Tình trạng thầy cô giáo bắt phạt học sinh ở Việt Nam hiện nay
2006.11.21
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Liên tiếp trong cuối tháng 10 vừa qua, và mới đây, theo các thông tin của các báo trên mạng trong nước như Thanh niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong đều có bài nói về tình trạng các cô giáo cấp 1 và mẫu giáo bắt phạt học sinh rất nặng nề như quì gối “lết” 100 vòng quanh lớp, tát tai học sinh liên tiếp đến nỗi cháu chảy máu mũi, rồi có cô lại dùng kim chích doạ đâm cháu, có cô lại bắt cháu ngậm giẻ….
Phải chăng tình trạng về đạo đức của các cô giáo dậy trẻ đang đến hồi báo động? Hình ảnh cô mẫu giáo tốt lành như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mô tả “Muà Xuân ai đi hái hoa, mà em đi nuôi dậy trẻ” phải chăng đã không còn?
Nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt Nam năm nay, Phương Anh mời quí vị nghe những tâm tình của các nhà giáo và một số phụ huynh về vấn đề này, nhất là những phụ huynh của các em trong vụ việc xảy ra tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, Hải Phòng, nơi có giáo viên xử phạt học sinh quá nặng nề.
Thưa quí vị, trước hết, để tìm hiểu tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi có tỉ lệ các trường mẫu giáo cao nhất, Phương Anh đã hỏi thăm chị Lệ Trâm, có con đang theo học tại một trường mẫu giáo ở quận Tân Bình, chị cho hay:
“Em có đưá con, năm nay hơn 4 tuổi, tự nhiên một buổi sáng không chịu đi học, nó nói rằng con chán lắm không đi học, vì cô giáo nói con là học ngu như bò, nó tức tối, nó nhất định không chịu đi học nữa. Em phải ra nói chuyện với cô giáo. Theo em, các cô giáo bây giờ ít có cô nào ăn nói chừng mực, nhiều cô nói chuyện khó chịu lắm.
Các cô giáo lớn tuổi rất có tâm huyết, dậy dỗ các cháu tốt lắm, những cô mới ra trường thì cách ăn nói, cách xử sự với các em chưa hẳn là một cô giáo, nhiều lúc xử dụng từ ngữ kỳ lắm, khó chịu lắm, có nhiều khi còn xưng hô các em là “mày, tao”, cho các em nghe những bài nhạc trong những giờ rảnh không được phù hợp cho lắm…
Trong khi đó các cháu ở tuổi mẫu giáo, cho các cháu nghe những bài nhạc yêu đương, không cho các cháu nghe nhạc thiếu nhi mà lại cho cháu nghe nhạc trẻ bây giờ. Cháu về nhà hát mà em nghe cũng hết hồn! Hỏi tại sao con lại thuộc những bài này thì cháu trả lời là cô giáo bật nhạc lên cho con nghe.”
Chỉ có một số cô thế này thế nọ, thực ra hầu hết các cô đều tốt, nếu không thì làm sao phụ huynh tin tưởng gửi con, nếu trường làm không tốt thì làm sao người ta gửi được…Trong sự lựa chọn thì nhà nước không thể nào mà lựa chọn tốt hết được cả, thì cũng lọt một vài cá nhân , con sâu làm rầu nồi canh thôi.
Riêng cô hiệu trưởng trường Mầm Non 7, quận Tân Bình thì cho biết rằng chỉ có một số cô giáo nào đó, cá biệt mà thôi, cô nói:
“Chỉ có một số cô thế này thế nọ, thực ra hầu hết các cô đều tốt, nếu không thì làm sao phụ huynh tin tưởng gửi con, nếu trường làm không tốt thì làm sao người ta gửi được…Trong sự lựa chọn thì nhà nước không thể nào mà lựa chọn tốt hết được cả, thì cũng lọt một vài cá nhân , con sâu làm rầu nồi canh thôi.”
“Một con sâu làm rầu nồi canh”
Với sự việc xảy ra ở trường mẫu giáo dân lập Họa Mi, phường Xuân Bình, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, theo tin của báo Tuổi trẻ ngày 27-10, có cô giáo dùng kim tiêm dí vào mặt cháu 5 tuổi ngay tại lớp học, cô Hương, một nhân viên đang làm tại phòng hiệu trưởng cho biết:“Đó là một sơ suất của cô giáo thôi, nhưng bây giờ cô ấy cũng không còn dậy nữa. Đó là một bài học để cô giáo rút kinh nghiệm chung, giống như “một con sâu làm rầu nồi canh”.
Phòng giáo dục vẫn nhận xét trường hoạt động tốt, phụ huynh nếu chưa gửi con vô trường, đọc một tờ báo như thế thì hoảng lắm, nhưng thực tế, khi gửi con vô trường thì thấy không có như thế, trường chăm sóc tốt. Thực ra khi báo lên như thế, em cũng bức xúc. Nhà báo nói như thế nhưng không thấu hết hoàn cảnh chỉ nghe từ phụ huynh thôi.”
