Nhà văn Dương Thu Hương tham dự Festival Văn Chương Quốc tế tại New York
2006.04.27
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Hiện có một hoạt động văn hóa quốc tế đang diễn ra tại thành phố New York của Hoa Kỳ. Đó là Festival Văn chương Thế giới do Hội Văn Bút Hoa Kỳ phối hợp tổ chức. Gia Minh có mặt tại một trong những sinh hoạt của kỳ festival vào tối ngày 26 tháng tư vừa qua và gửi về bài tường trình sau.
Mới hơn 7 giờ tối thế nhưng dọc con đường 43, trước cửa hội trường Town Hall ở thành phố New York, một dòng người bắt đầu xếp hàng để vào xem chương trình Faith & Reason: Writers speak, tạm dịch là ‘Nhà Văn lên tiếng về vấn đề Niềm tin và Lý lẽ’.
Đây là một sinh hoạt thuộc Festival Văn Chương Quốc tế - Pen World Voices, Tiếng nói Văn bút Thế giới. Festival kéo dài từ thứ ba 25 cho đến hết ngày 30 tháng tư 2006.
Một người đến tham dư sinh hoạt này, trong khi xếp hàng trước lúc vào dự chương trình cho biệt lý do tìm đến với hoạt động này. Đại ý theo vị nữ thính giả này thì vấn đề ‘Niềm Tin và Lý lẽ’ lâu nay có những xung đột với nhau, dù rằng đó là hai mặt cơ bản của đời sống. Chị từng nghe tiếng một số văn sĩ là diễn giả của chương trình nên đến nghe ý kiến của họ về hai điều đó.
Quá 8:15 phút một chút, chương trình bắt đầu khai mạc với phát biểu của nhà văn Salman Rushdie, nhân vật quen thuộc với nhiều người Việt qua tác phẩm 'Nhưng Vẫn Thơ của Quỷ Satan'
Bài phát biểu của nhà văn Salman Rushdie cũng như của 13 diễn giả khác đều xoay quanh chủ đề ‘Niềm tin & Lý lẽ’. Theo ban tổ chức thì đây là hai lĩnh vực luôn tồn tại trong một sự cộng sinh khó khăn. Nhiệm vụ của nhà văn với những trải nghiệm về chân lý và có khả năng làm chủ ngôn từ thì họ có thể giúp hàn gắn mối nứt rạn giữa đam mê của niềm tin và sự minh bạch của lý lẽ.
Nữ văn sĩ Gioconda Belli của Nicaragua thì nêu ra sự mông lung của con người giữa hai lĩnh vực này.
Tiêu đề của bài phát biểu của nhà văn Dương Thu Hương là “Nhu cầu của sự Giải phóng”. Theo bà, nhu cầu đó có lẽ là điều mong muốn sơ khởi nhất của con người. Trong suốt hành trình cuộc sống, con người do những yếu tố như nỗi sợ hãi, lo lắng, hy vọng về tương lai khiến con người luôn tìm đến sự giải phóng.
Trong số 14 diễn giả của chương trình có nhà văn nữ Dương Thu Hương của Việt Nam. Bài phát biểu của bà được trình bày do người phiên dịch là cô Nina McPherson.
Tiêu đề của bài phát biểu của nhà văn Dương Thu Hương là “Nhu cầu của sự Giải phóng”. Theo bà, nhu cầu đó có lẽ là điều mong muốn sơ khởi nhất của con người. Trong suốt hành trình cuộc sống, con người do những yếu tố như nỗi sợ hãi, lo lắng, hy vọng về tương lai khiến con người luôn tìm đến sự giải phóng.
Niềm tin đã giúp con người vượt qua được những thử thách, cụ thể là sự đấu tranh để sinh tồn hàng ngày. Thế rồi nảy sinh như bất đồng ngôn ngữ trong chuyện Tháp Babel, rồi đến chia rẽ về niềm tin. Từ đó nảy sinh ra chiến tranh và xung đột.
Sau khi đưa ra một số dẫn chứng về thực tế cuộc sống, bà Dương Thu Hương kết luận là nếu may mắn thế giới này còn tồn tại thì đó không phải là nhờ các vì lãnh đạo tinh thần tôn giáo các nhà khoa học nhưng nhờ vào sự tử tề, lòng độ lượng và nhờ biết lắng nghe những tiếng nói từ tấm lòng con người.
Dù không phát biểu trực tiếp, nhưng sau khi người phiên dịch đọc bài thuyết trình của mình thì nữ văn sĩ Dương Thu Hương cũng đăng đàn đọc bốn câu Kiều của Nguyễn Du.
Đây là lần đầu tiên nhà văn Dương Thu Hương đến Hoa Kỳ. Trong dịp tham gia Festival Văn chương Thế giới lần này, bà sẽ có cuộc nói chuyện cũng nhà văn Robert Stone tại Thư viện New York vào sáng chủ nhật 30 tháng tư này. Chủ đề là ‘Cuộc chiến Việt Nam, tình trạng kiểm duyệt và vai trò của nhà văn tại Việt Nam’.
Ngay sau chương trình, một nữ thỉnh giá người Mỹ có tên là Marie Alyce Devieux đưa ra ý kiến về những bài phát biểu, và đặc biệt về bài của nhà văn Dương Thu Hương. Đại ý cô Marie Alyce Devieux cho biết cô rất cảm động với các bài phát biểu và thích thú với bài của nhà văn Dương Thu Hương, nhất là được nghe chính giọng nói của bà.
Đây là lần thứ hai Festival Văn Chương Thế giới - Pen World Voice được tổ chức. Năm nay festival qui tụ 135 nhà văn từ 33 quốc gia đến tham dự. Festival có 54 chương trình.
Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ có 3.100 thành viên gồm những nhà văn, các chủ biên, dịch giả.
Gia Minh tường trình từ New York.
Thông tin trên mạng:
- Trang web của Pen World American Center
Những bài liên quan
- Kết thúc 3 ngày hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Hội nghị “Tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở Á Châu”
- Cánh Đồng Bất Tận, một hiện tượng văn học đang gây nhiều tranh luận tại VN
- Báo chí Việt Nam đang được cởi trói ?
- Tác giả “Cánh đồng bất tận” bị Ban tuyên giáo tỉnh Cà Mau bắt làm kiểm điểm
- Khái niệm và quyền tự do thông tin tại Việt Nam (phần 2)
- Giáo sư Phạm Cao Dương nói về tình hình giảng dạy tiếng Việt ở hải ngoại
- Khái niệm và quyền tự do thông tin tại Việt Nam (phần 1)
- Nhà văn Cao Xuân Huy và tạp chí Văn Học
- Mạn đàm với họa sĩ Hồ Thành Đức
- Mạn đàm với nhà văn Huy Phương
- Phỏng vấn nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự (phần 1 & 2)
- Mạn đàm với nhà văn Bùi Bích Hà về những tác phẩm đã xuất bản
- So sánh hai tác phẩm: "Tự Điển Văn Học" ở trong nước và "Tác giả Việt Nam" ở hải ngoại
- Liệu "Truyện Kể Năm 2000" có được tái xuất bản?
- Hai quyển nhật ký liệt sĩ trở thành sách bán chạy nhất xưa nay ở Việt Nam
- Phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến về văn học hải ngoại 30 năm qua và báo Xuân Bính Tuất.
- Ông Bùi Tín bàn về bản dịch bài viết của ông Jordan D. Ryan của báo Vietnam Net
- RSF: 2005 là năm tang thương nhất đối với các nhà báo trên toàn cầu