Quan niệm dạy con ngày nay
2006.03.28
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Ông bà ta có câu “Thương cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi”. Với quan niệm như thế nên từ bao đời nay, ở Việt Nam, chuyện giáo dục con cái, dậy dỗ học trò với cây roi mây, cây thước kẻ…là chuyện bình thường. Ở trường, các thầy cô được quyền đánh học trò hay dùng những biện pháp sỉ nhục công khai mà chẳng ai phản đối.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hành vi trừng phạt trẻ em về thể xác đã bị lên án nhiều nhưng vẫn tái diễn. Theo các thông tin gần đây nhất, phần lớn, hành vi trừng phạt trẻ em bằng thể xác và tinh thần thường xảy ra trong gia đình. Trong chương trình kỳ này, Phương Anh xin đề cập đến việc này.
Suy nghĩ của các bậc cha mẹ
Trước hết, để biết thêm về suy nghĩ của các bậc làm cha, làm mẹ, nhất là các ông bố bà mẹ trẻ ngày nay về chuyện dùng roi để dậy dỗ con cái, Phương Anh đã liên lạc với anh Huy, ở Sàigòn, và được anh cho biết:
“Theo tôi nghĩ, chuyện dùng roi vọt đối với con cái đã có truyền thống từ xưa, các cụ để lại rồi…Ở trong gia đình, nhất là Việt Nam mình, chịu ảnh hưởng truyền thống của các cụ để lại. Nhưng thời đại bây giờ, cũng không phải là hễ “đụng” một tí là lấy roi quất vào mông trẻ …
Mình phải coi xem, tùy theo trường hợp mới phải dùng đến roi. Nhưng lúc dậy dỗ trẻ em thì cần phải tỉnh táo, chứ không trong sự tức giận…Nếu dùng roi vọt để dậy con cái, làm sao cho nó nhận được sự giáo dục của mình qua “cái roi, cái vọt” đó, thì đó là điều nên làm.”
Theo tôi nghĩ, chuyện dùng roi vọt đối với con cái đã có truyền thống từ xưa, các cụ để lại rồi…Ở trong gia đình, nhất là Việt Nam mình, chịu ảnh hưởng truyền thống của các cụ để lại. Nhưng thời đại bây giờ, cũng không phải là hễ “đụng” một tí là lấy roi quất vào mông trẻ.
Còn chị Thanh, ở Hà Nam thì cho rằng, nếu dùng lời ngon ngọt để dậy dỗ con thì rất tốt, nhưng chỉ áp dụng được khi con còn nhỏ mà thôi. Chị nói: “Tùy theo lứa tuổi, nếu chỉ mới 3 tuổi thì phải dùng lời ngọt, thì nói nó sẽ nghe hơn…Lớn hơn thì nếu nó “quá thể” quá thì mình cũng nên đánh một roi, nó đau, nó sẽ sợ..Nó lớn thì mới dùng roi đánh được…”
Cô Trang, một giáo viên hành nghề hơn 10 năm qua ở môt trường trung học tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc dậy con bằng roi vọt của mình. Chị nói:
“Đôi lúc cũng có dùng, nhưng bây giờ thì không còn hiệu quả nữa vì bây giờ tụi nó được học, tụi nó cũng biết quyền trẻ em, nên tụi nó cũng không đồng ý với chuyện đó nữa. Nhiều lúc cũng tức quá, cũng lấy cái “cây” mà đánh, nhưng tụi nó cũng không phục mình.
Ở trường, trên báo, đài, các thông tin đại chúng cũng nói về quyền trẻ em, và chúng cũng truyền miệng nhau…Cuối cùng, tuy chúng không hiểu thấu đáo lắm, nhưng đứa nào cũng biết chút chút…Những lúc đó thì vì mình nóng, nhưng sau đó thì thấy rằng biện pháp đó cũng không nên dùng...cũng thấy đó không phải là biện pháp duy nhất.”
