Tự do báo chí tại Việt Nam theo nhận định của Freedom House
2006.11.05
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Freedom House, tổ chức phi chính phủ cổ động và truyền bá tự do-dân chủ vừa trình làng trang web mới ở địa chỉ www.freedomhouse.org, chứa đựng đầy đủ thông tin cũng như kết quả các cuộc khảo sát suốt hơn 2 thập niên qua về tình hình tự do báo chí tại 194 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhân dịp này, Trà Mi có cuộc trao đổi với bà Karin Karlekar, chuyên gia nghiên cứu cấp cao và là người quản lý biên tập các cuộc khảo sát về tự do báo chí của Freedom House, tại New York, để tìm hiểu thêm nhận xét của tổ chức này về môi trường báo chí ở Việt Nam. Phần chuyển ngữ do Phương Anh trình bày.
Đề cập đến đánh giá chung của Freedom House về tự do báo chí ở Việt Nam, bà Karlekar cho biết:
Bà Karin Karlekar: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm qua không có tiến bộ gì nhiều so với năm trước đó. Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong nhóm các nước chót bảng trong số 194 quốc gia được khảo sát, với số điểm rất tệ. Tóm lại, tôi có thể nói là tình hình báo chí ở Việt Nam năm vừa rồi không có gì khả quan tích cực cho lắm.
Trà Mi: Các cuộc khảo sát của Freedom House về lĩnh vực này được thực hiện đều đặn thường niên phải không, thưa bà?
Bà Karin Karlekar: Vâng, đúng thế. Kết quả khảo sát thường được công bố ngay trước ngày Tự do báo chí thế giới hàng năm, và nêu lên thực trạng tự do báo chí của từng nước trong cả năm trước đó. Vì vậy, dữ kiện mới nhất mà chúng tôi đang có hiện nay là về tình trạng của năm 2005.
Cuộc nghiên cứu sắp tới về tình hình của năm 2006 sẽ được công bố vào tháng tư năm sau. Tuy nhiên, những dữ liệu gần đây nhất mà chúng tôi thu thập được cho thấy tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm nay cũng chẳng có gì tiến triển.
Hầu hết các tệ trạng mà chúng tôi từng ghi nhận được từ những năm trứơc đây như sách nhiễu, đàn áp người viết cho dù là trên internet, hoặc giả là tình hình chung của các phương tiện truyền thông đại chúng… nói chung chẳng có gì chuyển biến cả.
Hầu hết các tệ trạng mà chúng tôi từng ghi nhận được từ những năm trứơc đây như sách nhiễu, đàn áp người viết cho dù là trên internet, hoặc giả là tình hình chung của các phương tiện truyền thông đại chúng… nói chung chẳng có gì chuyển biến cả.
Trà Mi: Xin bà cho biết những đánh giá và kết luận này được dựa trên các cơ sở nào?
Bà Karin Karlekar: Cơ bản là chúng tôi nhìn vào môi trường chung của hoạt động truyền thông báo chí, chứ không chỉ từ một khía cạnh như việc nhà báo bị sách nhiễu, mà tập trung vào điều kiện luật pháp toàn diện, môi trường chính trị và đàn áp chính trị, môi trường kinh tế, cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến tự do báo chí hay chất lượng truyền thông. Tóm lại chúng tôi xét đến nhiều khía cạnh khác nhau.
Về phương diện luật pháp, trong số những yếu tố chúng tôi xét đến có luật bảo vệ an toàn cho nhà báo và các điều kiện đăng ký hoạt động báo chí và truyền thông.
Về mặt chính trị, chúng tôi cân nhắc đến vô số yếu tố từ việc kiểm duyệt báo chí, quyền tiếp cận thông tin của người dân, cho tới những hành động đàn áp, chống lại nhà báo như bắt bớ, giam cầm, hoặc tấn công ký giả. Chúng tôi cũng lưu ý đến khả năng mà các nhà báo nước ngoài lẫn trong nứơc được phép phản ánh tin tức trung thực mà không bị sách nhiễu.
Trong lĩnh vực kinh tế, chúng tôi khảo sát rất nhiều yếu tố như cấu trúc của hệ thống báo chí, tư nhân được thành lập báo đài hay không, và xem xét tới những ảnh hửơng của tham nhũng, hối lộ đối với báo chí. Nghĩa là chúng tôi thu thập và đánh giá từ nhiều góc độ.
Trà Mi: Chính quyền Hà Nội luôn khẳng định rằng ở Việt Nam không có giới hạn tự do báo chí, hệ thống truyền thông đại chúng nội địa đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, mang đến những thông tin hữu ích và cần thiết cho nhân dân. Những sự giới hạn chỉ nhằm mục đích ngăn cản các nội dung độc hại hầu bảo vệ người dân và an ninh quốc gia. Quan điểm của bà ra sao?
Bà Karin Karlekar: Hầu hết các cơ quan truyền thông báo chí tại Việt Nam đều thuộc nhà nước và được đặt dứơi sự kiểm soát hết sức chặt chẽ. Thêm vào đó lại có những luật lệ nghiêm ngặt đối với các bài viết bị coi là có nội dung đi ngược lại quyền lợi quốc gia, trong khi đây rõ ràng là một phạm trù hết sức rộng lớn nhưng lại không đựơc định nghĩa cụ thể. Cho nên, tôi cho rằng báo chí ở Việt Nam thật sự bị giới hạn rất nhiều. Thực tế cho thấy đã có nhiều tờ báo bị kỷ luật hay đóng cửa, nhiều phóng viên bị gây khó khăn chỉ vì các giới hạn này.
