Người Việt trong và ngoài nước nghĩ gì về trưng cầu ý dân?
2006.08.21
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Hình thức trưng cầu ý dân không phải là mới lạ trên thế giới. Ngay tại Việt Nam từ xa xưa đã có Hội Nghị Diên Hồng. Thế nhưng nhiều thập niên qua, trưng cầu ý dân hầu như không còn được nhắc tới trong đời sống xã hội – chính trị, dù nó là hình ảnh sống thực nhất của một chế độ dân làm chủ.
Trưng cầu ý dân có ý nghĩa và tầm hệ trọng ra sao, người Việt trong và ngoài nước nghĩ thế nào về vấn đề này? Nhã Trân trình bày cùng quí thính giả.
Khái quát
Trưng cầu ý dân, nói một cách khái quát, là hỏi ý kiến người dân về một vấn đề cần giải quyết nhằm tìm biện pháp thích đáng. Các vấn đề được hỏi thường có tầm quan trọng, vượt khỏi khả năng của nhà cầm quyền, nên cần lấy ý kiến chung của toàn dân.
Những vụ việc nêu ra nằm trong chính sách hay đường lối của một chính phủ, về mặt đối nội hoặc đối ngoại, và có thể thuộc nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến xã hội, từ luật pháp tới kinh tế.
Một cuộc trưng cầu ý dân thường diễn ra dưới hình thức bỏ phiếu kín, tổ chức rộng rãi toàn quốc để mọi người tham dự hầu bày tỏ quan điểm hoặc nguyện vọng của mình.
Việt Nam nên trưng cầu ý dân vì trước giờ người dân không có tiếng nói. Trưng cầu ý dân là tốt. Nhà nước phải cải thiện, lắng nghe dân một chút. Một cuộc trưng cầu là tốt vì ít nhất nếu ở trên không nghe dân thì ít nhất người dân cũng biết ý nhau.
Chỉ trong những năm 2000, chính phủ vài chục nước đã lần lượt tiến hành hỏi ý kiến của dân về nhiều phương diện. Điển hình như Nhật, Đài Loan, Iraq với vấn đề sửa đổi, thay hoàn toàn hiến pháp, hoặc tìm giải pháp cho các khủng hoảng chính trị; Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ukraina về quan hệ với Liên Minh Châu Âu; Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thống nhất đảo Síp; Tiệp và Montenegro về quy chế liên bang cùng nền độc lập của quốc gia; SriLanka trong tiến trình hoà bình trong nước; và Venezuela về việc truất phế người lãnh đạo bất xứng.
Tại Việt Nam vấn đề trưng cầu ý dân từ hơn 50 năm nay chưa được đặt ra. Các kêu gọi về một cuộc trưng cầu bị xem là phương hại cho nước nhà, hay không đi đúng đường lối của chính quyền. Mọi chính sách điều hành đất nước đều đã được vào khuôn, lên khung, được xem như một chân lý bất biến.
Đặc biệt trong vòng 30 năm qua nhân dân đã phản ánh bức xúc về một số luật lệ, nhưng các quan điểm, nguyện vọng không được quan tâm, ngược lại còn đưa đến những hậu quả tai hại cho người lên tiếng, như bị làm khó dễ, thẩm vấn, bắt giữ, cáo buộc nhiều loại tội đồ dẫu việc làm của họ chiếu theo luật pháp quốc gia thì không vi phạm.
Trường hợp của những người bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh cho dân chủ, tự do hầu cải thiện quốc gia và cuộc sống của người dân là những thí dụ điển hình.
Người dân nghĩ gì?
Người trong nước nghĩ sao về một cuộc trưng cầu ý dân? Ông Nguyễn Luân ở thành phố Hồ Chí Minh phát biểu:
“Việt Nam nên trưng cầu ý dân vì trước giờ người dân không có tiếng nói. Trưng cầu ý dân là tốt. Nhà nước phải cải thiện, lắng nghe dân một chút. Một cuộc trưng cầu là tốt vì ít nhất nếu ở trên không nghe dân thì ít nhất người dân cũng biết ý nhau”.
Cách xa đất nước vạn dặm, ông Trần V. Q., một người Việt sống tại Paris, Pháp, cũng cho rằng: “Tôi nghĩ rằng trưng cầu ý dân là tốt, vì ý dân quan trọng. Như ở phương Tây này chuyện trưng cầu ý dân rất trung thực, như vụ Euro vừa rồi. Còn ở Việt Nam thì người dân không dám lên tiếngiữa".
Cùng đồng ý với việc trưng cầu của Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại, bà Nguyễn thị Thu Lựu cư ngụ tại Los Angeles, Mỹ nói đây là một điều nên làm vì: “ Khi nào mình cũng muốn tự do dân chủ cho đất nước và dân trong nước. Nếu người dân thay đổi được thì rất quí cho đất nước mình”.
Mới đây viện Khoa Học Xã Hội vừa tổ chức một cuộc hội thảo về dự thảo luật trưng cầu ý dân tại Hà Nội nhằm xin ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia pháp luật và chuyên gia khoa học.
Cùng một thời điểm, Hội Luật Gia Việt Nam cho biết đang xây dựng dự án luật trưng cầu ý dân, và trong dự thảo có điều khoản là công dân cũng như các tổ chức xã hội của công dân có quyền kiến nghị một cuộc trưng cầu về một vấn đề nếu thu thập được 1 triệu chữ ký của hai phần ba tổng số cử tri tỉnh hay thành phố.
Người dân hiện đang phấn khởi trước các dự kiến này, tuy nhiên không dám hoàn toàn lạc quan vì được biết dự thảo còn phải trình lên quốc hội duyệt, và thắc mắc nếu dự thảo không được biểu quyết thì phải chăng một cuộc trưng cầu ý dân tại Việt Nam sẽ không được thành hình?
Theo dòng câu chuyện:
- Tính khả thi của việc tiến hành trưng cầu ý dân tại Việt Nam
- Thể thức và phương cách để thực hiện một cuộc trưng cầu ý dân
Những bài liên quan
- Ông Lê Hồng Hà: đã có hiện tượng "nổi loạn" trong Quốc Hội (phần 1)
- Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi tin ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm được (phần 2)
- Ông Lê Kiến Thành: "Để mà sống, nhiều công chức nhà nước đã phải tham nhũng" (phần 2)
- Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi tin ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm được (phần 1)
- Tham nhũng tại Việt Nam sẽ đi về đâu? (phần 2)
- Ông Lê Kiến Thành: "Để mà sống, nhiều công chức nhà nước đã phải tham nhũng" (phần 1)
- Tham nhũng tại Việt Nam sẽ đi về đâu? (phần 1)
- ADB: Cần phải đưa xã hội dân sự vào chương trình xoá đói giảm nghèo
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 3)
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 2)
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 1)
- Vụ hạ cánh an toàn của quan chức cao cấp
- Hành pháp Việt Nam cần phải phối hợp chặt chẽ với lập pháp
- Ý nghĩa của dự luật trưng cầu ý dân
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước (phần 2)
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam (phần 2)
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam
- Các nhà lãnh đạo mới ở Việt Nam nói gì?
- Cảm nhận của người dân về thành phần lãnh đạo mới tại Việt Nam
- Phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về các vị lãnh đạo mới được bầu của Việt Nam
- Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc: Nên có cuộc chất vấn quanh năm
- Cảm nghĩ của người dân về những cuộc chất vấn của Quốc hội vừa qua
- Các chức danh lãnh đạo có thể được thi tuyển hay không?
- Án tham nhũng: Đụng đến đảng viên là phải báo cáo