Quyền đình công tại Việt Nam


2005.07.24

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Theo thống kê của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, trong 10 năm từ 1995 cho đến tháng 5 năm 2005, đã có hơn 900 cuộc đình công xảy ra trên toàn quốc. Tính bình quân mỗi năm có gần 100 cuộc đình công trong cả nước.

ProtestInVietnam200.jpg
Anh Jason Baker (người Mỹ) và Noak Mark (người Úc) biểu tình trước nhà hàng gà rán Kentucky ở Sài Gòn hôm 23-11-2004. AFP PHOTO

Quyền đình công được nhà nước Việt Nam qui định như thế nào và vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân ra làm sao?

Quyền đình công của công nhân được ghi nhận trong Bộ Luật Lao Động Việt Nam. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều chuyên gia lao động, hệ thống pháp luật chưa có qui định rõ ràng về vấn đề đình công. Chưa có sự phân biệt rõ ràng thế nào là “đình công về quyền” và “đình công về lợi ích”.

Thủ tục phức tạp

Hơn nữa, thủ tục tiến hành một cuộc đình công đúng theo qui định của hiện hành rất phức tạp và trải qua nhiều giai đọan. Trước hết phải gởi kiến nghị, phải thông qua hội đồng hoà giải các cấp từ cơ sở đến cấp tỉnh. Kế tiếp là các giai đọan lấy chữ ký của công nhân, phải do công đoàn tổ chức và lãnh đạo, phải thông báo trước…

Mới đây trong buổi góp ý về dự thảo pháp lệnh đình công và thủ tục giải quyết các vụ đình công do Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam tổ chức, nhiều đại biểu phát biểu ý kiến cho rằng dự thảo thiếu thực tiễn, làm mất quyền đình công của công nhân.

Sợ bị trù dập

Bạn nghĩ gì về quyền đình công tại Việt Nam? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Cụ thể là việc qui định những cuộc đình công không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo đều bất hợp pháp.

Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa có tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn là công nhân trong xí nghiệp, cơ xưởng nên thường ngần ngại sợ mất việc hay trù dập nên ít dám tổ chức đình công.

Và không ít những vụ đình công xảy ra trái với qui định của luật pháp.

Trao đổi với một số cán bộ công đoàn và công nhân, chúng tôi tthu thập được các ý kiến sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên).

Thông tin trên mạng

- Nghiên cứu lập pháp - Website của Văn Phòng Quốc Hội

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.