Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị điều chỉnh cơ cấu chính phủ giảm và sáp nhập một số bộ. Phải chăng đây là sự cải tổ hệ thống từng được dư luận quan tâm. Mời quí thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên với Luật Sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội.

Nam Nguyên: Chính phủ ít bộ hay nhiều bộ theo ông có là nguyên nhân về guồng máy không hiệu quả hay không?
Luật sư Trần Vũ Hải: Không thể phủ nhận hoặc khẳng định theo điều này, theo tôi không liên quan nhiều đến nhau lắm.Tuy nhiên có thể nói thế này, nhân dân mong muốn càng ít quan chức càng tốt nhưng quan chức cần phải minh bạch các trách nhiệm của mình, nhân dân cũng phải được biết trách nhiệm của quan chức như thế nào.
Tại nhiều cuộc chất vấn của quốc hội, nhiều vị bộ trưởng trả lời không phụ trách lãnh vực này lãnh vực kia. Được hỏi thế ai phụ trách thì bộ trưởng được hỏi vì ngần ngại hoặc lý do nào đó, không muốn nêu ra lãnh vực trách nhiệm của bộ khác.
Cho nên một chính phủ ít bộ trưởng, tôi nghĩ rằng việc qui trách nhiệm cho các vị đó sẽ dễ hơn. Câu chuyện hiện nay là có hai, ba bốn bộ cùng phụ trách một lãnh vực chồng chéo nhau.
Ví dụ vấn đề chất lượng hàng hóa thì bộ công nghiệp, bộ thương mại, bộ khoa học công nghệ, bộ y tế đều tham gia vào cả ….chồng chéo lên nhau. Bây giờ cũng chưa thể rõ nhưng tôi cho rằng trong tương lai không xa chính phủ sẽ tiến tới chỗ chỉ còn mười mấy bộ thôi, chắc chắn là xu hướng như vậy. Tôi nghĩ vấn đề chồng chéo sẽ không xảy ra nhiều nữa.
Nam Nguyên: Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam cần bộ trưởng như thế nào cần nhà chính trị hay cần chuyên gia.---Tuổi tác, sức khoẻ và học vấn. Theo sự nhận định của Luật sư.
Theo tôi bộ trưởng phải trẻ phải có ngoại ngữ, học tập và có kinh nghiệm công tác ở nước ngoài. Bây giờ đang trong thời kỳ hội nhập, cần phải nắm vững các nước khác nghĩ gì mong muốn gì ở Việt Nam. Thí dụ là châu Âu, Trung Quốc, Singapore, Mỹ.
Luật sư Trần Vũ Hải: Trước hết tôi xin trình bày quan điểm mới về một chính phủ dự kiến. Chúng tôi cho rằng các phó thủ tướng và bộ trưởng mới phải trẻ. Các vị đã già có thể tham gia trong cương vị cố vấn hoặc trong đảng hay quốc hội ….
Theo tôi bộ trưởng phải trẻ phải có ngoại ngữ, học tập và có kinh nghiệm công tác ở nước ngoài. Bây giờ đang trong thời kỳ hội nhập, cần phải nắm vững các nước khác nghĩ gì mong muốn gì ở Việt Nam. Thí dụ là châu Âu, Trung Quốc, Singapore, Mỹ.
Nếu tôi không nhầm thì hai vị phó thủ tướng dự kiến đều học ở nước ngoài về và có kinh nghiệm ở nước ngoài, tôi nghĩ hai ghế đó đạt yêu cầu, còn các vị bộ trưởng mới phải trẻ.
Nam Nguyên: Nói như thế thì Luật sư chọn nhà chính trị hay nhà chuyên môn. Ông không cần nhà chính trị trong chính phủ hay sao?
Luật sư Trần Vũ Hải: Ở Việt Nam nhà chính trị thực sự hay không là một câu hỏi. Là nhà chính trị theo tôi họ phải có bản lĩnh, có chính kiến riêng biệt không bị sức ép của "người khác".