Riêng với sự việc xảy ra tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, Hải Phòng, nơi tờ Thanh niên Online, ngày 10 tháng 11, đăng với nội dung rằng cô giáo Từ Thị Loan đã có hình phạt rất nặng nề, khiến một số phụ huynh vô cùng bức xúc phải viết đơn tố cáo. Bà Nguyễn thị Dung, hiệu trưởng trường cho biết:
“Ngay từ lúc đầu chúng tôi đã phổ biến việc nghiêm cấm tất cả những hành vi như đánh học sinh. Sự thực nó có xảy ra, nhưng nó không đến độ như là báo chí đưa tin. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành kỷ luật cô giáo, chúng tôi đang dựa vào những văn bản của nhà nước…
Cô giáo thì rất ân hận, không còn đủ nghị lực để làm bất kỳ điều gì, rất khổ tâm về việc mình đã làm, không may trong lúc nóng giận, đã có hành vi sai trái như thế. Thực sự người Việt Nam mình thì nhiều khi cũng hay mắng con, ví dụ như người mẹ nóng thì mắng, và cô giáo nóng giận thì cũng nói “bắt các em đi 100 vòng” nhưng ai nỡ làm như thế!
Cô giáo thì rất ân hận, không còn đủ nghị lực để làm bất kỳ điều gì, rất khổ tâm về việc mình đã làm, không may trong lúc nóng giận, đã có hành vi sai trái như thế. Thực sự người Việt Nam mình thì nhiều khi cũng hay mắng con, ví dụ như người mẹ nóng thì mắng, và cô giáo nóng giận thì cũng nói “bắt các em đi 100 vòng” nhưng ai nỡ làm như thế!
Và chúng nó đâu có phải chảy máu mũi đâu, cháu nó bị chảy máu cam thôi, chúng nó vẫn đi học bình thường, vẫn khoẻ mạnh, không có một cháu nào nghỉ học cả…Chúng tôi rất đau khổ, không biết nói như thế nào. Trường như một đám tang vậy!”
Ngoài ra, cô cũng cho biết thêm về cô Từ Thị Loan, một nhà giáo đã có 20 năm trong nghề cùng ý kiến của dư luận: “Cô này là một cô khối trưởng, là một người tâm huyết với nghề, tôi được nghe nhiều ý kiến phản ứng, cách xử lý của cô là không được, nhưng cũng phải mong là các gia đình thông cảm cho cô giáo, nhưng cũng có người đọc báo thì sợ quá. Nói chung, có hai luồng dư luận, nhưng chúng tôi cũng phải theo luật nhà nước mà kỷ luật giáo viên.”
Đau sót
Nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt Nam hôm qua, nhìn lại sự việc đã xảy ra, cô hiệu trưởng cho biết: “Chúng tôi vô cùng đau xót, nhìn chung, những vất vả của anh chị em giáo viên để có được ngôi trường có nề nếp, các cháu học ngoan, 1750 phụ huynh tín nhiệm.. Đó là công sức lớn lao của giáo viên, nhưng trong một lúc giáo viên không làm chủ được bản thân mình, đã phủi đi tất cả, không biết đến bao giờ mới lấy lại được niềm tin của phụ huynh.
Đó là điều chúng tôi rất đau xót. Nhưng chúng tôi cũng mong muốn là phụ huynh phải có cái nhìn, mở rộng lòng với giáo viên. Chúng tôi cũng không chấp nhận việc giáo viên làm như thế, chúng tôi sẽ kỷ luật gắt gao, nhưng cái cách góp ý của phụ huynh thì…vì đời người lớn lắm chứ, nhất là danh dự, nhiều khi có thể làm cho người ta đến bước đường cùng.
Hiện nay cô Loan không muốn sống nữa, cứ đòi tự tử, đau khổ đến mức độ như thế, và chúng tôi là những nhà giáo cũng rất đau đớn.”
Cũng theo lời bà cho hay, hiện nay, cả tập thể phụ huynh lớp 3A1 cùng rất đông phụ huynh khác đã làm đơn kiến nghị để xin đừng buộc cô giáo Loan thôi việc vì cô là người có đến 20 năm kinh nghiệm trong nghề và học sinh được cô hướng dẫn đều trở nên ngoan ngoãn, học giỏi. Chị Vũ Thị Nhung, mẹ của em Trịnh Linh Dương, một trong 4 em được nhà báo nêu tên nói:
“Chuyện xảy ra em cũng rất buồn vì dư luận chung khi báo chí đưa lên thì phải có sự thực, nhưng khi nó qua báo chí thì đã được khuếch đại lên rất nhiều. Nếu đọc báo thì sự việc hết sức khủng khiếp bởi vì con em cũng là một trong 4 cháu có tên trên báo.
