Trần Thanh Hiệp - Nguyễn An
Việt Nam đã gia nhập WTO và bình thường hóa quan hệ thương mại một cách vĩnh viễn với Hoa Kỳ nhưng tin tức hàng ngày vẫn còn cho thấy công an tiếp tục đàn áp đối lập dưới đủ mọi hình thức sách nhiễu. Tuy vậy, người ta tự hỏi không chừng đó là những chuyển động mang ý nghĩa bước đi mở đường cho dân chủ chăng?

BTV Nguyễn An của Đài chúng nói chuyện với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, về vấn đề này. Xin thưa là ý kiến của lụât sư Hiệp không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Nguyễn An: Việt Nam đã vượt qua mọi trở ngại để được vào WTO và có quy chế quan hệ thương mại binh thường vĩnh viễn với Mỹ. Như vậy là cửa hội nhập với thế giới đã rộng mở cho Việt Nam. Luật sư có nghĩ rằng hai sự kiện này sẽ giúp cải thiện tình hình chính tri ở trong nước không? Hay là vẫn không có gì thay đổi cả?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Hiện tại trước mắt thì tình hình chưa thấy có gì mói. Đảng Dân chủ Nhân dân vừa lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục giam giữ rất nhiều nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền và những công nhân tranh đấu cho quyền lao động.
Trong khi đó thì dân chúng vẫn cứ tự động hành sử nhân quyền và dân quyền, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam vừa chính thức thành lập mà không xin phép. Tức là sự giằng co giữa bất hợp pháp và hợp pháp đang tiếp tục. Điều đáng nói là chính quyền Hà Nội không hay có thể là chưa leo thang đàn áp kịch liệt như lời đồn đãi từ lúc Thượng đỉnh APEC chưa họp.
Nguyễn An: Liệu đó có phải là tình trạng sa lầy mà Luật sư đã dự đoán không? Nhưng Luật sư cũng lại nói rằng sa lầy sẽ không kéo dài. Vậy theo Luật sư thì sa lầy sẽ chấm dứt như thế nảo? Vì sẽ có áp lực quốc tế hay do nhà cầm quyền Hà Nội đơn phương chấm dứt đàn áp hay do phe tranh đấu dân chủ đã thắng?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Trước khi giải đáp ba nghi vấn vừa được nêu lên, tôi thấy cần nói thêm về chuyện sa lầy. Khi tôi nói sa lầy là tôi muốn nói một tình trạng trong đó chính quyền không đàn áp dứt điểm được mà phía tranh đấu dân chủ cũng không giành được những thắng lợi chiến lược để đột xuất thành lực lượng đối lập có khả năng tranh dân với chính quyền.
Nếu tình trạng này càng kéo dài thì càng có lợi cho chính quyền nếu không muốn nói rằng chính quyền không mong gì hơn là thấy các tổ chức tranh đấu chống lại mình sẽ tự ung thối hay bị làm ung thối để tan rã. Trong cuộc tranh chấp ở trong nước hiện nay, thời gian là đồng minh của chính quyền. Điều này thì ai cũng đều thấy cả, nhất là phía tranh đấu dân chủ.
Nếu tình trạng này càng kéo dài thì càng có lợi cho chính quyền nếu không muốn nói rằng chính quyền không mong gì hơn là thấy các tổ chức tranh đấu chống lại mình sẽ tự ung thối hay bị làm ung thối để tan rã. Trong cuộc tranh chấp ở trong nước hiện nay, thời gian là đồng minh của chính quyền. Điều này thì ai cũng đều thấy cả, nhất là phía tranh đấu dân chủ.
Nguyễn An: Thời gian là đồng minh của chính quyền, nhưng ông lại cho là sa lầy sẽ không kéo dài. Phải chăng luật sư lấy điều mơ ước làm sự thật?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Có rất nhiều lý do khiến cho sa lầy không thể kéo dài. Trước hết chính quyền Hà Nợi không còn giữ được thế chủ động của những giai đoạn họ chưa gia nhập tổ chức WTO. Nên mặc dầu trên lý thuyết họ có thể đàn áp dứt điểm kiểu Thiên An Môn nhưng trên thực tế thì họ không dám phiêu lưu leo thang đi tới như thế, vì không lường trước được cái giá phải trả sẽ đắt rẻ ra sao.
Hơn nữa, vào được WTO cũng là băt đầu bước vào một cuộc phiêu lưu tưởng rằng không có. Chính những gì xảy ra cho Trung Quốc từ 2001, là năm TQ gia nhập WTO, đến nay đã cho thấy rằng luật quốc tế về kinh tế đã đẩy cuộc đổi mới đi theo một tốc độ còn mau hơn luật quốc tế về chính trị. TQ đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị trước khi gia nhập WTO nhưng vẫn chẳng có được thay đổi nào để áp dụng công ước này.