Ở Việt Nam có thể để ý rằng, những người được gọi là nhà chính trị, thí dụ các vị ở Trung Ương Đảng, các vị trước đây là luật gia, kỹ sư v..v… các vị là những công chức ở các bộ, vụ phó vụ trưởng. Sau được cử vào Trung Ương Đảng, được giao làm bí thư tỉnh ủy chẳng hạn, như thế phần lớn các vị đó là nhà kỹ trị được chính trị hóa mà có khi không phải là bước định hình ban đầu của họ.
Cho nên ở Việt Nam không thể phân biệt nhà chính trị hay nhà kỹ trị, tôi nghĩ là các bộ trưởng hiện nay không thể xuất phát từ các nhà chính trị được. Sự thật không có các nhà chính trị đơn thuần ở Việt Nam. Tôi muốn nói là ở lứa trẻ, thực sự không có, chỉ là các nhà kỹ trị có kinh nghiệm quản lý có một số thành công nhất định nào đó, chứng tỏ là mình có khả năng là nhà lãnh đạo tốt.
Nam Nguyên: Thưa Luật sư, việc điều chỉnh cơ cấu chính phủ có được xem là cải tổ hệ thống hay không, theo nhận định của ông?
Luật sư Trần Vũ Hải: Tôi nghĩ đây không phải là cải tổ, đây chỉ là một bước tiến nhỏ. Do thời gian do nhiều quyền lợi, lợi ích khác nhau cho nên ông Nguyễn Tấn Dũng không thể cải tổ và làm cuộc cách mạng cơ cấu lại chính phủ hiện nay. Chính ông chủ nhiệm ủy ban pháp luật quốc hội khi thẩm định đề án này cũng phải thừa nhận điều đó và chỉ coi là một bước tiến nhỏ.
Tôi nghĩ đây không phải là cải tổ, đây chỉ là một bước tiến nhỏ. Do thời gian do nhiều quyền lợi, lợi ích khác nhau cho nên ông Nguyễn Tấn Dũng không thể cải tổ và làm cuộc cách mạng cơ cấu lại chính phủ hiện nay. Chính ông chủ nhiệm ủy ban pháp luật quốc hội khi thẩm định đề án này cũng phải thừa nhận điều đó và chỉ coi là một bước tiến nhỏ.
Theo tôi nếu đã thực sự là một cuộc cải cách lớn, nếu mà đảng cộng sản Việt Nam mà chấp nhận giao quyền cho ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thì ông Dũng có toàn quyền lựa chọn các vị trợ lý là các phó thủ tướng và các vị bộ trưởng của mình. Còn đảng và quốc hội chỉ còn đặt ra vấn đề đồng ý hay không đồng ý mà thôi.
Nam Nguyên: Như ông nói thì những bước tiến của Việt Nam vẫn cứ từ từ chậm chạp?
Luật sư Trần Vũ Hải: Vâng, cũng có thể ngừơi ta có cái triết lý sợ bước tiến nhanh quá sẽ nhảy vào những hố sâu… Như tôi đã nói nhiều lần, sẽ khó có thể trông đợi những bước tiến lớn của Việt Nam. Hàng năm thì sẽ thấy không có gì thay đổi, nhưng cứ 5 hay 6 năm hoặc 10 năm thì có thể thấy là có thay đổi hơi lớn một chút.
Điển hình là nhìn vào nền kinh tế Việt Nam cách đây mấy năm có thể thấy là kinh tế Nhà nước chiếm chủ đạo, doanh nghiệp Nhà nước là chính. Nhưng rồi kinh tế tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn, và các doanh nghiệp Nhà nước hầu hết đã cổ phần hóa, nghĩa là thực sự tư nhân hóa một phần.
Có thể nhìn thấy những bước tiến như vậy, ngay từ bây giờ đảng cộng sản Việt Nam đã có nghị quyết là thay đổi cơ cấu chính quyền hiện nay phân biệt rõ chính quyền đô thị chính quyền nông thôn. Thậm chí đề xuất bầu xã trưởng tiến tới bầu trực tiếp tỉnh trưởng (chủ tịch UBND tỉnh). Nghĩa là sẽ nhìn thấy những bước tiến nhỏ, phải sau năm, mười năm thì mới có bước tiến lớn.
Nam Nguyên: Cảm ơn Luật sư Trần Vũ Hải đã trả lời Đài RFA.