Nói về phạm vi sở hữu, báo chí nội địa đều do nhà nước, quân đội, hay đảng cộng sản chủ quản. Báo chí tư nhân không có điều kiện ra đời và phát triển. Trong khi đó, quyền tiếp cận với báo chí, truyền thông nước ngoài của người dân lại bị thu hẹp. Đài báo quốc tế bị ngăn cản và phá sóng.
Nói về phạm vi sở hữu, báo chí nội địa đều do nhà nước, quân đội, hay đảng cộng sản chủ quản. Báo chí tư nhân không có điều kiện ra đời và phát triển. Trong khi đó, quyền tiếp cận với báo chí, truyền thông nước ngoài của người dân lại bị thu hẹp. Đài báo quốc tế bị ngăn cản và phá sóng.
Tiếp cận thông tin qua phương tiện internet hay các kênh truyền hình vệ tinh thì có phần đỡ hơn chút ít, vì các lĩnh vực này nhà nước khó có khả năng kiểm soát tuyệt đối, mặc dù họ vẫn nỗ lực kiểm duyệt tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trà Mi: Nhưng nhà nước Việt Nam lý giải nguyên nhân của sự kiểm duyệt ấy là vì nếu người dân tiếp cận và bị ảnh hưởng bởi các quan điểm đối lập sẽ dẫn đến các nguy cơ cho an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc?
Bà Karin Karlekar: Tôi nghĩ có lẽ chính phủ lo sợ quyền độc tài cai trị của đảng cộng sản bị ảnh hưởng hơn là an ninh hay đoàn kết quốc gia. Họ làm mọi cách để cố gắng kéo dài quyền lực chính trị, và kiểm soát tất cả phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những biện pháp chính. Dường như đó là một xu hướng chung, tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Cuba, Miến Điện, hay Bắc Hàn.
Trà Mi: Mặc dù quốc tế vẫn liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam cải thiện tự do báo chí, nhưng cho tới nay vẫn chưa có bước chuyển biến đáng kể nào….
Bà Karin Karlekar: Không hề. Những chuyển biến có đựơc xuất phát từ các yếu tố khách quan chứ không phải từ chính quyền. Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đang sử dụng những biện pháp đàn áp nặng nề đối với các nhà báo, các tác giả hay những nhà hoạt động dân chủ bày tỏ quan điểm đối lập trên mạng. Số điểm và bảng xếp hạng về tự do báo chí của Freedom House cho thấy không hề có bất cứ sự cải thiện nào từ chính quyền Việt Nam cả.
Trà Mi: Thế thì theo bà có biện pháp nào cụ thể hơn và hiệu quả hơn hầu thúc đẩy tự do báo chí tại Việt Nam?
Bà Karin Karlekar: Tôi nghĩ có thể ảnh hửơng của quốc tế sẽ dần dà giúp môi trường báo chí ở Việt Nam cởi mở hơn, mặc dù chính phủ Hà Nội vẫn luôn nỗ lực kháng cự lại. Theo tôi, chúng ta nên tiếp tục cổ võ để ngày càng nhiều người sử dụng internet hơn nữa, nhiều người tiếp cận với các đài quốc tế hơn nữa.
Những biện pháp này rất hữu ích và tương đối khó bị kiểm soát hơn. Điển hình như ở Trung Quốc, mặc dù chính phủ nước này đã thành lập nhiều ban ngành quản lý, kiểm soát internet, thế nhưng theo tôi, họ không thành công. Và dĩ nhiên nhiều người biết đến internet thì họ sẽ tiếp cận được nhiều thông tin hơn.
Cho nên, tôi cho rằng, đối với trường hợp của Việt Nam và các quốc gia khác tương tự, internet vừa là nguồn hy vọng chủ yếu trong việc cổ động, thúc đẩy sự cởi mở về truyền thông báo chí, vừa mang lại nhiều thông tin cho người dân trong nứơc.
Cho nên, tôi cho rằng, đối với trường hợp của Việt Nam và các quốc gia khác tương tự, internet vừa là nguồn hy vọng chủ yếu trong việc cổ động, thúc đẩy sự cởi mở về truyền thông báo chí, vừa mang lại nhiều thông tin cho người dân trong nứơc.
Trà Mi: Freedom House có kế hoạch cụ thể nào giúp cải thiện tình hình báo chí tại Việt Nam chăng, thưa bà?
Bà Karin Karlekar: Hiện tại chúng tôi chưa có kế hoạch nào cụ thể đối với thực trạng ở Việt Nam, nhưng đây quả là quốc gia mà chúng tôi đang rất quan tâm. Vì Việt Nam là một trong những nước có tình hình tự do báo chí tồi tệ nhất trên thế giới, rất đáng kêu gọi sự chú ý của công luận quốc tế hơn nữa.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Thông tin trên mạng:
- Worst of the Worst: The World's Most Repressive Societies 2006
Những bài liên quan
- Quyền Tự do Thông tin ở Việt Nam?
- Việt Nam siết chặt kiểm soát báo chí
- Dư luận nghĩ gì về việc Chính phủ VN xử phạt báo chí đưa tin về vụ tiền polymer?
- Ủy ban bảo vệ ký giả phản đối Việt Nam về việc đình bản hai tờ báo
- Nhận định của RSF về tự do báo chí tại Việt Nam và thế giới
- Ân xá Quốc tế tố cáo Việt Nam tạo không khí sợ hãi cho người dùng Internet
- Thêm một tờ báo tại Việt Nam bị đình bản
- Tiền Giang: người sử dụng Internet phải xuất trình chứng minh nhân dân
- Việt Nam: 2 tờ báo bị đình bản vì đưa tin về vụ in tiền Polymer