Giáo hội Tin Lành Mennonite Tây Nguyên thường xuyên gặp khó khăn


2006.06.16

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Theo thông báo từ giáo hội Tin Lành Mennonite Tây Nguyên thì các sinh hoạt tôn giáo nơi đây vẫn thường xuyên gặp khó khăn, bị chánh quyền cản trở bằng mọi cách. Một trong những người bị cấm đoán hoạt động và phải gánh chịu cảnh bị đuổi nhà liên tục là mục sư Nguyễn Công Chính, Quản nhiệm Hội Đồng Tin Lành Mennonite Tây Nguyên.

CaoNguyenTinLanh200.jpg
Chính quyền ủi sập nhà nguyện Tin Lành Mennonite Kontum.

Mục sư Chính cũng cho biết trong số những người Thượng, trốn chạy sang Campuchia, sau đó tự nguyện hồi hương, có người bị bắt bớ, đánh đập. Trước hết xin mục sư cho biết về tình hình sinh hoạt chung của giáo hội Tin Lành tại vùng Tây Nguyên hiện nay?

Mục Sư Nguyễn Công Chính: Sinh hoạt tôn giáo ở Tây Nguyên vẫn bị nhà nước gây khó khăn và tìm mọi cách để giói hạn và ngăn cấm. Điển hình là vào năm 2004, hội thánh Tin Lành Mennonite có mua một miếng đất với đầy đủ thủ tục hợp pháp. Nhưng chánh quyền sở tại sau đó cho lệnh ủi sập và tịch thu tài sản thuộc hội thánh.

Còn những vụ bắt bớ tín đồ Tin Lành khắp vùng Tây Nguyên ép buộc họ phải bỏ đạo là chuyện xảy ra thường ngày.

Đỗ Hiếu: Chúng tôi được tin cho hay là mục sư và gia đình cứ phải di dời suốt, rày đây mai đó, thay đổi chỗ ở liên tục, mục sư có thể chia sẽ thêm về việc này?

Mục Sư Nguyễn Công Chính: Gia đình đã từng bị đuổi nhà vài chục lần. Chủ nhà cho biết họ bị công an ra lệnh không cho mướn nhà, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền và rút giấy phép cho thuê nhà.

Sinh hoạt tôn giáo ở Tây Nguyên vẫn bị nhà nước gây khó khăn và tìm mọi cách để giói hạn và ngăn cấm. Điển hình là vào năm 2004, hội thánh Tin Lành Mennonite có mua một miếng đất với đầy đủ thủ tục hợp pháp. Nhưng chánh quyền sở tại sau đó cho lệnh ủi sập và tịch thu tài sản thuộc hội thánh.

Đỗ Hiếu: Mới đây, ông Lê Dũng, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ báo cáo của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng, những người Thượng từ Tây Nguyên trốn thoát sang Campuchia lánh nạn, khi họ quay trở về bản làng thì bị bắt bớ, đánh đập, mục sư nghĩ sao về lời tuyên bố của ông Dũng?

Mục Sư Nguyễn Công Chính: Chuyện những người Thượng từ Tây Nguyên trốn thoát sang Campuchia lánh nạn, một khi họ trở về xứ sở thì bị chánh quyền sở tại xử phạt, bắt bớ, đánh đập là điều hoàn toàn có thật.

Chắc chắn có 40 người Thượng trong số các tín hữu của ông đã bị đàn áp sau khi hồi hương. Hiện giờ còn 7 người trong nhóm này vẫn bị ngồi tù. Ngoài ra có một số chấp sự và tín hữu bị bắt giam, phải làm tờ kiểm điểm xin hứa bỏ đạo.

Đỗ Hiếu: Qua những chi tiết và dẫn chứng cụ thể vừa trình bày với đài chúng tôi, thì mục sư có nhận xét gì đối với quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam ngày nay?

Mục Sư Nguyễn Công Chính: Theo báo đài của nhà nước thì tại Việt Nam các quyền căn bản của công dân đều được triệt để tôn trọng đúng như quy định của hiến pháp. Tuy nhiên, trên thực tế thì người dân không được tự do hội họp, không được tự do thờ phượng, không được tự do đi lại.

Không bao giờ làm điều gì trái với pháp luật, mà chỉ một lòng phục vụ Chúa, và giáo dân, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của một công dân đối với chế độ. Nhưng trước những sự giới hạn, cấm đoán và ràng buộc, với tư cách là một lãnh đạo tinh thần cần phải mạnh dạn bày tỏ quan điểm và niềm tin của mình.

Đỗ Hiếu: Cảm ơn Mục sư Nguyễn Công Chính.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.