Nguyễn Xuân Nghĩa
Suốt tuần qua, dư luận nhiều nơi đã bàn tán thậm chí đả kích việc Hoa Kỳ đề cử đương kim Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz vào chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Trong phần trao đổi của mục Diễn đàn Kinh tế, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho là dư luận có thể đánh giá sai quyết định ấy và nhấn mạnh đến ý định của chính quyền Bush là cải tổ Ngân hàng Thế giới.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Thứ Tư tuần qua, Tổng thống George W. Bush đã loan báo quyết định của Hoa Kỳ là đề cử Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz vào chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Thế giới.
Quyết định này lập tức làm dư luận Âu châu xôn xao vì ông Wolfowitz là nhân vật “tân bảo thủ” nổi tiếng đã chủ trương tấn công Iraq. Ông nhận xét thế nào về quyết định ấy và vì sao có dư luận chống đối như vậy?
Đáp: Nhận xét sơ khởi của tôi là, như mọi khi, dư luận một số nước Âu châu đã đánh giá sai ý chí và quyết định của chính quyền Hoa Kỳ vì có sẵn thành kiến. Thành kiến ấy càng được củng cố vì nhiều hiểu lầm liên hệ đến bản thân ông Paul Wolfowitz, trong khi mục tiêu chính của quyết định này là để cải cách Ngân hàng Thế giới thì nhiều người lại không nhìn ra.
Dư luận Việt Nam cần thấy ra điều ấy để khỏi suy luận theo cái đầu của người khác. Đây là một đề tài khá rắc rối nên ta phải giải thích từng phần.
"Hiểu lầm"
Ông Wolfowitz là nhà toán học, sau chuyển qua chính trị học, trở thành Giáo sư và Khoa trưởng Phân khoa Bang giao quốc tế của một Đại học lớn của Hoa Kỳ là trường John Hopkins. Khi còn trẻ, ông hoạt động trong đảng Dân chủ và có lẽ đến nay vẫn ghi danh bên Dân chủ.
Hỏi: Vâng, nếu vậy ta đi từ đầu, từ điều ông gọi là “hiểu lầm” của một số dư luận về Thứ trưởng Paul Wolfowitz, trước khi ta nói về việc cải cách Ngân hàng Thế giới.
Đáp: Ông Wolfowitz là nhà toán học, sau chuyển qua chính trị học, trở thành Giáo sư và Khoa trưởng Phân khoa Bang giao quốc tế của một Đại học lớn của Hoa Kỳ là trường John Hopkins. Khi còn trẻ, ông hoạt động trong đảng Dân chủ và có lẽ đến nay vẫn ghi danh bên Dân chủ.
Nhưng, qua 24 năm phục vụ công quyền, ông là công chức cao cấp trong các chính quyền Cộng hòa, như Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Đông Á và Thái bình dương, Đại sứ tại Indonesia, Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, rồi từ tháng Ba năm 2001 là Thứ trưởng Quốc phòng. Ông nổi tiếng là trí thức có ảnh hưởng trong xu hướng gọi là “tân bảo thủ” của chính trường Mỹ. Người ta chỉ chú ý đến khía cạnh “tân bảo thủ”, thậm chí bảo thủ, nên không nhìn ra nhiều yếu tố khác ở con người này.
“Tân bảo thủ”
Hỏi: Nhân dịp, ông giải thích luôn cho thính giả thế nào là “tân bảo thủ”, hay “neo-conservative”, nói theo người Mỹ.
Đáp: Đầu tiên, sở dĩ gọi là "tân" bảo thủ vì đa số đều xuất phát từ cánh tả, có lập trường cấp tiến, có lý tưởng thiên về xã hội. Nhưng họ thất vọng với khả năng hành động của cánh tả, hay của đảng Dân chủ, nên chủ trương một đường lối hành động tích cực hơn, "hữu vi" hơn, và vì vậy vừa khác với cánh tả vừa khác với phe thủ cựu cổ điển. Rõ là tính chất "đa nguyên" và phức tạp của xã hội Mỹ dễ làm thế giới bên ngoài hiểu lầm.
“Tân bảo thủ” không là một đảng, một phong trào, đây chỉ là một xu hướng lý luận, nhưng có sức thuyết phục cao từ các trung tâm nghiên cứu để tác động vào dư luận và chính giới. Cả hai phe tả hữu lẫn trung dung, phe nào cũng có lò nghiên cứu như vậy, nhưng phe “tân bảo thủ” dù nhận được yểm trợ tiền bạc ít hơn vẫn gây ảnh hưởng rất mạnh.
