở Việt Nam học sinh thì phân theo vùng, theo tuyến, thí dụ có mười lớp 6 chẳng hạn, thì chỉ có 7 lớp theo tuyến, còn 3 lớp là học chuyên văn, chuyên Anh, chuyên Toán… 3 lớp ấy nhiều khi không đủ học sinh để vào lớp chuyên Anh, không đủ học sinh giỏi để vào lớp chuyên Toán, chuyên Văn chẳng hạn, thì số đó dùng người ngoài.

Con tôi học như thế là đủ rồi, con tôi học như thế là giỏi rồi, tôi không cho con tôi đi học…Một mặt cô giáo có tiền thêm, một mặt cô giáo cũng sợ lớp cuối khoá kém thi đua, mất thành tích, bệnh thành tích mà!”

Ngoài bệnh thành tích, anh còn nhắc đến vấn đề “chạy điểm” để đưa con vào trường chuyên, trường điểm, anh nói:

“Ví dụ trường A kia lấy 56 điểm, con mình chỉ 54 điểm thôi, nhờ sự quen biết, nhờ sự nhờ vả đi đêm nào đấy để mà con mình đủ điểm. Ví dụ như con mình vào trường B, trường C cũng được, nhưng nó vừa xa, chất lượng giáo viên kém, mặt bằng dân cư ở đấy nó khác, dân lao động chẳng hạn…

Nhưng bên cạnh đó, những phụ huynh không chạy điểm thì con cái của những người đó không đạt những yêu cầu để vào những trường kia. Họ lo chạy trước cái đã, không biết con mình thi được bao nhiêu điểm nhưng chắc chắn không đủ điểm, thôi thì ta cứ chạy trước, không chỉ chạy điểm mà còn chạy luôn cả tên, cả bài thi…

Ở Việt Nam học sinh thì phân theo vùng, theo tuyến, thí dụ có mười lớp 6 chẳng hạn, thì chỉ có 7 lớp theo tuyến, còn 3 lớp là học chuyên văn, chuyên Anh, chuyên Toán… 3 lớp ấy nhiều khi không đủ học sinh để vào lớp chuyên Anh, không đủ học sinh giỏi để vào lớp chuyên Toán, chuyên Văn chẳng hạn, thì số đó dùng người ngoài.

Nó đưa UBNDTP một vài suất, công an phường hay quận một vài suất, rồi UBND Phường một vài suất, con hiệu trưởng, con giáo viên một vài suất…thì các suất đấy đâu phải năm nào con cháu của họ cũng vào lớp 6 đâu, thì những suất đấy người ta nhượng lại…”

Ý thức của cả cộng đồng

Chị Nhung, ở Hải Phòng, hiện là trưởng ban phụ huynh của một trường trung học phổ thông, có con đang học lớp 8, thì cho rằng muốn chống tiêu cực trong giáo dục thì đòi hỏi phải có: “Ý thức của cả cộng đồng. Ví dụ như cả ban giáo viên đều có một ý tưởng là không giống như lãnh đạo đưa xuống, người ta cứ làm trái đi, thì cũng không làm gì được. Phụ huynh thì thực ra chỉ a dua với nhau. Tôi trong ban phụ huynh cũng chỉ là chắp nối thông tin của cô giáo đến phụ huynh thôi, chứ có làm được gì đâu? Cô giáo chủ nhiệm chỉ đạo hết. Ban Phụ Huynh đứng giữa đưa thông tin thôi.

Tham nhũng thì kín lắm, không thể biết được, chỉ khi va chạm chính ở các cháu thì mới biết được cô bênh ai, nhưng họ đi thẳng đến nhà cô giáo thì làm sao Ban phụ huynh biết được…Tôi nghe nói đến năm 2009 không thi vào đại học nữa mà sẽ xét điểm trong học lực ở các năm cấp 3, theo tinh thần tham nhũng nhiều như thế này thì thực chất học lực rất khó vì lúc ấy các cô chưa chắc đã công bằng…”

Tham nhũng thì kín lắm, không thể biết được, chỉ khi va chạm chính ở các cháu thì mới biết được cô bênh ai, nhưng họ đi thẳng đến nhà cô giáo thì làm sao Ban phụ huynh biết được…Tôi nghe nói đến năm 2009 không thi vào đại học nữa mà sẽ xét điểm trong học lực ở các năm cấp 3, theo tinh thần tham nhũng nhiều như thế này thì thực chất học lực rất khó vì lúc ấy các cô chưa chắc đã công bằng…

Còn anh Toản, ở thành phố Vũng Tàu, vừa đưa con vào Sàigòn để thi đại học, cũng đồng quan điểm, anh cho rằng: “Vấn đề chống tiêu cực này nó phải có cả một hệ thống, có một giải pháp đồng bộ chứ không riêng gì một người, hoặc một ngành làm được, phải cả xã hội trong đó có phụ huynh. Nếu như những phụ huynh mà toàn tâm, toàn ý, để đào tạo một thế hệ vững vàng, cho trung thực, thì họ cũng phải tham gia vào.

