Người dân khốn khó vì không bán được trấu
2006.04.09
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Do không bán được trấu trong vụ mùa năm nay, các nhà máy xay xát thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long phải tuôn trấu ra sông, gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng như việc nuôi trồng thủy sản tại đây.
Hiện nay đang là lúc thu hoạch lúa, các nhà máy xay xát thuộc hai tỉnh An giang và Cần Thơ đang chạy hết công xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên do kho bãi chứa trấu đã đầy, thương lái mua trấu không thấy xuất hiện như những năm trước nên các nhà máy xay xát không còn cách nào khác hơn là xả trấu ra sông. “Các doanh nghiệp đều có kho chứa bởi vì bán tiền nhiều lắm, qua mùa bán được mấy trăm triệuđâu có bỏ sông bỏ biển vậy nhưng năm nay quá ế.”
Trấu không những trôi nổi lềnh bềnh trên sông như tại khúc sông Hậu tại Châu Phong, thuộc quân Tân Châu tỉnh An Giang mà còn len lỏi và các kênh rạch nữa: “Trên này cứ giấc tối trấu lại trôi về.”
Tại thị trấn Thới Lai huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ thuộc khu vực ngả ba kênh xáng Ô Môn, trấu bị phân hũy làm đen nước, gây hôi thối cả một đoạn kinh. Việc tắm giặt của người dân rất trở ngại. Các bè cá cũng bị thiệt hại do cá chết vì trấu bám chung quanh bè làm cá thiếu oxy để thở.
Một người dân ở xã Tân An thuộc huyện tânChâu Tỉnh An Giang cho biết: “Lúc này trấu bán không được phải tuôn xuống sông, chưa có năm nào trấu ế như năm này thành thử các doanh nghiệp không chuẩn bị tư thế để chứa cho kịp. Bây giờ không biết cách nào chẳng lẻ ngay mùa mà biểu người ta ngưng hoạt động.”
Ông cho biết thêm là do tình trạng các lò gạch sử dụng điện để đun gạch nên trấu không bán được: “Trấu bán cho đun gạch nhưng mà có một số đun bằng điện nên các lò đun trấu ít lại. Lúa đang ngay vụ nên tiêu thụ không kịp.”
Hiện nay chính quyền địa phương cũng không có cách nào để giải quyết: “Chính vì vậy nên nhân dân làm thinh thôi nếu làm quá thì cũng tội nghiệp cho các ổng. Chính quyền bây giờ cũng hết biết sao để nói. Mấy ổng cũng vô vận động các doanh nghiệp phải làm thế nào cho bớt lượng trấu xuống sông nhưng không đủ kho bãi. Không biết làm sao để giải quyết khâu này.”
Cũng có tin là tại Cần Thơ tính đến chuyện tận dụng trấu để làm thành ván ép hoặc dùng để chạy nhà máy nhiệt điện. Nhưng tất cả chỉ mới trên giấy tờ thành thử người dân chỉ biết chịu đựng mà thôi.
Những bài liên quan
- Nên duy trì hay hủy bỏ sổ hộ khẩu?
- Đồng bằng sông Cửu Long được mùa lúa nhưng nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn
- Cá chết hàng loạt, nông dân vỡ nợ
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Bình Dương qua lời kêu cứu của một Việt kiều
- Sản phẩm của VIKYNO được tiêu thụ mạnh trong và ngoài nước
- Giá phân bón tăng cao khiến nông dân thêm nhiều khó khăn
- Ý kiến của một công nhân về nguyên nhân của các cuộc đình công
- Mức lương tối thiểu điều chỉnh không theo kịp với tốc độ giá cả leo thang
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo với giá rất thấp
- Đời sống của người dân nghèo tại xã Nghi Vạn, Nghệ An (phần 1)
- Nông dân miền Tây phải đốt cây nhãn, bán đất để trả nợ
- Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2005 (phần 1)
- Quản lý dân bằng hộ khẩu là trái với Hiến Pháp
- Nguyên nhân khí hậu ở khu vực TPHCM ngày càng nóng hơn
- Chất thải rắn, vấn đề lớn cho môi trường của TP. HCM
- Tình trạng trên bảo dưới không làm gây nhiều thắc mắc cho người dân
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 3)
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 2)
- Nhận định về những cuộc đình công xảy ra hàng loạt tại Việt Nam (phần 1)
- Vai trò của liên đoàn lao động tại Việt Nam