Trái lại, tư cách thành viên WTO của TQ đang biến pháp luật của nước này thành một cơ xưởng chế hóa pháp luật mới. Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng vậy, Vì là một thành viên của WTO nên chính quyền Hà Nội không hy vọng cứ ù lì như đã sử sự trong việc áp dụng hai Công ước quốc tế về nhân quyền mà họ đã tham gia từ 1982. Hà Nội không thể duy trì nguyên vẹn các luật pháp của thời chuyên chính chỉ sơn phết lại qua loa được nữa. Tổ chức WTO có một cơ quan tài phán riêng và cơ quan này đã không khoan nhượng mỗi khi có tranh chấp.
Nguyễn An: Thế còn về phía tranh đấu dân chủ thì sao?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Như mọi gnười đã thấy, những người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam đã tự đặt mình vào tình trạng bất hợp pháp hiểu theo nghĩa không hợp với luật lệ do chính quyền đặt ra. Như vậy, đương nhiên là phải đi tới để hợp pháp hóa tình trạng mới này thôi.
Nguyễn An: Theo Luật sư, có hy vọng gì hợp pháp hóa một tình trạng bất hợp pháp trong lòng một chế độ đã tự quyền đặt ra pháp luật và sẵn sàng đặt đối lập ra ngoài vòng pháp luật không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đứng về mặt chính trị mà nói thì không dễ gì hợp pháp hóa được nếu không có sự tiếp tay cách này cách khác của chính quyền Hà Nội. Nhưng đứng về mặt pháp lý mà nhận định thì tôi cho là có hy vọng. Vì pháp luật của phe thống trị có thể ví như một khế ước song phương đã ký kết với phe bị trị.
Có thể là vì hãy còn quá sớm. Nhưng hàng ngũ của những người này đang trên đà phát triển, nhất là sự kết hợp giữa trong và ngòai nước lại mỗi ngày một mở rộng thêm. Ai cũng biết rằng trong chiến lược cách tự vệ tốt nhất là phản công. Do đó, tôi cho là những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam sẽ không ngồi yên mà rã hàng. Sớm muộn, nhưng chắc là sớm hơn muộn, tình trạng sa lầy sẽ phải chấm dứt.
Người cầm quyền mà không thi hành nghĩa vụ của mình thì dân cũng không còn nghĩa vụ phải tuân lệnh nữa. Và nếu phe thống trị lại dùng luật pháp đi ngược lại quyền lợi chính đáng của dân mà đàn áp dân thì dân không có lý do gì phải tuân phục cách phe thống trị áp dụng luật pháp.
Cuộc xét lại khế ước một cách thực tế như thế, sẽ đẻ ra một trình trạng xã hội thực tế không luật pháp mà pháp luật mới sẽ phải ra đời để hợp thức hóa. Cho đến nay thì những nhà tranh đấu dân chủ nhân quyền chỉ mới bất tuân lệnh để tự vệ, chưa có hành động nào tấn công đối với địa vị của phe thống trị.
Có thể là vì hãy còn quá sớm. Nhưng hàng ngũ của những người này đang trên đà phát triển, nhất là sự kết hợp giữa trong và ngòai nước lại mỗi ngày một mở rộng thêm. Ai cũng biết rằng trong chiến lược cách tự vệ tốt nhất là phản công. Do đó, tôi cho là những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam sẽ không ngồi yên mà rã hàng. Sớm muộn, nhưng chắc là sớm hơn muộn, tình trạng sa lầy sẽ phải chấm dứt.
Nguyễn An: Đại sứ Mỹ ở VN vừa tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng nhân quyền ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần được giải quyết và Mỹ vẫn tiếp tục quan tâm đến vấn đề này dù VN đã không còn trong danh sách CPC. Ông Đại sứ cũng nhắc đến chuyện bác sĩ Phạm Hồng Sơn và cho rằng nhà nứơc không nên có cách đối xử như vậy. Luật sư có cho rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam hoàn toàn tùy thuộc vào áp lực quốc tế hay không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, việc ông Đại sứ Mỹ ở Việt Nam đã nói rất rõ về những gì Tổng thống Bush đã không nói trong dịp ông tới Hà Nội dự Hội nghị Thượng đỉnh Apec đã cho ta thấy được hai điều. Một, là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam chỉ có một mức quan trọng rất tương đối trong bang giao Mỹ-Việt Nam. Hai, là Mỹ vẫn chưa xếp hồ sơ này vì còn nhiều vấn đề chưa gải quyết.
Nhưng rút lại, theo tôi, đừng nên tưởng lầm rằng quốc tế, cụ thể là Mỹ, sẽ quyết định hết mọi chuyện, kể cả chuyện chính trị, ở Việt Nam hiện nay.
Người Việt Nam nên suy ngẫm những bài học mới Afghanistan và Iraq, nếu đã quên bài học cũ Việt Nam 1975. Dân chủ chỉ ra đời ở Việt Nam qua một tiến trình những người dân chủ chuyển hóa được độc tài, điều mà dù có áp lực quốc tế tối đa, những người Afghanistavà Iraq vẫn chưa thực hiện được.
Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.