Chẳng hạn như không chạy trường, chạy điểm tạo ra một môi trường, một mảnh đất cho những nhà giáo dễ bị sa ngã, bởi vì nhà giáo chỉ tham nhũng tiêu cực khi phụ huynh đồng tình với những việc như vậy. Họ có “chạy” thì mới có chuyện đó, nếu không có ai “chạy” thì chẳng có ai làm được chuyện đó.”

Ảnh hưởng của xã hội

Theo ý kiến của chị Trang, một phụ huynh ở Sàigòn, thì bệnh thành tích là một trong những nguyên nhân tiêu cực trong giáo dục, nhưng điều quan trọng là do ảnh hưởng của xã hội, của vấn nạn tham nhũng trên cả nước, và do ý thức của phụ huynh, chị nói:

“Ảnh hưởng nhiều thứ lắm, của xã hội, của cha mẹ nữa. Cái đó là do cha mẹ một phần, nếu cha mẹ thấy con mình học chưa tới, thì bắt nó học nữa, cho tới khi đậu thì thôi.

Cũng do tư tưởng của cha mẹ một phần chứ không thể đổ lỗi cho ai hết, một là do sĩ diện, hai là họ ỷ vào đồng tiền. Bản thân con tôi mà không đạt thì nó phải tự nó học, nếu năm nay không đạt thì năm sau học tiếp, chứ thực chất đậu mà không thực lực thì cuối cùng ra có làm được gì đâu…

Phụ huynh thấy con điểm 9, điểm 10 thì khoái, rồi đến khi đi thi, mới biết điểm đó là điểm “ảo”, thi 10 phần, chỉ có 3 phần…Giáo dục ở nước mình tức cười lắm, chia ra trường chuyên, trường không chuyên, hệ này, hệ kia…

Việt Nam thì bệnh thành tích, nhưng nếu chạy theo thành tích thì mấy trường cũng bắt con em mình đi học thêm để đạt chất lượng…thành ra học trò học nhồi nhét, phụ huynh thành cái bệnh, hễ thấy con người ta đi học thì tự nhiên cũng lo, rồi đua nhau…cuối cùng thành phong trào, nếu không học thêm thì thấy mình bị tuột lại đằng sau.

Phải có người học thì mới có người dậy.. Một phần đa số phụ huynh đi làm không quản lý được con em mình thành ra gửi đến trường như một hình thức học tập mà đỡ bị sa ngã.”

Anh Hoàng, một phụ huynh khác ở Tân Bình, Sàigòn cũng bức xúc, nhưng lại qui phần lớn trách nhiệm là ở nhà trường, anh phát biểu:

“Chuyện đó xảy ra bao nhiêu năm nay rồi, hồi đầu thì ít ai để ý tới, dần dần một, hai năm nay baó chí mới nhảy vào khui ra…Phụ huynh nào cũng vậy, ai mà không muốn cho con mình học hành đàng hoàng, nhưng ở trường, thầy cô bắt học bài thế này, bắt học bài thế kia để được khen, để được thành tích báo cáo…

Phụ huynh thấy con điểm 9, điểm 10 thì khoái, rồi đến khi đi thi, mới biết điểm đó là điểm “ảo”, thi 10 phần, chỉ có 3 phần…Giáo dục ở nước mình tức cười lắm, chia ra trường chuyên, trường không chuyên, hệ này, hệ kia…

Thí dụ như con tôi, lớp 9, thi vào lớp 10, nếu muốn vào trường Nguyễn Thượng Hiền là một trường điểm, 40 điểm mới được vào, trong khi đó nó chỉ được 39 điểm thì nếu tôi muốn mua thêm 1 điểm thì phải chạy… Gần như trường nào cũng có trường hợp đó xảy ra.”

Quy mô

Tiền học phí của học sinh năm nay đóng hơi cao hơn mấy năm rồi, nông dân mình lại thu nhập thấp, tất cả phân bón, vật tư, thuốc trừ sâu lên giá…mà giá thành của trái cây bán ngoài thị trường không có giá, nên thu nhập năm nay của nông dân yếu hơn mấy năm trước. Nếu nhà có đông con đi học thì không thể nào lo cho hoàn chỉnh đâu.

