Tương lai chính trị nước Nga?
2007.12.07
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Chủ Nhật vừa rồi, người dân Nga đi bầu chọn đại biểu Quốc Hội. Kết quả cho thấy Ðảng Nước Nga Thống Nhất của Tổng Thống Vladimir Putin thắng lớn, và tức khắc có dư luận cho rằng người đang lãnh đạo nước Nga có cơ hội tiếp tục điều khiển chính trường, dù theo hiến pháp, ông sẽ mãn nhiệm kỳ Tổng Thống vào năm tới và không được tái ứng cử.
Cuộc bầu cử, tương lai chính trị nước Nga và quan hệ giữa Maxcơva với Washington là đề tài được chúng tôi nói đến tuần này. Khách mời là ông James Collins, người được Tổng Thống Bill Clinton chọn làm Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Nga hồi 1997 và sau đó được Tổng Thống George W. Bush lưu nhiệm hồi năm 2001. Ông hiện là Giám Ðốc Chương Trình Nghiên Cứu Về Nước Nga của Viện Carnegie Cho Hòa Bình Quốc Tế.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và những điểm chính được Ban Việt Ngữ gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh: cám ơn ông Ðại Sứ đã nhận lời tiếp chúng tôi. Bầu cử Quốc Hội ở Nga mới kết thúc, đảng Nước Nga Thống Nhất của Tổng Thống Putin thắng lớn, nếu không muốn nói là quá lớn. Ông Ðại Sứ có nhận xét gì về cuộc bầu cử này?
James Collins: tôi nghĩ không ai ngạc nhiên với kết quả cuộc bầu cử. Ngay từ những ngày đầu tiên, các cuộc thăm dò đã cho thấy Ðảng Nước Nga Thống Nhất sẽ thành công vượt bực, và kết quả được công bố chỉ xác nhận lại điều này, cũng như xác nhận là những đảng nhỏ của thành phần thân chính quyền cũng thành công. Không ai ngạc nhiên với kết quả của cuộc đầu phiếu.
Nguyễn Khanh: báo cáo mới nhất cho thấy Ðảng của ông Putin được 315 phiếu, các đảng thân với ông Putin được thêm 78 phiếu nữa, tức là chính quyền nắm tổng cộng 393 trên tổng số 450 ghế đại biểu Quốc Hội. Với uy thế này, ông Putin đang tính toán gì?
James Collins: rất tiếc phải thành thật trả lời ông là tôi không biết. Ngay chính những đồng nghiệp tài ba nhất của tôi đang làm việc ở Maxcơva cũng bảo là theo họ nghĩ, chính cá nhân ông Putin cũng chẳng biết sẽ làm gì, chẳng biết nên làm gì ở bước kế tiếp.
Tôi nghĩ điều quan trọng là đã đến lúc, vấn đề cần được đặt ra là trong thời gian tới tình hình chính trị nước Nga sẽ như thế nào, bất kể ai là người sẽ nắm chức Tổng Thống, thay vì cứ thắc mắc ông Putin sẽ làm gì trong tương lai. Nên để ý là từ giữa năm 1983 đến giờ, nước Nga đã trải qua 3 đời Tổng Thống.
Tôi nghĩ điều quan trọng là đã đến lúc, vấn đề cần được đặt ra là trong thời gian tới tình hình chính trị nước Nga sẽ như thế nào, bất kể ai là người sẽ nắm chức Tổng Thống, thay vì cứ thắc mắc ông Putin sẽ làm gì trong tương lai. Nên để ý là từ giữa năm 1983 đến giờ, nước Nga đã trải qua 3 đời Tổng Thống.
Người dân Nga đã sống dưới thời đại của ông Mikhail Gorbachev, đã thấy chiến tranh lạnh kết thúc như thế nào, biết thế nào perestroika và glassnost, và ảnh hưởng của 2 điều này với nước Nga ra sao.
Sau đó tới thời đại của ông Boris Yeltsin, người đã chính thức chấm dứt điều mà thế giới thường gọi là “đế quốc Nga”, thành lập nước Nga hiện giờ và mở quan hệ với những nước láng giềng, cũng như đặt một số nền tảng căn bản cho chính trị quốc gia, trong đó có điều khoản nói rõ tất cả mọi cơ chế cầm quyền đều được thành hình bởi những cuộc bầu cử, tức là người dân dùng lá phiếu để chọn lãnh đạo.
Sau ông Yeltsin là ông Putin, người sẽ được nhớ đến vì các công cuộc cải tổ kinh tế, thật sự đưa Nga từ một nước cộng sản đến một nền kinh tế thị trường.