Dạy dỗ con cái theo phương Tây
Riêng trường hợp anh Nam, vì làm việc ở một cơ quan nước ngoài, có điều kiện tiếp xúc và đi tham quan các nước, nên anh học hỏi được kinh nghiệm và dậy dỗ con cái theo phương Tây. Anh cũng cho biết về quan niệm giáo dục con cái của đa số bạn bè cùng hoàn cảnh. Anh nói:
“Đó không phải là một giải pháp chuẩn, mình có thể làm sao “đắc nhân tâm”, nhưng mà phải cương quyết…Họ đã thay đổi nhiều, nhiều gia đình phải áp dụng chính sách xem con như là “ bạn”, khai thác những tính tích cực của trẻ, thay vì dùng roi vọt…Theo chiều hướng xã hội hiện nay, vấn đề đó giảm bớt rất nhiều. “
Thưa quí vị và các bạn, thế còn những trường hợp các gia đình đang sinh sống ở hải ngoại, cụ thể là ở Hoa Kỳ thì sao? Chị Hồng, hiện đang cư ngụ ở miền Bắc California cho biết:
“Nhiều khi đánh chưa chắc con đã sợ. Nhưng cũng tuỳ, đứa nào “lì” quá thì mới đánh, những cũng đừng đánh nó thường xuyên, vì nó sẽ lì đòn, không sợ mình…Em nghe nói đánh con, nếu có vết, thì ra ngoài trường… sẽ bị này kia…Nhưng nếu nó lớn mà hư quá, không nói được thì phải đánh thôi.”
Ở Việt Nam, yêu cho roi, cho vọt, nhưng có những người đánh như hành hạ con cái, bạ cái gì, vớ lấy và phang con cái bằng cái đó….Đánh như là tra tấn vậy, thực sự là quá đáng. Nhưng ở bên Mỹ này, đụng vào một tí thì sợ chúng nó gọi “police”, và nếu con mà gọi cảnh sát, nhờ người can thiệp thì còn gì là con cái nữa?
Ông Cao Bình, một cư dân ở thành phố Sacramento, California thì cho rằng: “Ở Việt Nam, yêu cho roi, cho vọt, nhưng có những người đánh như hành hạ con cái, bạ cái gì, vớ lấy và phang con cái bằng cái đó….Đánh như là tra tấn vậy, thực sự là quá đáng.
Nhưng ở bên Mỹ này, đụng vào một tí thì sợ chúng nó gọi “police”, và nếu con mà gọi cảnh sát, nhờ người can thiệp thì còn gì là con cái nữa? Ở bên này, con cái thì không có trên dưới, ông nội, ông ngoại thì cứ “you”, mặt thì “vênh” lên mà không được “bạt tai” một cái sao? Mà hễ “bạt tai” thì lại bị đi tù, thật là lãnh nhách…Theo tôi, ở Mỹ này, nếu bố mẹ có nóng nẩy, “bợp tai” con một cái thì phải được chấp nhận!”
Còn anh Vũ Tiến Dũng, ở Orange County thì lại nói: “Theo tôi, con cái đã qua tuổi thơ ấu rồi thì không nên đánh con dưới bất cứ hình thức nào, vì người ta bảo: dậy con từ tuổi còn thơ, mình chỉ nên dùng lời nói ngọt ngào mà nói thôi, dùng tâm lý để dậy dỗ và hướng dẫn thôi.
Ở bên Mỹ này, có nhiều trường hợp, cha mẹ giận, đánh con vì thấy nó hư quá, rồi nó không gọi cảnh sát, và vì thiếu sự thông cảm giữa bố mẹ với con cái, nên nó nhìn bố mẹ dưới hình thức khác và bỏ nhà đi.
Từ đó, coi như mình mất luôn con, gia đình mất cả hạnh phúc…Theo tôi thì chỉ nên dùng tâm lý để dậy dỗ con thôi, không nên đánh dưới bất cứ một hình thức nào.”
Riêng đối với chị Diễm Tuyết, hiện đang sinh sống và làm việc ở vùng Santa Anna thì phát biểu: “Theo tôi, dậy con cái khi con còn nhỏ, thì lâu lâu cũng phải “đét” vào mông nó một hai cái nhè nhẹ, vì nói hoài mà nó không nghe thì cũng phải đánh một vài roi để nhắc nhở, nhưng không làm đau nó nhiều.
