Hoạt động của tiệm cầm đồ vào dịp năm hết Tết đến
2006.01.24
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
“Giáp Tết Bính Tuất, nhiều sinh viên ghé tiệm cầm đồ”, đó là tựa đề bài viết đăng trên tờ Công an Nhân dân số ra hôm đầu tuần. Báo này cho biết, vật mang cầm của các sinh viên gồm đủ mọi thứ, từ những vật dụng có chút giá trị như xe đạp, máy tính, cho tới những món hàng chỉ đáng vài ba chục ngàn như quạt điện, nồi cơm điện.

Thậm chí có khi cả thẻ sinh viên cũng được mang cầm thế vì chủ nhân nó lâm cảnh túng thiếu vào dịp Xuân về. Để tìm hiểu thêm về hoạt động của tiệm cầm đồ vào dịp năm hết Tết đến, phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi hỏi chuyện ông Hoài, một chủ tiệm cầm đồ ở quận 4 Saigon.
Trong câu chuyện với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, ông Hoài cho biết theo kinh nghiệm sinh sống lâu nay bằng nghề cầm đồ, thì việc các sinh viên cầm thế xe đạp, nguyên nhân chính không phải là vì họ đang cần hay thiếu tiền.
Vẫn theo lời ông Hoài, thì trong Nam hoặc ở Saigon, mỗi khi sinh viên túng thiếu thì họ cố gắng tìm cách giải quyết khác hơn là phải mang đồ của mình đi cầm thế.
Khi nói về những thành phần thường hay lui tới tiệm cầm đồ của ông nhất, ông Hoài cho phóng viên đài chúng tôi biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Khi được hỏi về công việc làm ăn của ông mấy ngày cận Tết ra sao, ông chủ tiệm cầm đồ ở quận Tư Saigon giải thích như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Bạn nghĩ gì về việc sinh viên cầm đồ? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Về cách tính tiền lời trên các món hàng khi khách mang đến tiệm cầm đồ, ông cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Trong khi đó, báo Công an Nhân dân cho hay trong thời gian này, giá cả tại nhiều hiệu cầm đồ ở Hà Nội hầu như được tính theo sự thỏa thuận sẵn theo sàn.
Xe đạp thường có giá cao nhất vào khoảng từ 150 ngàn đến 300 ngàn đồng, giàn máy tính cao nhất cũng không thể quá một triệu đồng. Lãi suất những thứ này được tính theo ngày, bình quân chừng 1% một ngày, có nghĩa là một tháng lên tới 30 hay 31%.
Báo chí Hà Nội nói thêm là, sinh viên cầm đồ sẽ “kéo cày trả nợ”, sau Tết nguyên đán. Hậu quả đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống ăn học, đèn sách của họ. Nhiều sinh viên vẫn chưa rút ra được bài học qúy báu đó mà cứ lẩn quẩn mãi trong cái vòng –vay nợ; nợ vay ấy.
Những bài liên quan
- Biếu xén trong dịp Tết của người Việt ở trong nước
- Đại diện Việt kiều kêu gọi Hà Nội cần cởi mở hơn
- Sinh hoạt ca nhạc trong năm Ất Dậu (tiếp theo)
- Thị trường Việt Nam nhộp nhịp trước Tết Nguyên Ðán
- Phản ứng của học sinh và giáo viên về việc bãi bỏ quy chế điểm thưởng
- Sớ táo quân
- Thái Lan chuẩn bị 196 tỷ baht để dân chúng ăn Tết Bính Tuất
- Nhìn lại năm cũ và tính chuyện năm mới
- Rượu giả tràn lan thị trường nhân dịp Tết
- Việt Nam bãi bỏ quy chế điểm thưởng vào đại học, giữ điểm thưởng vào lớp 10
- Hệ thống điểm thưởng cho học sinh giỏi Việt Nam sắp được quyết định
- Tổng kết tình hình ca nhạc Việt Nam trong năm con Gà
- Phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến về văn học hải ngoại 30 năm qua và báo Xuân Bính Tuất.
- Việt Nam: thêm 3 đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển vào Ðại học, Cao đẳng
- Sài Gòn: gía bánh Chưng bánh Tét tăng cao hơn năm ngoái
- Việt kiều về Việt Nam ăn Tết ngày càng đông
- Hàng giả tràn ra thị trường trong những ngày gần Tết
- Phỏng vấn ông Klaus Rohland, Giám Ðốc Quốc Gia của Ngân Hàng Thế Giới ở Việt Nam
- Sinh hoạt của người dân Sài Gòn trong những ngày Tết sắp đến
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục họp xét một số vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo