Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Trong nhiều ngày qua các cơ quan truyền thông và thông tấn quốc tế có đưa tin về việc công an xuất hiện đông đảo quanh khu vực tòa tổng giám mục và Nhà Chung Huế từ những ngày cuối Năm âm lịch đến nay.

Tin tức từ trong nước cũng cho biết công an lục soát phòng riêng của linh mục Nguyễn Văn Lý và tịch thu máy vi tính cùng tài liệu. Họ yêu cầu linh mục Lý phải theo họ về đồn làm việc nhưng cha Lý nhất định từ chối và công bố bố tuyệt thực vô thời hạn.
Mới đây, nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền đã phổ biến trên Internet kháng thư về việc nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp giáo hội Thiên Chúa Giáo ở Huế. Một trong các vị linh mục ký tên trong kháng thư là linh mục Phê Rô Nguyễn Hữu Giải đã dành cho ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc trao đổi sau đây, để nói thêm về tình hình mới nhất.
Câu chuyện với linh mục Nguyễn Hữu Giải bị gián đoạn nhiều lần, cuối cùng bị cắt ngang. Âm thanh đứt khoảng, chúng tôi cố giữ lại những đoạn tạm dùng được, xin cao lỗi cùng quý vị. Xin nhường lời cho anh Đỗ Hiếu.
Sau khi tự giới thiệu với qúy vị thính giả đang nghe đài RFA, linh mục Nguyễn Hữu Giải sơ luợc về những gì đã xảy ra tại tòa tổng giám mục và Nhà Chung Huế:
“Công an kéo đến rất đông từ những ngày trước Tết quanh tòa tổng giám mục Huế và Nhà Chung, việc xuất nhập rất khó khăn. Tối mồng 2 Tết lúc 10 giờ, công an còn tiến vào phòng riêng của linh mục Nguyễn Văn Lý tịch thu máy vi tính cùng tại liệu. Sự phong tỏa này khiến các vị tu sĩ và giáo dân bất bình.”
Linh mục Nguyễn Văn Lý
Công an buộc linh mục Lý phải theo họ về đồn công an, linh mục Lý nhất quyết từ chối, nói rằng muốn ông lên đồn thì chỉ còn có cách bắt ông lên xe chở đi thôi và linh mục công bố tuyệt thực để phản đối hành động gây khó dễ của công an. Linh mục Giải cho biết hiện giờ linh mục Lý vẫn còn đang tuyệt thực.
Về tình trạng của linh mục Nguyễn Văn Lý trong lúc này, linh mục Nguyễn Hữu Giải kể tiếp: "Công an buộc linh mục Lý phải theo họ về đồn công an, linh mục Lý nhất quyết từ chối, nói rằng muốn ông lên đồn thì chỉ còn có cách bắt ông lên xe chở đi thôi và linh mục công bố tuyệt thực để phản đối hành động gây khó dễ của công an. Linh mục Giải cho biết hiện giờ linh mục Lý vẫn còn đang tuyệt thực."
Linh Mục Nguyễn Hữu Giải cho biết là việc sử dụng điện thoại bị gặp khó khăn, mọi cuộc điện đàm đều bị theo dõi, từ xa gọi về rất khó nghe:
“Nhà nước cho người theo dõi mọi cuộc trao đổi với bên ngoài, cho nên lúc nói chuyện rất khó nghe, có tiếng được, tiếng mất và không thể thông báo số điện thoại của các vị linh mục khác ở Nhà Chung Huế.”
Tết Mậu Thân năm 1968
Dịp này, linh mục Nguyễn Hữu Giải tóm tắt một số ý chính được nêu lên với nhà cầm quyền Việt Nam, đồng thời hồi tưởng lại những nỗi đau thương từng xảy ra tại cố đô Huế hồi Tết Mậu Thân năm 1968:
“Linh Mục Nguyễn Hữu Giải yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt hành động gây khó dễ cho sinh hoạt tôn giáo, hành xử đúng luật lệ do hiến pháp quy định, tôn trọng quyền tự do căn bản của người dân.
Linh mục Giải nhắc lại những đau thương tang tóc khi Hà Nội vi phạm hiệp định ngưng chiến đưa quân đội tấn công các tỉnh miền Nam, giết hại thường dân, nay thảm cảnh đó lại xảy ra một lần nửa tại Huế vào những ngày đầu xuân." Linh Mục Nguyễn Hữu Giải cũng nhắc lại sự hy sinh của cố linh mục Nguyễn Kim Điền trong công cuộc bảo vệ đạo pháp và nguyện vọng tự do, dân chủ: "Đức tổng giám mục Philipê Nguyễn Kim Điền, từng giữ trách vụ quản lý tổng giáo phận Huế là một vị lãnh đạo tinh thần kiên quyết đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và suốt đời bảo vệ tự do tôn giáo. Sau năm 1975 ngài bị sách nhiễu liên tục, sức khỏe suy kém.
Khi làm đơn xin đi nước ngoài trị bệnh, linh mục bị đưa vào bệnh viện và người ta nghi ngờ linh mục Nguyễn Kim Điền bị chích thuốc cho chết. Gương hy sinh của ngài được giáo dân tôn vinh.”
Kháng thư của đại diện nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền được gởi đi từ Huế hôm 22 tháng 2, 2007 và mang chữ ký của linh mục Têphanô Chân Tín, linh mục Phêrô Phan Văn Lợi và linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải.