Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Chuyến viếng thăm Nam Á của Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hy vọng gì ở cải cách chính trị tại Miến Ðiện, và những cuộc biểu tình chống Nhật Bản liên tục diễn ra ở Trung Quốc là những đề tài được báo chí thế giới nói đến trong 7 ngày qua.

Như thường lệ, chúng tôi xin ghi nhận để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này.
Chuyến công du của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo
Chuyến viếng thăm vùng Nam Á mà Thủ Tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc mới hoàn tất là đề tài gây sôi nổi nhất trong tuần lễ vừa qua. Hầu hết các báo đều nói chuyến đi này không chỉ giúp mở rộng quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước trong khu vực, mà còn là cơ hội để Bắc Kinh khẳng định vị trí quan trọng của họ trên bàn cờ chính trị của Châu Á-Thái Bình Dương.
Với cái nhìn như vừa kể, tờ Nawa-i-Waqt xuất bản tại Pakistan cho rằng đã đến lúc quan hệ giữa Islamabad và Bắc Kinh phải chặt chẽ hơn nữa. Bài bình luận viết:
“Thật là dại dột nếu chúng ta cứ phải lệ thuộc vào Hoa Kỳ về quốc phòng, trong khi Washington vẫn tiếp tục mở rộng quan hệ với Ấn Ðộ. Là một cường quốc đang lên về cả quân sự và kinh tế, Trung Quốc đã cam kết sẽ giúp chúng ta bảo vệ độc lập, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và chủ quyền.
Thật là dại dột nếu chúng ta cứ phải lệ thuộc vào Hoa Kỳ về quốc phòng, trong khi Washington vẫn tiếp tục mở rộng quan hệ với Ấn Ðộ. Là một cường quốc đang lên về cả quân sự và kinh tế, Trung Quốc đã cam kết sẽ giúp chúng ta bảo vệ độc lập, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và chủ quyền.
Vì thế, chúng ta phải bỏ chính sách cũ kỹ lỗi thời và nhanh chóng thực hiện các bước tiến xây dựng quan hệ với Bắc Kinh. Ðừng để những cam kết mới đạt được với Bắc Kinh trở thành nạn nhân của thành phần thân Mỹ và chủ thuyết hành chánh rườm rà của họ. Ðiều cần thiết là phải đảm bảo sự hiện diện của Trung Quốc ở Cảng Gwadar của chúng ta để mối quan hệ lâu đời giữa hai nước giúp chúng ta chống lại những mưu đồ của Hoa Kỳ và Ấn Ðộ.”
Cũng tại Pakistan, tờ Ausaf viết rằng chuyến viếng thăm Islamabad của ông Ôn Gia Bảo đã mở một kỷ nguyên mới cho Pakistan, đồng thời kêu gọi các nước Hồi Giáo khác cũng nên mở rộng vòng tay chào đón người bạn Trung Quốc.
“Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thực hiện các dự án vĩ đại mà Pakistan đề ra,. Nhiều dự án không thể hoàn thành nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc. Một điểm đáng nói là về sự hợp tác của Trung Quốc là Bắc Kinh muốn Pakistan tự lập.
Việc cùng nhau hợp tác chế tạo chiến đấu cơ Sấm Sét JF-17 ngay tại Pakistan chứng minh là để giúp Pakistan cơ hội tiến đến kỷ nguyên tự mình có thể chế tạo được khí cụ cần thiết phải có cho quốc phòng.”
Tại Ấn Ðộ, nhật báo Deccan Herald cũng ca ngợi sự vững mạnh của quan hệ với Bắc Kinh, coi những thỏa ước được ký kết trong thời gian Thủ Tướng Ôn Gia Bảo có mặt tại New Delhi là nền móng chặt chẽ cho mối quan hệ song phương, và giúp giải tỏa những hiểu lầm cho rằng hai nước là đối thủ của nhau. Bài bình luận viết tiếp:
“Những người chống đối quan hệ thân thiết Trung Quốc-Ấn Ðộ cảnh báo rằng hợp tác giữa hai nước là điều không tưởng vì hai quốc gia đang đối địch với nhau. Họ cảnh báo rằng mức độ kình địch có thể tăng lên, vì hai nước đều muốn chiếm vị thế quan trọng của thế giới.
Những người chống đối quan hệ thân thiết Trung Quốc-Ấn Ðộ cảnh báo rằng hợp tác giữa hai nước là điều không tưởng vì hai quốc gia đang đối địch với nhau. Họ cảnh báo rằng mức độ kình địch có thể tăng lên, vì hai nước đều muốn chiếm vị thế quan trọng của thế giới.
Ðồng ý rằng cạnh tranh là yếu tố quyết định quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn, nhưng 2 bên đều có thể tránh không để căng thẳng xảy ra. Cùng nhau hoạch định những chiến lược chung để giải quyết các vấn đề quốc tế cũng là một giải pháp mà hai nước nên làm.”