“Tân bảo thủ” không là một đảng, một phong trào, đây chỉ là một xu hướng lý luận, nhưng có sức thuyết phục cao từ các trung tâm nghiên cứu để tác động vào dư luận và chính giới. Cả hai phe tả hữu lẫn trung dung, phe nào cũng có lò nghiên cứu như vậy, nhưng phe “tân bảo thủ” dù nhận được yểm trợ tiền bạc ít hơn vẫn gây ảnh hưởng rất mạnh.
Một yếu tố giải thích ảnh hưởng ấy là vụ khủng bố 9-11 khiến giải pháp ngoại giao thời Chiến tranh lạnh đã thành vô hiệu và đòi hỏi đối sách mới và xu hướng thủ cựu cổ điển mới hợp tác cùng phe “tân bảo thủ” về đối ngoại trong chính quyền Bush.
Thực ra, trong từng vấn đề, về đối ngoại hay kinh tế, xã hội, các nhân vật “tân bảo thủ” nhiều khi cũng không nhất trí với nhau. Vì vậy nói rằng họ cấu kết để khống chế chính quyền là một sự quá đáng, bảo rằng họ đòi “Mỹ hóa thế giới”, và chiếm lĩnh Ngân hàng Thế giới, là không chính xác. Nhất là không thấy mục tiêu sâu xa của ông Bush, một người bị hiểu lầm là vụng về, nông cạn, ngang ngược. Ông Wolfowitz cũng bị hiểu lầm chỉ vì hồ sơ Iraq mà ít ai chịu tìm hiểu lý luận hay việc làm của ông ta.
Khả năng thực của ông Wolfowitz
Hỏi: Xin ông nêu vài thí dụ giải thích vì sao ông Wolfowitz lại bị chống đối như vậy.
Đáp: Ông đã thảo hoạch việc cải tổ quốc phòng từ năm 1992 với chủ trương là nếu cần thiết, Hoa Kỳ phải ra đòn trước, là điều chính quyền Bush áp dụng sau này. Gia đình ông là di dân từ Ba Lan gốc Do Thái, vì vậy, cùng nhóm "tân bảo thủ", ông bị đả kích là thân Israel và có ác cảm với Hồi giáo nên mới tấn công Iraq.
Ít ai biết ông có bạn gái là nhân viên cao cấp trong Ngân hàng Thế giới, sinh tại xứ Hồi giáo là Tunisie ở Bắc Phi, tốt nghiệp Đại học Oxford và sống nhiều năm tại xứ Á Rập Xê-út. Vị nữ lưu Hồi giáo này hoạt động tích cực cho nữ quyền và giờ đây có khi phải xin nghỉ việc!
Ít ai biết ông có bạn gái là nhân viên cao cấp trong Ngân hàng Thế giới, sinh tại xứ Hồi giáo là Tunisie ở Bắc Phi, tốt nghiệp Đại học Oxford và sống nhiều năm tại xứ Á Rập Xê-út. Vị nữ lưu Hồi giáo này hoạt động tích cực cho nữ quyền và giờ đây có khi phải xin nghỉ việc!
Hỏi: Còn khả năng thực của ông Wolfowitz thì ra sao?
Đáp: Suốt thời gian phục vụ công quyền, Paul Wolfowitz có góp phần làm thay đổi chế độ quân phiệt tại Nam Hàn, chế độ độc tài tại Philippines và trong ba năm làm Đại sứ tại một xứ Hồi giáo đông dân nhất thế giới là Indonesia, ông ta cũng am hiểu vấn đề của xã hội Hồi giáo, của các nước nghèo hay các hồ sơ về viện trợ và phát triển.
Việc một người như ông Wolfowitz được đề cử vào Ngân hàng Thế giới cho thấy là chính quyền Mỹ đặc biệt quan tâm đến định chế này và là điều có lợi cho Á châu.
Vị trí này đòi hỏi tài quản trị một định chế có một vạn nhân viên hoạt động toàn cầu, đòi hỏi tài ngoại giao của một người phải dung hợp nổi quan điểm của các nước cấp viện, các nước cầu viện và các tổ chức ngoài chính phủ, các NGO. Sau cùng, vị trí này đòi hỏi một viễn kiến về cải cách và khả năng tiến hành cải cách. Tôi cho là ông Wolfowitz hội đủ ngần ấy tiêu chuẩn, về quản trị, ngoại giao và viễn kiến.