Vị Tổng Thống thứ tư của nước Nga, bất kể người đó là ai, sẽ phải có bản lãnh để vượt qua những thử thách mới. Tôi nói như vậy vì nước Nga bây giờ đã ổn định, kinh tế đã vững, và đương nhiên người dân đòi hỏi những điều cao hơn, và người dân có quyền mong đợi những điều hay hơn mà vị tân Tổng Thống Nga phải làm cho họ, cho quốc gia.
Nguyễn Khanh: nhưng thưa ông Ðại Sứ, với số đại biểu áp đảo, ông Putin có thể làm rất nhiều điều, chẳng hạn như sửa đổi hiến pháp, hay ở lại chính quyền trong chức vụ Thủ Tướng. Ðây là điều đã và đang được nói đến, chắc ông Ðại Sứ cũng nghe thấy?
James Collins: có thể lắm. Ông Putin từng đưa ra dấu hiệu cho thấy sẽ tiếp tục là người có ảnh hưởng lớn đối với chính trường của Nga. Kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội vừa rồi là bằng chứng cho thấy không thể loại bỏ ông ta ra khỏi chính trường ngay được, dù chưa ai biết ông ta sẽ đóng một vai trò gì trong thời gian tới, và hiện nay cũng không rõ ảnh hưởng của ông ta với tân chính phủ sẽ ở mức độ như thế nào.
Ðiều tôi muốn nói với ông là theo thể chế chính trị hiện thời của Nga, quyền lãnh đạo nằm trong tay của vị Tổng Thống, do đó, nếu cứ giữ nguyên tình trạng hiện giờ, Thủ Tướng không hẳn là vị trí mà ông Putin mong muốn. Liệu ông Putin có thay đổi vai trò và quyền hạn của Thủ Tướng hay không? Câu trả lời là có, và câu trả lời cũng là không. Có người bảo rằng ông Putin không cần phải nắm giữ bất cứ chức vụ nào trong chính phủ mới, mà ông ta sẽ nắm vai trò lãnh tụ của Ðảng đương quyền, tức là đóng vai trò của một người đứng đằng sau hậu trường.
Nhưng bất kể ông Putin có ý định gì đi chăng nữa, điều tôi cần nhấn mạnh là xưa nay, văn hóa chính trị của Nga không chấp thuận cho một nước có hai vua.Dự đoán của tôi là không có cảnh vừa có Tổng Thống lại vừa có một người khác quyền hạn cũng ngang hàng với Tổng Thống hoặc hơn Tổng Thống.
Phải nói thẳng là quan hệ giữa hai nước đang xuống cấp, khác hẳn với quan hệ có được sau ngày biến cố 11 tháng Chín 2001 xảy ra. Lúc tôi rời Maxcơva, tôi thấy quan hệ giữa hai nước đầy triển vọng, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, bây giờ chúng ta thấy có nhiều bất đồng chưa giải quyết được, từ chuyện Iran, cuộc chiến Iraq cho đến ý định đặt hệ thống phòng thủ phi đạn ở những nước gần Nga. Có những vấn đề đáng lẽ phải hoàn tất từ lâu, như chuyện Nga muốn gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, đến bây giờ cũng vẫn chưa xong.
Nguyễn Khanh: thứ Ba vừa rồi trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush cho biết đã gọi điện cho ông Putin để bày tỏ mối quan tâm về cuộc bầu cử Quốc Hội không được công bằng, không dân chủ. Muốn hỏi ông Ðại Sứ là 8 năm dưới quyền lãnh đạo của ông Putin, nước Nga có dân chủ hơn không?
James Collins: tôi nghĩ rằng quốc gia nào cũng vậy, bao giờ cũng muốn tiến về phía trước, chẳng có nước nào muốn thụt lùi lại đằng sau. Về cuộc bầu cử Quốc Hội vừa rồi ở Nga, kết quả đều được dự đoán ngay từ đầu vì người dân ủng hộ ông Putin, và họ chuyển sự ủng hộ đó sang cho đảng mà ông ta lãnh đạo.
Ðiều khó hiểu là tại sao ông ta lại phải sử dụng cả một hệ thống chính quyền để đảm bảo sự thành công của Ðảng Nước Nga Thống Nhất, trong khi không cần làm điều này thì đảng của ông ta cũng chiến thắng? Ðó là một điều đáng tiếc, khiến cho cuộc bầu cử không được công bằng, dân chủ như mọi người mong muốn, và chính tôi cũng đang thắc mắc, tự hỏi tại sao lại phải làm điều không cần thiết phải làm đó?
Nguyễn Khanh: về mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, những gì khiến cho ông Ðại Sứ quan ngại nhất?
