Các vấn đề chính sách và nhân sự trong Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam

Việt Long, phóng viên đài RFA

Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc hội nghị lần thứ 12 khoá 9. đây là một trong những hội nghị trung ương đảng chuẩn bị cho đại hội đảng khoá 10, trong đó các vấn đề chính sách và nhân sự được quyết định cho năm mười năm tới.

NongDucManh200.jpg
Ông Nông Đức Mạnh đang duy trì được quyền lực ở vị thế khá vững chắc và không có ai thách thức. AFP PHOTO

Mời quý thính giả nghe tiếp những nhận định và phân tích của ông Hoàng Thanh Phong, một chuyên gia kinh tế đang làm việc cho một cơ quan ở Việt Nam. Ông Phong cũng là người rất quan tâm đến tình hình trong nước, và thuộc giới thông thạo tin tức. Mời quý vị nghe tiếp Việt-Long với ông Hoàng Thanh Phong.

Người miền Nam hay miền Bắc?

Việt-Long: Trong tình hình mà tương quan kinh tế đang có chiều hướng nghiêng nhiều về phía Nam, thì liệu một người miền Nam sẽ có nắm vị trí lãnh đạo quyết định là Tổng bí thư và một ngươì miền Bắc sẽ là Thủ tướng hay không? Hay ngược lại?

Hoàng Thanh Phong:Vấn đề này cũng đang là một chủ để cần phải thảo luận và quyết định. Tuy nhiên, xét về mặt con người hiện tại của chế độ Hà Nội, chúng ta cũng thấy các yếu tố sau đây: Ông Nông Đức Mạnh đang duy trì được quyền lực ở vị thế khá vững chắc và không có ai thách thức.

Trong mấy năm trước thì cũng có ý kiến là ông Phan Diễn, được coi là nhân vật số hai trong đảng sau ông Nông Đức Mạnh, có thể là một lựa chọn, nhưng gần đây thì hình ảnh của ông đã mờ nhạt vì các nhân vật trẻ hơn trong đảng đã không muốn ông tiếp tục ngồi lại, vì sẽ dẫn đến nguy cơ trì trệ.

Cũng có ý kiến cho rằng ông Phan Diễn đã phạm sai lầm trong việc xử lý các khiếu nại tố cáo của nhóm tướng lĩnh quân đội đã về hưu do tướng Nguyến Nam Khánh cầm đầu, gây khó khăn cho nhóm của ông Nông Đức Mạnh và ông Trần Đình Hoan là người hiện đầy quyền lực trong cương vị trưởng ban tổ chức trung ương.

Các đại biểu của Hội nghị 12 đã hầu như tin chắc là ông Mạnh sẽ ngồi lại thêm một nhiệm kỳ nữa, như vậy ông ta chỉ ra đi vào 2011.

Sự lựa chọn hàng đầu

nếu cuộc tranh luận chỉ xoay quanh việc ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Nguyến Khoa Điềm, bên cạnh một ông Nông Đức Mạnh sẵn sàng thoả hiệp để cốt giữ quyền lợi phe nhóm để bảo vệ các quyền lợi cá nhân của họ, tạo dựng phe phái để chia quyền, thì chính quyền trung ương ở Hà Nội sẽ gặp khó khăn vì sẽ làm đông đảo dân chúng mất lòng tin.

Việt-Long: Có nhận định là xét theo cơ cấu hiện nay thì ông Nguyễn Tấn Dũng người gốc Nam Bộ sẽ lên thay ông Khải, và một ông nào đó miền trung, như ông Nguyễn Khoa Điềm xuât thân từ Huế, sẽ lên thay ông Trần Đức Lương?

Hoàng Thanh Phong: Hội nghị 12 khôngđưa ra kết luận chính thức về ai sẽ là thủ tướng hay chủ tịch nước. Tuy nhiên các nguồn tin cao cấp đều cho rằng hai ông này đang là sự lựa chọn hàng đầu của đảng. Ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng có thể lên kế nhiệm ông Khải, thì chỉ có ông Nguyễn Minh Triết, cùng là người miền Nam, hiện làm bí thư đảng của thành phố Hồ Chí Minh, là có thể đảm nhiệm vị trí thủ tướng.

Tuy nhiên hiện thì ông Triết vừa chữa bệnh bên Pháp về, sức khoẻ sau này chưa biết ra sao, nên khó mà có thể đảm nhận được vị trí đó. Và vấn đề là nếu cuộc tranh luận chỉ xoay quanh việc ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Nguyến Khoa Điềm, bên cạnh một ông Nông Đức Mạnh sẵn sàng thoả hiệp để cốt giữ quyền lợi phe nhóm để bảo vệ các quyền lợi cá nhân của họ, tạo dựng phe phái để chia quyền, thì chính quyền trung ương ở Hà Nội sẽ gặp khó khăn vì sẽ làm đông đảo dân chúng mất lòng tin.

