Gia Minh, phóng viên đài RFA
Từ bao đời nay người nông dân ở mọi miền đất nước Việt Nam đều tự lo cày bừa chăm bẳm cho mảnh ruộng của họ. Nếu công việc của hộ gia đình thiếu lao động thì nhờ anh em, bà con, láng giềng đến giúp đỡ hay đổi công cho nhau.

Vừa qua, tại tỉnh Long An và vùng Đồng bằng Sông, có một người nông dân thành lập cơ sở cấy lúa thuê cho những hộ nông dân khác trong vùng nếu có nhu cầu. Cách làm này được xem như là một hướng mới trong thời đại kinh tế mở và hội nhập hiện nay.
Người nông dân đó là ông Nguyễn Thành Công, ngụ tại ấp 8, xả ã Phước Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tùân này, mời quí thính giả và các bạn làm quen với họat động cấy lúa thuê mà cơ sở Thành Hưng của ông Nguyễn Thành Công đang thực hiện tại khu vực tỉnh Long An và một số vùng ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Làm nông theo dạng sản xuất nông nghiệp là ý tưởng đến với người nông dân Nguyễn Thành Công thế nào? Chính bản thân anh kể lại trong câu chuyện với Gia Minh sau đây:
Anh Nguyễn Thành Công: Ngành này chính thức làm từ 15 tháng 1, 2001. Hằng năm cấy chừng 1000- 1100 mẫu, phần lớn cho trại giống nhà nuớc hay cho một số bà con.
Khởi sự là do công lao động thừa, nên phải làm sao cho có thể tận dụng được chừng 200 ngày công năm. Muốn có 200 ngày phải có đội nhóm riêng, sau khi xem qua báo chí, sách vở. Các nhà khoa học, viện trường cũng cho rằng cách làm này là mới.
Khởi sự là do công lao động thừa, nên phải làm sao cho có thể tận dụng được chừng 200 ngày công năm. Muốn có 200 ngày phải có đội nhóm riêng, sau khi xem qua báo chí, sách vở. Các nhà khoa học, viện trường cũng cho rằng cách làm này là mới.
Gia Minh: Đội có bao nhiêu người?
Anh Nguyễn Thành Công: Chừng 107 người.
Gia Minh: Làm thế nào để có thể đạt 200 ngày công/năm?
Anh Nguyễn Thành Công: Đặc thù đồng bằng Sông Cửu Long là khi đầu trên có nước thì dưới vẫn còn mặn; nên từ trên làm xuống Long Xuyên- Cần Thơ- Tiền Giang- Long AN. Cứ xoay vòng như thế.
Gia Minh: Giống thì lấy ở đâu?
Anh Nguyễn Thành Công: Làm cho Viện Lúa , Đại học Cần Thơ thì lấy giống gốc của họ; dùng công làm ra giống nguyên chủng và siêu nguyên chủng.
Gia Minh: Cơ sở có những máy móc nào?
Anh Nguyễn Thành Công: Máy sấy tĩnh vĩ ngang, máy sàng. Máy tự đóng. Trong quá trình làm thì có chuyên viên, nhóm trưởng biết về công cấy, biết cách điều hành công. Đây có sáu tổ công cấy, tổ ủ giống, nhóm sấy lúa, nhóm khuân vác, gieo mạ.
Gia Minh: Bình quân lương thế nào?
Năng suất cao, dễ quản lý cỏ. Mướn công thì giá trị của ông Công thấp hơn, khỏe hơn. Do thời gian đầu ông chăm sóc cho mình, giống thì tốt. Khi thành giống thì ông thu lại; nếu không lấy thì cũng cấy giống khác để bán lúa hàng. Hiện ở vùng này dân bắt đầu thích, hồi đầu chỉ khỏang một mẫu, nay khỏang 30 mẫu rồi
Anh Nguyễn Thành Công: Cao nhất là 120 ngàn này, thấp thì 25 ngàn ngày đối với nữ. Nam thì 40 ngàn/ngày, cao nhất cũng trăm mấy.
Gia Minh: Khách hàng tính thế nào?
Anh Nguyễn Thành Công: Bình quân hai triệu ba héc ta; nếu giao hết thì tính tăng thêm chừng 2,4- 2,5 triệu.
Gia Minh: Ngoài cơ sở của ông đã có những cơ sở tương tự chưa?
Anh Nguyễn Thành Công: Chưa có vì nhiều người chưa có cách, năng khiếu ngâm giống. Lực lượng lao động có tay nghề. Nhu cầu thì có nhưng do mới quá nên chưa nhiều người thích. Trước kia gieo dày, nay lại gieo thưa nên họ chưa dám.
Nhận xét của khách hàng
Theo ông Hồ Hữu Trí, một nông dân tại An Giang, sau những lần ký hợp đồng với cơ sở Thành Hưng về công đọan cấy lúa cho mình thì đưa ra những lợi điểm khi thuê một đơn vị khác làm công tác đó:
Năng suất cao, dễ quản lý cỏ. Mướn công thì giá trị của ông Công thấp hơn, khỏe hơn. Do thời gian đầu ông chăm sóc cho mình, giống thì tốt.
Khi thành giống thì ông thu lại; nếu không lấy thì cũng cấy giống khác để bán lúa hàng. Hiện ở vùng này dân bắt đầu thích, hồi đầu chỉ khỏang một mẫu, nay khỏang 30 mẫu rồi.”
Những quan điểm đó cũng được, ông Năm Lê, một nông dân khác tại Long An, từng hợp đồng với cơ sở Thành Hưng chia xẻ: "Mới cấy xong hôm kia; mạ ổng đem tới nên khỏi lo việc đó. Công cán cũng khỏi lo. Thấy nay bà con làm cũng nhiều."
Thưa quí thính giả và các bạn, trong những năm qua Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới. Tuy nhiên hạt gạo Việt Nam vẫn chưa được giá như gạo của một số nứoc khác như Thái Lan do chất lượng gạo không đồng đều.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là người nông dân vẫn còn tập quán canh tác nhỏ lẻ, giống lúa chưa đồng nhất. Nếu có những cơ sở cung cấp giống lúa chất lượng đồng nhất và gieo cấp theo đúng phương pháp thống nhất thì có thể giúp giải quyết được khiếm khuyết vừa nêu.
Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự do. Gia Minh chào tạm biệt.