Khi các cháu lớn lên một chút thì không thể áp dụng như vậy được nữa, chẳng hạn 8 tuổi trở lên, thì các cháu đã đủ khôn ngoan để có thể nói bằng lời với cháu rồi…Nếu các cháu có bản tính đặc biệt thì càng không nên dùng roi vọt với cháu, phải đi tìm hiểu tâm lý, phải nói chuyện với cháu nhiều, để tìm xem nguyên nhân tại sao, chứ không nên dùng roi vọt…”
Nguy hại cho các em
Thưa quí vị và các bạn, đối với các nhà tâm lý, chuyện xử dụng hình thức trừng phạt trẻ em về thể xác trong bất cứ trường hợp nào thì cũng đều không được chấp nhận. Theo họ, ngay cả chuyện mắng nhiếc con cái, cũng được coi là hành vi sỉ nhục và bạo lực về tinh thần. Theo cô Đào Uyên, tâm lý gia, làm việc ở miền Nam California hơn 6 năm qua thì chuyện đánh đập trẻ em sẽ vô cùng nguy hại cho các em, cô cho hay:
Nó sẽ ảnh hưởng về tâm lý nhiều, nói về thân xác thì không ảnh hưởng mấy, nhưng cái đó cũng tùy theo mức độ bạo hành, tuỳ theo mỗi trường hợp có những điểm khác nhau. Trước hết là thiếu tự tin, trẻ sẽ nghĩ là nó không có giá trị gì hết, con gái thì nó nghĩ là nó sẽ không đẹp…còn bên trong, thì nó sẽ nghĩ là nó không giỏi về việc học hành…nhất là những em hay bị mắng là ngu xuẩn, ngu đần.
“Nó sẽ ảnh hưởng về tâm lý nhiều, nói về thân xác thì không ảnh hưởng mấy, nhưng cái đó cũng tùy theo mức độ bạo hành, tuỳ theo mỗi trường hợp có những điểm khác nhau. Trước hết là thiếu tự tin, trẻ sẽ nghĩ là nó không có giá trị gì hết, con gái thì nó nghĩ là nó sẽ không đẹp…còn bên trong, thì nó sẽ nghĩ là nó không giỏi về việc học hành…nhất là những em hay bị mắng là ngu xuẩn, ngu đần.
Các em sẽ thiếu sự trưởng thành, rồi bị bệnh xuống tinh thần . Nếu những em bé còn nhỏ, sẽ hay khóc. Khi lớn lên, con trai sẽ hay nóng tính, phá phách và dễ theo băng đảng. Con gái sẽ khinh thường bản thân mình, dễ dàng để cho người con trai lợi dụng thân xác mình…”
Ngoài ra, cô cũng cho biết, phần lớn, một trong những nguyên nhân làm cho cha mẹ đánh con là không kiềm chế được sự nóng giận của mình. Nhất là trong thời buổi hiện nay, cả cha mẹ cùng phải đi làm, và với xã hội ngày càng phát triển, thì càng nhiều vấn đề phức tạp hơn.
Do đó, việc cha mẹ dễ dàng bất đồng quan điểm, dẫn đến việc cãi nhau, tức giận và trút sự tức giận đó lên con cái đưa đến trường hợp đánh con…Cũng theo lời cô, cách đây vài năm, rất nhiều gia đình Việt Nam, bị các cơ quan xã hội của chính phủ bắt mất con, và truất quyền nuôi con của cha mẹ, cũng chỉ vì họ không am hiểu luật lệ khắt khe ở Hoa Kỳ đối với việc xử dụng hình phạt về thể xác với con cái. Cô cho hay:
“Hiện nay, có nhiều thông tin để cho các gia đình Việt Nam biết nhiều hơn, nên con số các gia đình Việt Nam bị xã hội lấy con đã giảm xuống…Nhưng mỗi năm, cũng vẫn có gia đình ở Việt Nam mới qua, người ta chưa biết luật lệ ở bên này, nên họ vẫn gặp trở ngại, vẫn đánh con…
Cũng có trường hợp gia đình ở bên này lâu, nhưng người bố không kiềm chế được nóng giận, hoặc trong gia đình bị thiếu thốn, hai cha mẹ phải đi làm, chịu rất nhiều căng thẳng, bố mẹ cãi nhau, ly dị, tức giận, đánh con…nên con cái lại bị ảnh hưởng."