Biểu tình ở Bắc Kinh phản đối sách giáo khoa cấp 2 của Nhật Bản
Cuối tuần trước và đầu tuần này, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở Bắc Kinh nhằm phản đối quyển sách giáo khoa cấp 2 của Nhật Bản, trong đó không nói gì đến những tội ác mà quân đội Thiên Hoàng đã làm thời chiến tranh thế giới thứ hai, và còn đưa ra những lập luận cho rằng chính Nhật đã mở phong trào giải phóng cho các nước Ðông Á và Ðông Nam Á.
Mặc dù Nhật lên tiếng soạn sách giáo khoa không phải là công tác của Chính Phủ mà là công việc của các nhà xuất bản, nhưng lời giải thích này vẫn không được chấp nhận và có thể nói một cách dè dặt là làn sóng bài Nhật đã trổi lên ở Trung Quốc.
Trước những cuộc biểu tình như vậy, báo chí Nhật Bản nói gì? Chúng tôi xin được ghi lại một phần bài nhận định mang nhan đề “Tại Sao Trung Quốc Lại Ðể Yên Cho Các Hành Ðộng Chống Nhật Xảy Ra” được đăng tải trên tờ Yomiuri Shimbun, tờ báo có đông độc giả nhất ở Nhật.
“Trong khi đàn áp tất cả những hoạt động gây khó khăn cho Chính Quyền thì Bắc Kinh lại để yên cho những người biểu tình chống Nhật Bản, vì họ nghĩ rằng các cuộc biểu tình này có thể làm áp lực với Tokyo về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, vấn đề sách giáo khoa và những vấn đề khác nữa. Chính Phủ Nhật Bản không được làm ngơ trước hành động này của Trung Quốc.”
Tờ Yomiuri Shimbun cũng đưa ra một sự kiện đáng chú ý là lời kêu gọi biểu tình chống Nhật được phổ biến sâu rộng trên mạng internet và nhà nước Bắc Kinh làm ngơ, trong khi những bài viết cổ võ dân chủ, tự do nếu được phát qua mạng thì người viết sẽ bị cầm tù.
Tờ Asahi Shimbun thì đặt vấn đề là có phải giới cầm quyền Hoa Lục để yên cho những cuộc biểu tình như vậy xảy ra hay không??? Theo tờ Asahi Shimbun:
“Có thể nhà cầm quyền Bắc Kinh e ngại ngăn cản biểu tình sẽ tạo thành những phản ứng ngược, gây bất lợi cho Chính Phủ trong lúc người dân Hoa Lục đang bất mãn về sự chênh lệnh giầu nghèo và chính trị tham ô.”
Những cuộc biểu tình ở Trung Quốc có thể đã đi quá đà, nhưng rõ ràng những cuộc biểu tình này thành hình với sự đồng tình của nhà cầm quyền. Mặc dù vấn đề cũ kỹ là chuyện sách giáo khoa của Nhật Bản nói về thời gian quân đội Thiên Hoàng chiếm đóng Hoa Lục được đưa ra làm cái cớ, nhưng sự thật bên trong chính là chuyện nước Nhật đang đẩy mạnh vận động để trở thành hội viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Nhưng một bài nhận định được tờ The New York đăng tải lại cho rằng
“Những cuộc biểu tình ở Trung Quốc có thể đã đi quá đà, nhưng rõ ràng những cuộc biểu tình này thành hình với sự đồng tình của nhà cầm quyền. Mặc dù vấn đề cũ kỹ là chuyện sách giáo khoa của Nhật Bản nói về thời gian quân đội Thiên Hoàng chiếm đóng Hoa Lục được đưa ra làm cái cớ, nhưng sự thật bên trong chính là chuyện nước Nhật đang đẩy mạnh vận động để trở thành hội viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.”
Bài nhận định viết tiếp:
“Lập trường của Trung Quốc trước việc Nhật Bản muốn trở thành hội viên thường trực của Liên Hiệp Quốc quả là vô lý, trong khi họ vẫn tiếp tục tự nhận là đại diện cho thế giới đang phát triển và đang vươn lên. Thật thô thiển và không đúng đắn khi Trung Quốc cứ tiếp tục bảo vệ vị trí là nước Châu Á độc nhất và là nước đang phát triển duy nhất nắm ghế hội viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An.
Nếu Liên Hiệp Quốc cần cải tổ và Hội Ðồng Bảo An phải được mở rộng để đáp ứng đúng tình hình thế giới ngày nay, thì ngoài Nhật Bản, sự góp mặt của những nước khác như Ấn Ðộ, Ðức và Brazil trở thành điều cần thiết.”
Miến Ðiện sẽ giữ chức Chủ Tịch luân phiên của ASEAN?