James Collins: điều làm tôi quan ngại là thành quả của những cuộc thảo luận song phương. Nhìn chung thì hai bên gặp nhau nhiều lần, bàn luận với nhau nhiều vấn đề, nhưng kết quả đạt được không có mấy.
Phải nói thẳng là quan hệ giữa hai nước đang xuống cấp, khác hẳn với quan hệ có được sau ngày biến cố 11 tháng Chín 2001 xảy ra. Lúc tôi rời Maxcơva, tôi thấy quan hệ giữa hai nước đầy triển vọng, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, bây giờ chúng ta thấy có nhiều bất đồng chưa giải quyết được, từ chuyện Iran, cuộc chiến Iraq cho đến ý định đặt hệ thống phòng thủ phi đạn ở những nước gần Nga. Có những vấn đề đáng lẽ phải hoàn tất từ lâu, như chuyện Nga muốn gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, đến bây giờ cũng vẫn chưa xong.
Những kết quả không đạt được đã tạo nên ảnh hưởng bất lợi cho những vấn đề khác, đặc biệt là những vấn đề hai bên cần phải hỗ trợ cho nhau để cùng giải quyết. Ðã đến lúc cả hai bên phải tiến những bước tích cực hơn nữa, tháo gỡ những nút chặn hiện giờ, đừng để tình trạng trở thành nguội lạnh hơn nữa.
Nguyễn Khanh: Tổng Thống Mỹ từng nhiều lần công công khai gọi Tổng Thống Putin là “người bạn thân của tôi”, nhưng trong nhiều vấn đề, ông Ðại Sứ cũng thấy là Maxcơva không đi chung nhịp với Washington. Tôi có cảm tưởng sau khi thất bại ở cuộc chiến tranh lạnh, Nga bây giờ biết thể hiện cử chỉ lạnh lùng với Mỹ. Không biết ông đại sứ có đồng ý với nhận xét của tôi hay không?
James Collins: tôi nghĩ thời chiến tranh lạnh đã hết từ lâu rồi. Thua chiến tranh lạnh là chế độ cộng sản, và chế độ này bây giờ cũng không còn ở Nga nữa.
Nhưng mặt khác chính lãnh đạo Nga cũng phạm phải những sai lầm đáng tiếc, có những cái nhìn không thực tế. Họ chỉ nói đến quyền lợi của nước Nga mà quên đi rằng muốn có quyền lợi thì phải đóng góp. Câu hỏi họ nên đặt ra là họ sẽ đóng góp được gì, đóng góp như thế nào, chứ không thể cứ bảo là chúng tôi cần phải có tiếng nói và lên tiếng trình bày quan điểm của họ là đã đủ. Vì thế, tôi mong người Nga đừng vội nghĩ tất cả những gì Mỹ làm đều có ý nhắm vào họ.
Trở ngại, theo tôi, là hai vị Tổng Thống Nga và Mỹ đã xây dựng được mối quan hệ cá nhân rất tốt, nhưng lại quên đi điều căn bản là quan hệ giữa quốc gia với quốc gia không chỉ tùy thuộc vào thân tình của các nhà lãnh đạo, mà còn là quan hệ giữa hai chính quyền, giữa những tổ chức ngoài chính phủ, giữa các tập đoàn thương mại tư nhân và nhiều điều khác nữa.
Trách nhiệm của lãnh đạo là giúp xây dựng quan hệ bền vững, rộng lớn trong nhiều lãnh vực, chứ không chỉ xây dựng quan hệ của người điều khiển nước này với người điều khiển nước khác. Ðối với tôi, thiếu sót đó là mất mát rất lớn của cả hai bên.
Mất mát đó nằm ở chỗ nào? Khi không có một quan hệ rộng lớn, hai bên sẽ khó tìm được những điểm chung, để dựa vào đó, coi đó là bàn đạp giải quyết những chuyện khác. Tôi hy vọng trong tương lai cả hai chính phủ mới ở Mỹ cũng như ở Nga hiểu rõ điểm này, hiểu rõ là phải xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa, chứ không thể chỉ xây dựng quan hệ riêng tư giữa hai nhà lãnh đạo.
Nên nhớ lãnh đạo là những người đặt ra chính sách, là những người tạo môi trường thuận lợi cho nước này nói chuyện với nước kia, nhưng lãnh đạo không phải là người thi hành chính sách. Thế ai làm? Nhân viên dưới quyền làm, cộng đồng thương mại làm, các cơ sở giáo dục làm, các tổ chức ngoài chính phủ làm.