Chính sách dài hạn

Việt-Long: Có ý kiến cho rằng Hà Nội đã xây dựng các chính sách dài hạn nhằm tạo dựng một nền tảng cho việc bảo đảm quyền lực chính trị lâu dài của họ càng lâu càng tốt. Ông thấy vịêc này ra sao?

Hoàng Thanh Phong: Trong những năm vừa qua, chính quyền Việt Nam đã tiến hành việc trao thêm quyền hành cho các lãnh đạo địa phương, thí dụ, từ năm 2000 đến 2003, thì Hà Nội cho các tỉnh quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có quy mô tăng từ $5 triệu đô la tăng lên tới $40 triệu đô-la, và nhiều tỉnh có quyền quyết định việc xây dựng các dự án hạ tâng cơ sở theo quy hoạch của địa phương, chứ không nhất thiết phải theo kế hoạch của chính quyền trung ương, và từ 2005 thì các tỉnh sẽ được nhận ngân sách từ bộ tài chính để tự quyết định chi tiêu. Sự phân cấp này tạo ra ba cái lợi cho chính quyền ở trung ương:

Trước hết là từ nay trung ương bớt bị lôi kéo vào các vụ việc hành chính trải dài từ bắc vào nam mà bộc lộ sự yếu kém trong điều hành. Thứ nhì, là các cán bộ tỉnh có quyền trực tiếp điều hành ngân sách tỉnh, tức là có quyền cắt bánh chia phần với nhau, như vậy sẽ trung ương sẽ có vai trò giám sát nhiều hơn – làm sai thì cũng không bị trách nhiệm mà có cấp dưới giơ đầu chịu báng;

Bạn nghĩ gì về cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Và thứ ba: trong việc bầu cử chức vụ lãnh đạo - thì các địa phương sẽ ít có sự chọn lựa - họ sẽ bầu, hay phải bầu, cho các nhân vật do trung ương đưa đến, để đổi lấy sự yên vị của chính họ ở địa phương. Trong thực tế thì rất nhiều lãnh đạo cấp tỉnh đã không muốn “lên” trung ương vì thà làm “đầu con gà” còn hơn lên làm “má con lợn”.

Như vậy, theo như các kịch bản của cải cách đang diễn ra ởViệt Nam, thì rõ ràng chính quyền trung ương ở Việt Nam trong tương lai sẽ cố gắng một cách tinh vi để duy trì quyền lực chính trị tập trung ở Hà Nội, và họ cố gắng phân tán sự thách thức đến các cấp địa phương. Nói khác hơn, nếu có một phong trào dân chủ xuât hiện thì phong trào đó sẽ phải đấu tranh từng bước một từ cấp địa phương lên đến trung ương - một quá trình không phải dễ

Các tiêu chí cho lựa chọn nhân sự

Việt-Long: Cũng có các nguồn tin bên trong đảng cho biết là hiện thì tại các cấp lãnh đạo cao nhất đang có các cân nhắc mới về các vị trí quan trọng trong chính phủ tương lai.

Các vị trí trong tương lai này sẽ ít phụ thuộc vào thành tích quá khứ, mà phụ thuộc vào khả năng đối phó với các tình huống trong tương lai. Việc này ra sao?

Hoàng Thanh Phong: Đúng là Hội nghị 12 có nêu ra các tiêu chí cho lựa chọn nhân sự cho tương lai, nhưng các tiêu chí đó chủ yếu dựa vào thành tích của quá khứ. Từ nay cho đến lúc đảng có thể đưa ra danh sách chính thức thì vẫn còn cả sáu tháng – đây là thời gian cần thiêt để các nhân vật có thể vận động cho vị trí của họ.

Tuy nhiên có những vấn đề có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của Việt Nam mà lại không chắc đã xảy ra sớm, cho nên việc lựa chọn nhân sự sẽ là một công việc không dễ dàng trong những tháng tới đây.

Những tác động lớn

Việt-Long: Đó là những vấn đề nào?

Trong tương lai, chuyện Việt Nam có được chấp nhận vào Tổ chức thương mại thế giới WTO hay không sẽ có những tác động rất lớn ảnh hưỏng đến cán cân quyền lực ở Việt Nam.

Hoàng Thanh Phong: Trong tương lai, chuyện Việt Nam có được chấp nhận vào Tổ chức thương mại thế giới WTO hay không sẽ có những tác động rất lớn ảnh hưỏng đến cán cân quyền lực ở Việt Nam.

Từ lâu rồi thì ban lãnh đạo đảng đã chuẩn bị cho ông Nguyễn Tấn Dũng vị trí phó thủ tướng thứ nhất, có nghĩa là ông ta đã sẵn sàng lên thay cho ông Phan Văn Khải vào bất cứ lúc nào, chậm nhất là vào năm 2007.