Chuyện năm tới có nên để Miến Ðiện nắm chức Chủ Tịch luân phiên của ASEAN hay không cũng đang là một đề tài gây nhiều tranh luận giữa các nước hội viên, vì có thể Hoa Kỳ và các quốc gia EU sẽ không tham dự những cuộc thảo luận thường xuyên nếu Rangoon nắm quyền Chủ Tịch. Về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài nhận định của tờ The International Herald Tribune.
Trong bài nhận định mang nhan đề “Cơ Hội Ðổi Mới Ở Miến Ðiện Vẫn Rất Mong Manh”, nhà bình luận Philip Bowring viết rằng lần đầu tiên, một số quốc gia hội viên của ASEAN nhìn nhận những cuộc thảo luận, những lời kêu gọi Miến Ðiện phải đổi mới kinh tế lẫn chính trị đã không đem lại kết quả, điển hình là lời tuyên bố mà Thủ Tướng Lý Hiển Long của Singapore đưa ra, nói rằng “diễn tiến xảy ra ở một nước hội viên có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ASEAN”.
Tuy nhiên, nhà bình luận Philip Bowing cho rằng những thất vọng đó chỉ mở đầu cho một thất vọng lớn hơn: đổi mới ở Rangoon vẫn luôn chỉ là một ước mơ chưa thành sự thật. Bài bình luận viết:
Rõ ràng, áp lực và đe dọa của Tây Phương là sẽ không tham dự các cuộc họp ở Rangoon đã có ảnh hưởng ngay cả với những Chính Quyền xư nay vẫn dung thứ cho chế độ độc tài Miến Ðiện, hoặc chỉ biết nghĩ đến quyền lợi thương mại, như trường hợp của Malaysia và Singapore.
“Rõ ràng, áp lực và đe dọa của Tây Phương là sẽ không tham dự các cuộc họp ở Rangoon đã có ảnh hưởng ngay cả với những Chính Quyền xư nay vẫn dung thứ cho chế độ độc tài Miến Ðiện, hoặc chỉ biết nghĩ đến quyền lợi thương mại, như trường hợp của Malaysia và Singapore. Nhưng vì ASEAN quy định mọi chuyện đều phải được giải quyết trên tinh thần đồng thuận, thhàn thử rất khó khăn để có thể kêu gọi các nước như Việt Nam hay Kampuchea ủng hộ ý kiến đừng để Miến Ðiện nắm chức chủ tịch luân phiên.
Ngay chính Thái Lan cũng đi nước đôi, quyền lợi kinh tế lấn áp chính sách, và nhân cơ hội này, Chính Phủ Bangkok tạo áp lực với tập thề người Miến lưu vong đang sinh sống ở Thái bằng cách đòi họ phải di chuyển từ những thành phố lớn về lại những vùng hẻo lánh ở dọc biên giới Thái-Miến.
Cùng lúc đó, các tướng lãnh cầm quyền ở Rangoon đang bận đối phó với những tranh chấp nội bộ hơn là để ý đến đòi hỏi của ASEAN hay đòi hỏi phải đổi mới. Nền kinh tế của Miến Ðiện có thể đang ở trong giai đoạn rối ren, nhưng vì điều hành kém nhiều hơn là vì bị cấm vận.
Nhưng tài nguyên năng lượng và vị trí chiến thuật của Miến đang giúp các tướng lãnh một cơ hội để tiếp tục nắm quyền và làm tất cả những gì họ muốn làm. Ấn Ðộ chẳng hạn, đặt quyền lợi quốc gia lên trên chuyện dân chủ, đang muốn dành thế lực với Trung Quốc và sẵn sàng múa hơi đốt của Miến nếu Bangladesh đồng ý cho đặt đường ống dẫn đi qua lãnh thổ của họ.
Nam Hàn và Trung Quốc, đương nhiên, vẫn là những người bạn tốt của phe tướng lãnh Miến, tiếp tục trao đổi thương mại và tiếp tục cung cấp võ khí cho họ.
Tóm lại, đối thoại và cấm vận chẳng đem lại kết quả gì đáng nói cả. Tướng Than Shwe và những tướng lãnh đang chia sẻ quyền hành với ông ta ở Bắc Hàn coi thường thế giới bên ngoài, chẳng khác gì lãnh tụ Kim jong-il của Bắc Hàn coi thường cộng đồng quốc tế.”
Cũng xin được thưa thêm cùng quý thính giả là trong vòng 48 giờ đồng hồ nữa, các vị Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo La Mã sẽ bắt đầu cuộc bầu chọn tân Giáo Hoàng. Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này xin được kết thúc với lời cầu nguyện mà Ðức Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị đã dâng lên Thượng Ðế khi Ngài trở về quê hương Ba Lan hồi năm 1979.