Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vào ngày thứ tư vừa qua, Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế vừa ra phúc trình thường niên trong đó kêu gọi Bộ Ngọai giao Mỹ tiếp tục giữ Việt Nam và 10 nước khác trên thế giới trong danh sách cần lưu ý đặc biệt về tự do tôn giáo. Lý do được nêu lên là dù có tiến bộ nhưng mức độ còn thấp và vẫn còn sách nhiễu đối với một số giáo phái tôn giáo trong nước.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi có hỏi chuyện ông Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Hà Nội về một số tình hình liên quan. Bài nói chuyện do Gia Minh thực hiện. Đầu tiên ông Đỗ Quang Hưng đưa ra ý kiến.
Ông Đỗ Quang Hưng: Về phương diện luật pháp tôn giáo ở Việt Nam cũng như ở một số nuớc khác ở Châu Á và cả Châu Âu nữa thì còn phải tiếp tục hội nhập quốc tế, hội nhập về những công ước tôn giáo phổ biến.
Có vấn đề tôi cho phức tạp bậc nhất là lựa chọn mô hình nhà nước thế tục. Ở Việt Nam thì trong hai năm 2004- 05 về mặt pháp nhân thì có tiến bộ; nhưng phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
Gia Minh: Mức độ hoàn thiện nhiều hay ít?
Ông Đỗ Quang Hưng: Tôi cho cũng rất tương đối. Ví dụ vấn đề sinh họat người nước ngoài thì ở Nhật rất đơn giản nhưng ở Việt Nam và một số nuớc Đông Nam Á chưa nghĩ đến nên phải nghĩ đến.
Gia Minh: Có những tôn giáo mà người tín hữu là người Việt Nam thôi như các giáo phái Tin lành ngừời ta vẫn than phiền?
Bạn nghĩ gì về nhận xét này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Ông Đỗ Quang Hưng: Lâu nay có suy nghĩ Tin lành là CMA thôi; nhưng cuộc sống phát triển lên thì phải giải quyết. Vừa qua tôi có đi tham dự hội nghị ở Mỹ và ai cũng thừa nhận là các động thái tương đối tích cực.
Gia Minh: Ở trên thì khác nhưng ở dưới thì lại chưa theo như mong muốn?
Ông Đỗ Quang Hưng: Chúng ta lại rơi vào câu chuyện phải nói lâu nay. Như chuyện ở Tây Nguyên thì bây giờ có chuyển biến.
Gia Minh: Có khúc mắc ở chỗ Phật giáo? PGVNTN thì nói là họ chưa bao giờ tham gia vào hiệp thương?
Ông Đỗ Quang Hưng: Căn cứ vào các hồ sơ năm 1981 thì đại diện PGVNTN có chứ không thể phủ nhận đuợc. Danh sách tên người đều có.
Gia Minh: Ông nói cần khắc phục lối nhìn tôn giáo 'đồng nhất tôn giáo và chính trị'?
Ông Đỗ Quang Hưng: Cần phải khắc phục cái nhìn đó. Thời chiến tranh lạnh hai phía đều nhìn tôn giáo là chính trị. Tôi thấy mức độ tả khuynh trong tôn giáo ở Việt Nam là không liên tục và đậm nét. Từ năm 90 đến nay là không có đồng nhất tôn giáo với chính trị nữa.
Gia Minh: Nhưng có một bộ phận vẫn đồng nhất?
Ông Đỗ Quang Hưng: Đó là xã hội, không thể cả tỷ người phải như nhau.
Gia Minh: Thế mà bộ phận ấy lại làm công tác quản lý xã hội?
Ông Đỗ Quang Hưng: Nói về quản lý xã hội có nhiều cấp độ. Cấp cao nhất ở Việt Nam nhận thức của họ thay đổi nhiều; cấp thực hiện từ tỉnh trở xuống cũng lan tỏa; còn các biệt thì nó vô cùng.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Theo dòng câu chuyện:
- Phúc trình của Ủy hội tự do tôn giáo Hoa Kỳ về tình hình tại Việt Nam
- Phỏng vấn Mục Sư Ngô Hoài Nỡ về tình hình sinh hoạt của hội thánh Tin Lành ở trong nước