Mục tiêu của Tổng thống Bush
Hỏi: Bây giờ, ta nói qua tiết mục thứ hai mà ông đề cập là việc cải cách ấy…
Đáp: Thưa vâng và đây là điều mà dư luận nhiều nước lại ít thấy vì đánh giá sai mục tiêu của ông Bush. Tổng thống Bush muốn làm cách mạng chứ không làm chính trị mà nay lại khỏi bị ràng buộc về tranh cử nên càng nhất quyết tiến hành việc đó.
Vì vậy, ông Bush nói đến việc cải tổ hệ thống An sinh Xã hội được thiết lập từ năm 1937, hoặc cải tổ Liên hiệp quốc, một tổ chức thành lập từ sau Thế chiến II. Đồng ý hay không thì người ta cũng không thể quên điều ấy. Đó là về phần chính quyền Hoa Kỳ.
Về các tổ chức quốc tế thì việc tái thiết và vãn hồi hòa bình sau Thế chiến khiến các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới và cả Liên hiệp quốc được thiết lập rồi hoạt động trong nửa thế kỷ căn cứ trên những điều kiện nay đã thay đổi. Vì vậy, việc cải tổ hệ thống này cũng là cần thiết.
Về các tổ chức quốc tế thì việc tái thiết và vãn hồi hòa bình sau Thế chiến khiến các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới và cả Liên hiệp quốc được thiết lập rồi hoạt động trong nửa thế kỷ căn cứ trên những điều kiện nay đã thay đổi. Vì vậy, việc cải tổ hệ thống này cũng là cần thiết.
Ngay từ năm 2001, chính quyền Bush đã nói đến nhu cầu cải tổ lại cả IMF lẫn Ngân hàng Thế giới. Cuộc chiến chống khủng bố có thể trì hoãn việc ấy, ngày nay, tình hình đã khác nên Hoa Kỳ đề nghị lại với các nước chương trình cải cách này, qua một số quyết định bổ nhiệm làm dư luận giật mình. Tôi nghĩ rằng việc đề cử ông Wolfowitz cũng nằm trong chiều hướng ấy.
Vì sao phải cải cách?
Hỏi: Vì sao lại phải cải cách các định chế đã hoạt động từ năm sáu chục năm nay?
Sau Thế chiến II, toàn bộ kiến trúc tài chánh quốc tế được xây dựng trên khái niệm và nhận thức Âu-Mỹ, Âu châu và Hoa Kỳ. Lúc đó các nước Phi châu chưa ra khỏi chế độ thuộc địa, các nước Á châu chưa trở thành thế lực kinh tế, Mỹ châu La tinh cũng vậy. Nhưng tình hình đã thay đổi và ngày càng thay đổi với hiện tượng toàn cầu hóa nhờ khoa học kỹ thuật, tự do kinh tế và mậu dịch, cho nên các nước cần xét lại mục tiêu và khuôn khổ hoạt động của các định chế ấy.
Trong lĩnh vực kinh tế tài chính, các vụ khủng hoảng tại Mexico năm 1994, hoặc tại Đông Á năm 1997, tại Liên bang Nga hay Brazil năm 1998, tại Argentina năm 2000 là những hồi chuông cảnh báo. Và trong khi nhiều xứ Á châu đã thành cường quốc kinh tế thì đa số các nước Phi châu vẫn ngụp lặn trong nghèo đói, bệnh tật hay nội chiến. Tình hình ấy đòi hỏi cải tổ lại kiến trúc cũ.
Hỏi: Riêng về Ngân hàng Thế giới thì ông đoán chính quyền Bush dự tính những gì?
Theo đúng lý luận kinh tế của chính quyền hiện nay tại Hoa Kỳ, một khí cụ kinh tế phải làm tròn chức năng kinh tế chứ không thể là một công cụ ngoại giao hay chính trị vì yếu tố chính trị sẽ làm lệch hướng quy luật kinh tế.
Đáp: Định chế này có thành công về xoá đói giảm nghèo nhưng cũng có những giới hạn và bất cập nên từ nhiều năm nay đã có nhiều đề nghị cải cách được đưa ra. Việc đầu tiên cần nói là theo đúng lý luận kinh tế của chính quyền hiện nay tại Hoa Kỳ, một khí cụ kinh tế phải làm tròn chức năng kinh tế chứ không thể là một công cụ ngoại giao hay chính trị vì yếu tố chính trị sẽ làm lệch hướng quy luật kinh tế. Điều này, dư luận Âu châu ít rõ nên cứ sợ là Ngân hàng Thế giới sẽ thành công cụ ngoại giao của Mỹ.
