Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Hiện tượng động đất được ghi nhận trên diện rộng xảy ra vào ngày 8/11 ở nam bộ từ Vũng Tàu, Saigon tới Bình Thuận, Ninh Thuận, và Nha Trang; tình trạng cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ trở lại và sự kiện thủ tướng Phan Văn Khải cảnh báo rằng Việt Nam đang ở ngưỡng cửa đại dịch cúm ở người.

Đây là hai đề tài nóng được các báo tường thuật rất nhiều trên mạng. Đọc báo trong nước hôm nay chúng tôi tổng hợp các thông tin này.
Ðộng đất trên diện rộng
Chưa khi nào người dân TP.HCM và một số tỉnh thành khác lại hoảng loạn như vậy, dù rằng hai trận động đất lúc 1 giờ sáng và gần 3 giờ chiều ngày 8 tháng 11 chỉ diễn ra không quá 10 giây.
Các báo điện tử tường thuật và đưa hình ảnh về sự sợ hãi của người dân Saigon, nhất là những người làm việc hay có mặt trên các toà nhà cao tầng. Tất cả các building đều xảy ra tình trạng lắc lư chao đảo vì địa chấn xảy ra hai lần hôm 8/11, mọi người đã chạy thoát thân một cách tán loạn. Hình ảnh của Vietnam Net cho thấy cảnh nhốn nháo tại Trung Tâm Thương Mại Saigon ở đường Lê lợi Saigon.
Còn Tuổi trẻ điện tử có bài tường thuật và hình ghi nhận cảnh hàng trăm người từ các toà nhà cao tầng túa xuống đường và tụ tập trên đường phố vào lúc sau trưa ngày 8/11. Đó là ở toà nhà Central Plaza 29 Lê Duẩn quận 1, toà nhà Harbour View, góc Nguyễn Huệ Hải Triều, toà nhà Mê Linh Point cũng như Sunwah Tower.
Trước đó sau lúc 0giờ sáng 8/11, Theo Vietnam Net hàng trăm người dân sống ở các chung cư cao tầng tại TP.HCM như Lê Quí Đôn, Trần Hưng Đạo, Cao Thắng, Nguyễn Thị Nghĩa, Bùi Viện, Ngô Tất Tố, đã hốt hoảng tháo chạy từ lầu cao xuống đất vì cảm nhận nhiều đợt rung chuyển mạnh.
Tôi cho rằng, khi mà động đất xảy ra cảm thấy rung động mạnh, bà con nên chạy ra khỏi nhà, tuy khẩn trương nhưng đừng chen lấn xô đẩy. Thậm chí đã xảy ra tai nạn vì chen lấn xô đẩy chứ không vì động đất. Những người đang ngồi trong xe ô tô nên ngồi yên trong xe. Còn những người chạy ra khỏi nhà nên đứng xa khỏi tầm các toà nhà cao có khả năng gẫy vỡ đổ văng vào người.
Chị Nguyễn Thanh Thuỷ ở phòng 902 chung cư Ngô Tất Tố kể với Vietnam Net, tủ chén bát trong nhà chị va đập vào nhau kêu loảng xoảng. Nhiều người nước ngoài lưu trú ở Chung Cư Ngô Tất Tố cao 14 tầng, đã hốt hoảng chạy xuống đường. Một người kể lại là đang ngủ bỗng tỉnh dậy vì cảm thấy không gian chao đảo, chiếc quạt treo tường đang mở cũng lắc lư.
Cảnh giác với chuyện động đất
Theo Vietnam Net, người dân sống ở các chung cư trong thành phố rất cảnh giác với chuyện động đất vì sợ chung cư bị sập, ngay khi có hiện tượng rung động là tất cả mọi người đều bỏ chạy xuống đường.
Trước câu hỏi người dân TP.HCM và các nơi khác sẽ phải hành động như thế nào khi bị động đất, ông Đỗ Văn Lĩnh chuyên viên ở Liên Đoàn Bản Đồ và Địa Chất Miền Nam đưa ra khuyến cáo:
“Tôi cho rằng, khi mà động đất xảy ra cảm thấy rung động mạnh, bà con nên chạy ra khỏi nhà, tuy khẩn trương nhưng đừng chen lấn xô đẩy. Thậm chí đã xảy ra tai nạn vì chen lấn xô đẩy chứ không vì động đất. Những người đang ngồi trong xe ô tô nên ngồi yên trong xe. Còn những người chạy ra khỏi nhà nên đứng xa khỏi tầm các toà nhà cao có khả năng gẫy vỡ đổ văng vào người.”
Tuổi trẻ Điện Tử đưa tin là có một người ở TP.HCM thiệt mạng vì trận động đất xế trưa ngày 8/11. Nạn nhân là ông Trần Minh Hùng 48 tuổi, ông Hùng đi mua vật tư về xưởng mộc ở phường 13 quận Bình Thạnh đúng lúc địa chấn xảy ra. Do sự chấn động, 9 tấm ván ép khổ lớn dựng ở xưởng đã đổ ập xuống làm nạn nhân dập đầu xuống nền nhà và tử vong.
Ðộng đất là hiện tượng khá xa lạ với đa số người Việt Nam, dù rằng trong quá khứ cứ mỗi chu kỳ 40 năm thì Việt Nam lại có hiện tượng địa chấn. Những trận động đất năm xưa thường có cường độ nhỏ và không xảy ra nơi thành thị nên người dân ít quan tâm.