Gia đình em hết sức bất ngờ vì rõ ràng con nhà mình vẫn đi học hàng ngày, vẫn mặc quần đùi, nhưng thực tế nhà em thấy chân cháu không bị làm sao cả, nên hoàn toàn không biết sự việc xảy ra, chỉ đến khi báo đưa tin thì mới biết. Khi em hỏi cháu thì cháu cũng nói là cô giáo cũng “tát” nhẹ thôi sau đó cô giáo quì, và đi quanh lớp, trong khi đó thì cô chép cái đầu bài trên bảng, xong, cô cho các cháu về chỗ ngồi làm bài.”
huyện xảy ra em cũng rất buồn vì dư luận chung khi báo chí đưa lên thì phải có sự thực, nhưng khi nó qua báo chí thì đã được khuếch đại lên rất nhiều. Nếu đọc báo thì sự việc hết sức khủng khiếp bởi vì con em cũng là một trong 4 cháu có tên trên báo.
Phản ứng của phụ huynh, học sinh
Khi hỏi thăm về tình trạnh của em Dương sau khi bị cô giáo phạt, chị nói: “Cháu nhà em thì không bị làm sao cả, gia đình nhà em mới đi tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và tham dự buổi họp với phụ huynh của lớp gồm có 32 người, hầu hết đều nói rằng cô Loan không thù oán ai, chỉ xuất phát từ động cơ của cô rất tốt, mục đích của cô rất tốt, là các cháu phải ngoan thì mới học tốt được…nhưng phương pháp của cô làm không tốt nên dẫn đến kết quả đáng tiếc.
Em lúc nào cũng kính phục và rất kính trọng các thầy cô. Tuy nhiên, có một số thầy cô với phương pháp dậy đã để xẩy ra hậu quả rất đáng tiếc. Bản thân gia đình chúng em nhận thấy cô giáo Loan là một cô giáo rất tốt, nhưng phương pháp của cô hoàn toàn là sai. Thực ra em cũng chỉ có một đưá con trai, nhiều khi nó cũng nghịch bướng lắm, bảo mãi nó không nghe, huống hồ là cô giáo phụ trách đến 45 cháu…Em chỉ nghĩ đây là tai nạn nghề nghiệp thôi.”
Riêng với chị Trần thị Minh, mẹ của em Trần Thái Sơn, thì cho hay rằng: “Khi sự việc xảy ra thì tôi có về hỏi cháu. Quan điểm của tôi, đứng về góc độ của phụ huynh học sinh, trước hết, tôi cũng không đồng ý với cách xử phạt với học trò. Nhưng chúng tôi cũng không đồng ý với nội dung bài báo đã đưa lên công chúng. Có nhiều cái tôi hỏi con tôi thì thấy các cháu nói là chỉ phạt một hai vòng thôi…thế nhưng nói ở trên báo quá sự thực.”
Ngoài ra, tuy chị không đồng ý với cách xử phạt của cô Loan, nhưng ở địa vị là phụ huynh học sinh, thì chị cho rằng cũng không nên xử sự tố cáo lên báo ngay như thế, vì dẫu sao còn có nhà trường và hội phụ huynh học sinh. Chị nói:
“Qua hành vi như thế chúng tôi không đồng ý với cô giáo nhưng chúng tôi cũng không đồng ý với cách cư xử của phụ huynh học sinh như thế, không phải chỉ riêng tôi mà rất nhiều phụ huynh khác trong lớp. Con tôi cũng vi phạm nhưng tôi phải tìm hiểu căn nguyên vì sao cô lại phạt cháu.
Tất nhiên, biện pháp cô đưa ra thì không đồng ý nhưng hiểu được đằng sau việc làm của cô là để giáo dục con mình thì tôi sẽ gặp cô giáo riêng để góp ý với cô về cách xử phạt, chứ tôi không thể có cách cư xử như thế, cư xử như vật là quá tàn nhẫn với cô giáo, vì cô giáo là người rất có trách nhiệm với các cháu.”
Thưa quí vị, Phương Anh cũng cố gắng liên lạc với tác giả của bài báo về nội dung đã nêu nhưng không được. Quả thực, có những giáo viên, vì động cơ muốn giáo dục học sinh của mình cho tốt nên nhiều khi trong lúc nóng giận đã không kềm được bản thân của mình.
Ngày Nhà Giáo Việt Nam cũng là dịp để các thầy cô nhìn lại mình trong quá trình rèn luyện bản thân, giống như lời mong ước của chị Trần Thị Minh: “Tôi mong mỏi các nhà giáo có trách nhiệm với các cháu đến nơi đến chốn, tất nhiên bên cạnh việc thưởng cũng có việc phạt, nhưng phạt như thế nào mang tính chất giáo dục. “
Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin chấm dứt nơi đây. Phương Anh hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
Những bài liên quan
- Dự định tăng học phí gây bức xúc cho phụ huynh
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 16-11-2006)
- Ý kiến của người dân sau khi Việt Nam gia nhập WTO
- Quốc hội Việt Nam thảo luận về các vấn đề của ngành giáo dục
- Hôn nhân “sống thử” của sinh viên Việt Nam ngày nay
- Nhóm bạn trẻ H.A.T. và các hoạt động từ thiện
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày 26-10-2006 (phần 2)
- Những hạn chế về vấn đề học tiếng Anh ở Việt Nam
- Chính phủ VN yêu cầu thanh tra việc xuất bản sách giáo khoa