Tìm hiểu về yêu cầu trình độ của giảng viên ở đại học nước ngoài


2007.01.21
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Trong ít năm qua Việt Nam đối mặt với khủng hoảng thiếu giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ. Báo cáo mới của Bộ Giáo dục-Đào tạo cho hay tỉ lệ giáo sư đủ tiêu chuẩn chỉ đạt phân nửa chỉ tiêu, tức chưa đến 13% so với mục tiêu là 25% vào năm 2010. Ngành giáo dục, vì vậy, dự tính nâng số tiến sĩ qua một vài chương trình.

YouthStudent200.jpg
AFP PHOTO

Chỉ tiêu ban giảng huấn của Việt Nam thế nào so với quốc tế? Mời quí thính giả nghe cuộc trao đổi giữa Nhã Trân và Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, cựu Giáo sư trường đại học Luật Sài gòn, Phụ tá Khoa trưởng về Học vụ, hiện trong ban nghiên cứu về chiến tranh và hòa bình tại đại học Stanford, California, Hoa Kỳ.

Nhã Trân: Xin Tiến sĩ cho biết ban giảng huấn ở đại học tại Mỹ ra sao; giảng viên có nhất thiết phải có trình độ tiến sĩ hay không?

Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Về bằng cấp, đó là tiêu chuẩn của các trường đại học lớn, và phải được các ủy ban đánh giá trình độ xem ở vào mức nào để được tuyển vào. Thêm vào đó phải có nhiều trước tác, đã được nhiều viện nghiên cứu có tiếng in ra.

Đầu tiên giáo sư đó chỉ được kể là giảng sư, sau đó mới lên đến giáo sư thực thụ, sau khi qua các giai đoạn khác, là phải có thêm các trước tác khác đồng thời phải được đánh giá xem có xứng đáng trở thành giáo sư thực thụ hay không.

Người giáo sư cũng tham dự nhiều hội nghị. Từ đó ủy ban đánh giá các trình bày, liên quan đến việc giảng dạy, tại những hội nghị, đưa lên Khoa Trưởng duyệt xem có được lên mức thực thụ không.

Nhã Trân: Thưa Giáo sư, có bao giờ người chỉ có bằng cao học được nhận vào làm giảng viên không, với một tư cách là giáo sư phụ?

Đầu tiên giáo sư đó chỉ được kể là giảng sư, sau đó mới lên đến giáo sư thực thụ, sau khi qua các giai đoạn khác, là phải có thêm các trước tác khác đồng thời phải được đánh giá xem có xứng đáng trở thành giáo sư thực thụ hay không.

Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Có những trường đại học lớn người ta mời vào diễn thuyết. Còn những trường nhỏ, chia làm 3 cấp với trình độ khác nhau. Có cấp mời những người chỉ có bằng cao học vào dạy, tuy nhiên ít khi những người này được vào chính ngạch.

Nhã Trân: Thưa, Việt nam hiện nay do thiếu giảng viên trình độ tiến sĩ nên xảy ra hiện tượng nhiều giáo sư đại học trong nước chỉ có bằng cử nhân. Xin hỏi, cử nhân dạy cấp cử nhân thì có thể đưa đến những hệ quả nào?

Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Có nhiều trường hợp có thể chấp nhận được. Ví dụ một cử nhân đã nhiều tuổi và có nhiều công trình trước tác liên quan đến lãnh vực họ thuyết trình thì cũng được. Còn nếu không thì trình độ đó quá thấp, hậu quả sẽ hết sức thê thảm cho nền đại học như vậy.

Nhã Trân: Chính phủ Hoa Kỳ có đặt ra chương trình đào tạo tiến sĩ mỗi năm, hay đây là vấn đề tự phát của cá nhân?

Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Đây là vấn đề riêng của trường đại học, muốn cấp cho ai thì tuỳ trường đó. Tuy nhiên họ rất cẩn thận vì liên quan đến uy tín của trường. Bằng tiến sĩ ở đây, tuỳ trường lớn hay nhỏ, do một ủy ban thông qua, chứ không phải chỉ một giáo sư mà có quyền thông qua.

Nhã Trân: Việt Nam đang dự tính thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu giảng viên có trình độ này. Xin hỏi Tiến sĩ, cung cách đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài ra sao?

Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Ở các trường đại học lớn tất nhiên phải qua ban cử nhân trước. Có những ngành cần phải qua cao học rồi mới lên tiến sĩ được, ví dụ ngành khoa học chính trị. Còn những ngành khoa học thì từ cử nhân có thể lên tiến sĩ.

Tiến trình vượt qua các trở ngại hết sức khó khăn. Họ phải vào trong những chương trình gọi là Ph.D, làm phụ giảng, đồng thời có những nghiên cứu, do một ông thầy bảo trợ. Việc lựa chọn hết sức khó khăn, phải qua các đánh giá.

Quan trọng là các ngành về khoa học phải có lab cho họ làm việc. Có khi sinh viên làm trong lab tối ngày, khuya mới về, sáng sớm lại vào lab. Rồi vừa phải đi dạy cho thầy, vừa vào lab. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ rồi thì lại phải hướng dẫn thế hệ đàn em.

Ở các trường đại học lớn tất nhiên phải qua ban cử nhân trước. Có những ngành cần phải qua cao học rồi mới lên tiến sĩ được, ví dụ ngành khoa học chính trị. Còn những ngành khoa học thì từ cử nhân có thể lên tiến sĩ.

Nhã Trân: Chính phủ Việt Nam dự tính vận động trí thức kiều bào trở về tham gia ban giảng huấn các đại học. Giáo sư nghĩ thế nào trước kêu gọi này, và theo Tiến sĩ kêu gọi này có thể được hưởng ứng đến mức độ nào?

Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Tôi không thể trả lời được câu hỏi đó. Những người ở các ban giảng huấn đại học ở đây theo tôi biết thì không có nhiều lắm. Họ có thể về dạy một khoá hay thuyết trình về một số đề tài nào đó, vì cũng không đủ các phương tiện khảo cứu cũng như đủ lab cho họ nghiên cứu.

Rồi nhất là vấn đề tiền bạc. Cho nên tôi không biết có những ai, những vị giáo sư nổi tiếng nào sẽ về nước dạy.

Nhã Trân: Xin cảm ơn giáo sư Nguyễn Văn Canh về cuộc phỏng vấn này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.