Việc thứ hai là ngoài Ngân hàng Thế giới, các nước còn có nhiều ngân hàng phát triển cấp vùng, thí dụ như Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, Ngân hàng Liên Mỹ của Nam Mỹ Châu và Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Chính quyền Bush có ý tăng cường vai trò của các ngân hàng này để khỏi trùng dụng với Ngân hàng Thế giới. Về Ngân hàng Thế giới thì họ đề nghị thay thế dần tín dụng nhẹ lãi bằng tặng dữ của IDA, tức là cho không, nếu nước cầu viện dùng đúng mục tiêu và điều kiện đã thỏa thuận.
Phương cách hoạt động mới
Hỏi: Xin hỏi ngay là ngân hàng lại cho không mà không cho vay thì làm sao là ngân hàng và lấy tiền đâu ra mà cho không như vậy?
Đáp: Đấy cũng là điều mà nhiều nước Âu châu đã nêu lên. Thực ra, tín dụng nhẹ lãi cũng chỉ là tặng dữ. Một trăm bạc cho vay trong 40 năm, trả tiền lời 0,75% và chỉ trả vốn sau thời gian ân hạn rất dài thì rốt cuộc khi thu về chỉ còn 25 đồng, tức là cho không 75 đồng. Chi bằng cho không ngay 75 đồng ấy.
Còn lại, và đây là điều mà Ngân hàng Thế giới bị phê phán nặng, là định chế này tập trung cho vay các nước đang phát triển - thí dụ nổi bật là Trung Quốc- chứ không phải là các nước cực nghèo. Lý luận của chính quyền Bush là các nước đang phát triển mà có thể phát hành công khố phiếu để huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế – y như Ngân hàng Thế giới – thì khỏi cần đi vay nhẹ lãi, tiền ấy nên để cho các nước nghèo.
Ngoài ra, còn phải nói đến nhiều đề nghị rất chuyên môn khác mà chúng ta sẽ thấy tân Chủ tịch Wolfowitz nêu ra nay mai. Lúc đó, có lẽ thiên hạ sẽ hết nói chuyện về Iraq nữa.
Giảm viện trợ cho các nước độc tài?
Các chương trình tài trợ cho tư doanh của cơ quan IFC trong Ngân hàng Thế giới có thể sẽ ra ngoài thị trường tư nhân. Còn Ngân hàng Thế giới sẽ chú trọng nhiều đến loại dự án xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, môi sinh và nhất là nâng cao dân trí, tay nghề lẫn vai trò của phụ nữ.
Hỏi: Câu hỏi sau cùng, thưa ông, liệu Ngân hàng Thế giới sau này có giảm viện trợ cho các nước độc tài hay không?
Đáp: Câu này khó trả lời ngắn gọn được, nhưng từ thời Robert McNamara, Ngân hàng Thế giới đã bị đả kích về tội ấy. Theo lý luận của một nhân vật am hiểu về phát triển và độc tài như Paul Wolfowitz, tôi nghĩ là Ngân hàng Thế giới trong tương lai có thể thu hẹp tầm hoạt động nhưng nhắm vào mục tiêu sâu xa hơn và có kiểm tra kết quả thành bại cho cụ thể hơn.
Các loại dự án huê dạng cho chế độ sẽ bị thị trường thẩm xét theo tiêu chuẩn lời lãi khi phải vay vốn ở ngoài. Các chương trình tài trợ cho tư doanh của cơ quan IFC trong Ngân hàng Thế giới có thể sẽ ra ngoài thị trường tư nhân. Còn Ngân hàng Thế giới sẽ chú trọng nhiều đến loại dự án xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, môi sinh và nhất là nâng cao dân trí, tay nghề lẫn vai trò của phụ nữ.
Nếu có coi đó là một ẩn ý chính trị thì chẳng sai, nhưng kết quả sau cùng vẫn là giúp cho chính người dân tại chỗ cải thiện được cuộc sống của mình chứ không bị lệ thuộc mãi vào viện trợ, hoặc chỉ thiểu số có chức có quyền ở đấy trục lợi nhờ viện trợ. Ta sẽ còn có dịp tìm hiểu thêm việc ấy, có thể là trong khóa họp thường niên vào tháng Chín này.