Tuy nhiên, uy tín của ông Tấn Dũng hiện đang bị lung lay, vì ông ta đã bị coi là phạm các sai lầm khá nghiêm trọng trong thời gian qua, như việc có liên can đến vụ Năm Cam ở thành phố HCM, rồi thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng rối loạn ở các cộng đồng người thiểu số ở Tây Nguyên, rồi việc không hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế quan trọng như xây dựng các công trình lớn như lọc dầu Dung Quất, hay chậm trong các dự án về điện, thép, xi măng, phân bón cho nông nghiệp, và đặc biệt mới đây để xảy ra khủng hoảng thiếu điện hay để xảy ra các vụ tham nhũng nghiêm trọng ở TP HCM.

Trong khi đó, thì một nhân vật tuy không mới nhưng lại khá nổi lên gần đây, đó là ông phó thủ tướng Vũ Khoan, phụ trách về kinh tế đối ngoại. Vai trò của ông Vũ Khoan đã tăng lên dần dần kẻ từ khi ông ta có thành tích trong việc ký được Hiệp định Thương mại Việt Mỹ BTA, và từ đó giúp mở được cánh của thương mại vào thị trường Mỹ rất quan trọng.

Khác với ông Nguyễn Tấn Dũng là người xuất thân từ ngành an ninh, ông Vũ Khoan là một nhân vật dân sự chuyên nghiệp, và với kinh nghiệm về ngoại giao, cộng với một hình ảnh rất nổi bật bên cạnh thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến Mỹ du mới đây, ông Vũ Khoan hoàn toàn có khả năng ở vào vị trí thích hợp hơn trong cương vị là thủ tướng tương lai của Việt Nam, một sự lựa chọn sẽ tốt hơn nhiều so với các gương mặt hiện thời trong chính trường Việt Nam.

Tuy nhiên có khả năng là ông Khoan sẽ không nhận ghế thủ tướng vì theo tiêu chí của Hội nghị 12 thì ông Khoan sẽ bị coi là cao tuổi. Ông Khoan năm nay đã 68 tuổi, quá cao so với ông Dũng mới có 56 tuổi.

Tranh chấp phe phái

Việt-Long: Theo những điều ông trình bày thì đến nay vấn đề tranh chấp quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ đảng Cộng sản cũng không rõ nét. Phải chăng đây cũng là điều hiếm có và đáng mừng cho Việt Nam?

Hoàng Thanh Phong: Điều hiếm có ấy lại không xảy ra, vì thực sự đang có tranh chấp phe phái. Cuộc vận động giành quyền lực chính trị ở Việt Nam ngày càng rõ nét thì càng biểu hiện tranh chấp.

Việt Nam cần người có tư duy thông thoáng và kiến thức hịên đại hơn là những nhân vật giỏi thống trị để giữ quyền lực cho Đảng. Tuy nhiên các đại biểu đảng chọn lựa bầu cử cho quyền lợi tổ quốc hay cho quyền lợi cá nhân của họ là điều còn trong vòng nghi vấn.

Trong thời gian gần đây thì có hiện tượng là rất nhiều các nhân vật được coi là do ông Đỗ Mười đưa lên nay đang bị tấn công: đó là các ông Hoàng Trung Hải, bộ trưởng Công nghiệp và phụ trách ngành điện, Đỗ Trung Tá của bộ Bưu chính Viễn thông hay Võ Hồng Phúc của Bộ Kế hoạch Đầu tư, thông qua các bài báo tố cáo các sai phạm nghiêm trọng của họ trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên hiện vẫn còn khá sớm để có thể dự đoán ai sẽ là các ứng cử viên nặng ký vào các chức vụ quan trọng của chính quyền Việt Nam trong 5 năm tới, trong khi việc hội nhập của Việt Nam với cộng đồng kinh tế thế giới sẽ rất quan trọng đối với tương lai phát triển của đất nước.

Triển vọng gia nhập WTO đã gần kề tuy chưa chắc là trong năm nay, nhưng sẽ là cánh cửa mở rộng đầy cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Giới thức giả trong nước cũng cho rằng Việt Nam cần những nhân vật giỏi làm kinh tế đối ngoại hơn là chính trị nội địa, đúng như điều mà ông nói là nghe tin từ trong nội bộ đảng.

Việt Nam cần người có tư duy thông thoáng và kiến thức hịên đại hơn là những nhân vật giỏi thống trị để giữ quyền lực cho Đảng. Tuy nhiên các đại biểu đảng chọn lựa bầu cử cho quyền lợi tổ quốc hay cho quyền lợi cá nhân của họ là điều còn trong vòng nghi vấn.

Và những nhân vật lãnh đạo sắp tới sẽ cho thấy rõ đảng Cộng sản Việt Nam chọn hướng nào, quyền lợi đất nước hay quyền lợi cá nhân gia đình. Là những người quan sát tình hình từ bên trong, chúng tôi hiểu rằng Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn vô cùng quan trọng.

Lực lượng có thiện chí cải cách có lên được hay không sẽ phụ thuộc vào bước tiến tới đây. Nếu tiến trình hội nhập bị chậm lại, phe bảo thủ sẽ có cơ hội trổi dậy, và như vậy có thể Việt Nam sẽ mất nhiều năm nữa để tạo được một cơ hội khác.