Tiền chấn xảy ra lúc gần 1 giờ sáng và chính chấn lúc gần 3 giờ chiều ngày 8/11 đo được trong khoảng từ 5 tới 5.5 độ richter, tâm chấn ở thềm lục địa biển đông cách bờ biển Vũng Tàu 100 km. Chính vì vậy chấn động đã ảnh hưởng nhiều vùng ở nam bộ và nam trung bộ.
Việt Nam đang ở ngưỡng cửa đại dịch cúm
Từ 15/11 này chính quyền TP.HCM kiên quyết chấm dứt mọi hình thức chăn nuôi gia cầm trong địa bàn. Trong khi đó ngành y tế cũng khuyến cáo người dân không nên ăn thịt gia cầm, hay nói rõ hơn là không sử dụng sản phẩm gia cầm trong mùa dịch, hoặc là những sản phẩm gia cầm không được kiểm soát chặt chẽ về giết mổ, về lưu thông phân phối hoặc về chăn nuôi của ngành thú y.
Theo dõi báo chí điện tử Việt Nam trong thời gian gần đây, chúng tôi cảm nhận là giới truyền thông được bật đèn xanh không bị giới hạn khi đưa tin về dịch cúm gia cầm. Giới lãnh đạo tỏ ra công khai hơn bao giờ hết về sự kiện Việt nam đang ở ngưỡng cửa đại dịch cúm.
Đây cũng chính là một tựa bài được VN Express đưa lên mạng đêm thứ năm, theo đó chiều 10/11, thủ tướng Phan Văn Khải có công điện yêu cầu bộ thương mại phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn việc đảm bảo cung cấp các loại thực phẩm thay thế gia cầm, sản phẩm gia cầm; thú y và các ngành liên quan phải kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán giết mổ gia cầm thuỷ cầm.
Theo VN Express ông Phan Văn Khải nhận định, Việt Nam đang ở ngưỡng cửa đại dịch cúm trên người. Nếu đại dịch xảy ra sẽ là đại họa, có thể gây thiệt mạng hàng triệu người. Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh rằng, hiện nay dịch có chiều hướng bùng phát nhanh và mạnh, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Theo tin này ông Phan Văn Khải ra lệnh các bộ ngành hữu quan phải áp dụng mọi giải pháp để đảm bảo số lượng thuốc cúm Tamiflu cần thiết, và triển khai ngay việc sản xuất vắc xin cúm theo yêu cầu.
Trong khi đó báo Thanh Niên Điện Tử đăng bài nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm, lúng túng trong phòng chống dịch ở các tỉnh. Theo đó ngày 10/11 Bộ NN&PTNT mở hội nghị các tỉnh phía nam từ Đà Nẵng trở vào, bản tin không nói rõ cuộc họp diễn ra ở thành phố nào, nhưng có nhiều chi tiết đáng chú ý.
Theo Thanh Niên, trong cuộc họp, ông Mai Văn Hiệp, chi cục trưởng chi cục thú y tỉnh Bến tre phát biểu rằng, nếu quyết tâm của trung ương là 100% thì xuống dưới cấp huyện, cấp xã chỉ còn khoảng 20%. Theo ông Hiệp trên thì xử lý nghiêm, xuống cấp cơ sở thì hời hợt và lỏng lẻo.
Thị trường gia cầm đóng băng
Hội nghị cũng thể hiện vấn đề thị trường gia cầm đóng băng, một mối lo của tất cả các tỉnh. Chúng tôi xin trích nhận định của ông Phạm Văn Minh, giám đốc công ty kinh doanh gia cầm Phú An Sinh cùng về vấn đề thị trường gia cầm ở TP.HCM đang đóng băng :
“Từ 15/11 này chính quyền TP.HCM kiên quyết chấm dứt mọi hình thức chăn nuôi gia cầm trong địa bàn. Trong khi đó ngành y tế cũng khuyến cáo người dân không nên ăn thịt gia cầm, hay nói rõ hơn là không sử dụng sản phẩm gia cầm trong mùa dịch, hoặc là những sản phẩm gia cầm không được kiểm soát chặt chẽ về giết mổ, về lưu thông phân phối hoặc về chăn nuôi của ngành thú y.
Do các thông tin báo chí về tình hình dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi, rồi chủ trương ngừng nuôi gia cầm của thành phố, tâm lý người tiêu dùng bị ảnh hưởng nên thị trường gia cầm đóng băng là điều hiển nhiên. Thật ra thị trường đóng băng cách nay hơn hai tuần rồi.”
Trong hội nghị ngày 10/11, ông nguyễn Đình Bảo, chi cục trưởng thú y Bà Rịa Vũng Tàu bầy tỏ sự lo lắng, rằng ông đang lo sốt vó vì một chủ trại gia cầm lớn gần 400 ngàn con doạ sẽ thả tất cả số gà đi rông bởi vì họ bán không được, tiêu huỷ thì địa phương không hỗ trợ vì đàn gà không có bệnh.
Tại hội nghị, bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết dịch cúm năm nay có dấu hiệu rộng hơn manh hơn, ông minh chứng rằng đàn gà vùng dịch tỉnh Bắc Giang đã chết ngay khi chưa có biểu hiện lâm sàng. Theo ông Cao Đức Phát chỉ cần có một người nhiễm H5N1 là một cơ hội cho vi rút tiến gần hơn đến bùng phát đại dịch.