Theo lời chị Hạnh, ở Phủ Cam, Huế, một phụ huynh có tới 5 con vẫn còn đang ở bậc trung học, thì vấn đề tiêu cực không những chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn lan rộng tới các tỉnh lẻ, chị than thở: “Về mảng thi cử, phụ huynh chùi lót mà nhà trường không chấp nhận thì chịu. Nói chung phải cả hai bên. Theo cá nhân tôi thì chuyện chùi lót thiệt thòi cho con em mình quá nhiều, thứ nhất là không có kiến thức để đi lên với xã hội, làm như vậy là làm hư hỏng con em của mình vì nó cứ ỷ là bố mẹ giàu, nó không cần học, không cần trau dồi kiến thức, nó cứ tự động đi lên…

Thành ra, trở thành xã hội không công bằng. Hiện nay, họ đang truy tìm những chuyện tiêu cực nhưng tìm thì tìm vậy thôi, chứ không thể trong sạch hết được vì chuyện này không phải là ở hạ tầng cơ sở nhỏ mà nó rất qui mô.” Tuy nhiên, với anh Phạm văn Hải, một nông dân ở Lạng Sơn, thì nhận xét rằng, trong những năm gần đây, chất lượng giảng dậy ở vùng cao được nâng lên, tình trạng tiêu cực trong giáo dục không thấy có nhiều, và nếu muốn chống tiêu cực thì nên chấm dứt bệnh thành tích, anh nói:

“Thực ra, phụ huynh cũng mong con cái học hành cao, đỗ đạt cao, trong khi đó, sức học có thể là không đạt, nên muốn nhờ nâng đỡ thêm một tí. Nói chung, ở các tỉnh vùng cao của chúng tôi, chất lượng vài năm gần đây độ am hiểu của các cháu có vẻ chất lượng cao hơn, trình độ hiểu biết của học sinh có vẻ cao hơn các năm về trước…

Về bệnh thành tích thì người ta cứ hô hào thì chắc chắn thầy cô cũng cứ phải chạy theo thôi. Bây giờ không đưa thành tích cao, thì chắc chắn người ta sẽ trở lại thực tế. Theo tôi, không nên đặt thành tích lên trên thì sẽ đạt chất lượng dậy và học sẽ được nâng lên .”

Bức xúc

Với ông Nguyễn Văn Hùng, ở Tiền Giang, một nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cả đời chỉ mong sao con cái mình được ăn học đến nơi đến chốn, ông than thở:

“Tiền học phí của học sinh năm nay đóng hơi cao hơn mấy năm rồi, nông dân mình lại thu nhập thấp, tất cả phân bón, vật tư, thuốc trừ sâu lên giá…mà giá thành của trái cây bán ngoài thị trường không có giá, nên thu nhập năm nay của nông dân yếu hơn mấy năm trước. Nếu nhà có đông con đi học thì không thể nào lo cho hoàn chỉnh đâu.

Theo tôi thì phụ huynh nào cũng muốn con mình sẽ được điểm cao nên tìm cách này kia để nói chuyện với thầy cô, nhưng nếu thầy cô có đạo đức đàng hoàng thì phụ huynh làm gì lo lót được? Theo tôi nhận xét thì là do hai phiá hết, thầy cô cũng một phần, phụ huynh cũng một phần, nếu phụ huynh không có yêu cầu thì thầy cô sẽ không tiêu cực…”

Vừa rồi là những ý kiến của một số phụ huynh trong vấn đề giáo dục, để chấm dứt chương trình kỳ này, Phương Anh xin nhường lời cho ông Hùng, người nông dân ở Cái Bè, Tiền Giang: “Con tôi năm nay lớp 9 đang thi chuyển lên lớp 10…Cái chuyện lo lót là của những người có tiền bạc, giàu có, nông dân thì không lo tới chuyện đó đâu, chuyện học hành là có công bằng thôi…Cái chuyện lo lót làm tôi buồn và bức xúc lắm, nhưng số phận phải chịu thôi.

Nếu mà con tôi đụng với con của những người lo lót thì phải nói là rất đau buồn cho số phận của mình, tôi cũng không biết làm sao… Mong làm sao có một xã hội công bằng hơn, nếu để xảy ra và kéo dài như vậy hoài, thì xã hội của mình càng ngày càng thoái hoá.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.