Phương cách hiệu quả
Thưa quí vị và các bạn, khi hỏi làm thế nào để dậy dỗ con cái cho có hiệu quả nhất, tâm lý gia Đào Uyên trả lời:
Một phần nào đó mình lắng nghe con cái, nhưng không phải cách mình lắng nghe theo kiểu bạn bè…Cái đó không tốt, vì mình vẫn phải giữ giới hạn của mình vì mình là cha mẹ, chứ không phải bạn bè của chúng. Theo quan niệm phương Tây, thì mình đúng là phải bạn bè với con mình, nhưng làm như vậy thì chúng nó sẽ không nghe những gì mình nói, mình khuyên bảo.
“Một phần nào đó mình lắng nghe con cái, nhưng không phải cách mình lắng nghe theo kiểu bạn bè…Cái đó không tốt, vì mình vẫn phải giữ giới hạn của mình vì mình là cha mẹ, chứ không phải bạn bè của chúng. Theo quan niệm phương Tây, thì mình đúng là phải bạn bè với con mình, nhưng làm như vậy thì chúng nó sẽ không nghe những gì mình nói, mình khuyên bảo.
Cho nên, phải có giới hạn rõ ràng. Cha mẹ cần nghe con cái nhiều hơn, nhưng việc đó là một điều khó làm. Bởi vì khi mình nghe con cái nói, thì mình thường nóng giận, và lại phản ứng một cách cũng nóng giận…Điều đó sẽ làm cho con cái sợ và mất tin tưởng vào mình. Tốt nhất là phải biết kiềm chế sự nóng giận của mình khi lắng nghe con cái.”
Quí vị và các bạn vừa nghe một số ý kiến của các cha mẹ về chuyện dậy dỗ con cái bằng hình phạt thể xác, cùng lời khuyên của một tâm lý gia. Quả thật, chuyện giáo dục con cái trong gia đình luôn là việc nhức đầu và chẳng đơn giản chút nào!
Ngoài việc yêu thương con cái, cha mẹ còn phải có kỹ năng và phương pháp giáo dục cho từng cá tính các con của mình, nhất là đối với chị em phụ nữ, với vai trò làm mẹ, thì trách nhiệm còn nặng nề hơn.
Có lẽ, đã đến lúc, cha mẹ phải có sự hiểu biết thêm về tâm sinh lý trẻ em và thay đổi quan niệm cũ do ông bà để lại. Phương Anh xin dừng nơi đây, hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
Những bài liên quan
- Cuộc thi nhiếp ảnh Tôn Vinh Vẻ Đẹp Người Phụ Nữ Việt Nam
- Vai trò và trách nhiệm của người mẹ đi làm
- Tình trạng buôn bán phụ nữ Việt sang Cambodia lên tới mức báo động
- Chloe Đào, giấc mơ đã thành sự thật
- Hội nghị về phụ nữ do NGO tổ chức tại New York
- THÔNG BÁO
- Bạo lực gia đình, nguyên nhân của nhiều vụ ly hôn tại Việt Nam
- Tấm lòng bác ái của Sơ Mai Thị Mậu
- Gary Glitter bị tuyên án tù vì tội dâm ô với trẻ em Việt Nam
- Ca sĩ Gary Glitter bị tuyên án 3 năm tù về tội dâm ô với trẻ em
- Lớp học tình thương ở Vạn Đò, Kim Long, Huế
- Ích lợi của việc cho Con bú sữa Mẹ
- Bà Correta Scott King, ý nghĩa của tình yêu
- Thực trạng các thẩm mỹ viện tư nhân hoạt động vượt các quy định cho phép
- Hiện tượng thanh thiếu niên rủ nhau tự tử tập thể
- Lễ Valentine tại Việt Nam
- Ngày Lễ Tình Yêu ở Việt Nam
- Vợ chồng cãi nhau: Hậu quả và ảnh hưởng
- ‘Chợ Người’, những mảnh đời bị rao bán ở Việt Nam
- Nhiều bé gái Việt Nam bị bán sang các động mãi dâm ở Cambodia