Nguyễn Khanh: giờ này năm tới, nước Mỹ sẽ có lãnh đạo mới, một vị Tổng Thống sẽ được bầu chọn thay cho Tổng Thống Bush sắp mãn nhiệm kỳ. Ông Ðại Sứ có ý kiến gì để đóng góp với các ứng cử viên đang dự cuộc đua chính trị tiến về Nhà Trắng?
James Collins: lời khuyên đầu tiên của tôi là những chính trị gia đang nuôi mộng trở thành tân Tổng Thống Mỹ đừng vội vã đưa ra những lời phát biểu mà sau này họ phải hối tiếc. Nga luôn luôn là một nước mà Hoa Kỳ phải làm việc chung. Ðiều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ phải đồng ý với những gì Nga đưa ra hoặc ngược lại, cũng không có nghĩa là tất cả mọi bế tắc đều có thể được giải quyết, nhưng tạo thêm những hàng rào cản là điều phải tránh, không bao giờ nên làm.
Ðiều thứ nhì là tân chính phủ Mỹ phải hoạch định lại chính sách, đặt lại ưu tiên khi nói chuyện với Nga. Nếu nhìn vào chính phủ của ông Bush, ai cũng bảo là ông Bush bận nhiều chuyện quá nên không coi Nga là trọng tâm. Ðiều đó hoàn toàn sai. Dù có bận đến đâu đi chăng nữa, Hoa Kỳ vẫn phải biết Nga là một nước lớn và hầu như không có điều gì Washington làm hay muốn làm mà không liên quan đến Nga cả. Liên quan đó có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp, nhưng rõ ràng có liên quan. Ðây là điều không phải chỉ Mỹ phải chú ý, mà ngay phía Nga cũng thế.
Nguyễn Khanh: muốn hỏi thêm ông Ðại Sứ ở chỗ phía Nga. Phía Nga thì sao? Lãnh đạo Nga nghĩ gì về Mỹ?
James Collins: theo tôi hiểu thì những nhà hoạch định chính sách Nga luôn luôn xem Hoa Kỳ là một quốc gia cần phải thận trọng, lý do là vì nhiều lần Washington làm mà không hề báo cho Maxcơva biết, khiến cho chính những người dân Nga nghĩ rằng Mỹ không tôn trọng nước họ đúng mức, không thật sự coi Nga là một cường quốc. Họ đòi hỏi phải được đối xử tương xứng. Giới lãnh đạo Nga cũng không hài lòng với những quyết định đơn phương của Mỹ, họ cho rằng đáng lẽ trước khi quyết định, người Mỹ phải cân nhắc quyền lợi của nước Nga.
Nhưng mặt khác chính lãnh đạo Nga cũng phạm phải những sai lầm đáng tiếc, có những cái nhìn không thực tế. Họ chỉ nói đến quyền lợi của nước Nga mà quên đi rằng muốn có quyền lợi thì phải đóng góp. Câu hỏi họ nên đặt ra là họ sẽ đóng góp được gì, đóng góp như thế nào, chứ không thể cứ bảo là chúng tôi cần phải có tiếng nói và lên tiếng trình bày quan điểm của họ là đã đủ. Vì thế, tôi mong người Nga đừng vội nghĩ tất cả những gì Mỹ làm đều có ý nhắm vào họ.
Thế giới bây giờ đã đổi khác, và giới lãnh đạo Nga cũng như cả chính sách của họ cũng phải thay đổi, để có một tầm nhìn đúng đắn hơn. Chẳng hạn như từ thế kỷ trước, người dân các nước vùng Baltic đã có cái nhìn khác với các nhìn của người Nga, người dân Georgia, Ukraina cũng không còn suy nghĩ như người Nga nữa. Ðó là sự thật, và phải nhìn thấy sự thật này, lúc đó Nga mới có thể xây dựng quan hệ tốt với các nước láng giềng, thay vì cứ suy diễn rằng chuyện này, chuyện khác đều có Mỹ đứng ở hậu trường.
Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông Ðại Sứ.
Các tin, bài liên quan
- Hội Nghị Hòa Bình Trung Ðông Annapolis
- Căng thẳng chính trị vẫn còn tại Pakistan và chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt
- Chuyện gì sẽ xảy đến cho Pakistan trong những ngày tới?
- Phỏng vấn Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger của tổ chức IPCC, khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình 2007
- Tổng thống Nga viếng thăm Iran
- Tình hình cuộc tranh đấu của người dân Miến Ðiện
- Ông Victor Zubkov được Hạ viện Nga phê chuẩn làm tân Thủ tướng
- Tổng thống Nga giải tán chính phủ
- Sáu năm sau ngày biến cố 11 tháng Chín, những gì đã và đang xảy ra?