70% dòng sông lớn nhỏ tại Việt Nam đều bị ô nhiễm
2006.05.01
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Bộ tài nguyên môi trường nhận định rằng, Việt Nam là một trong số những quốc gia đang có nguy cơ về nước sạch. Nguy cơ này ngày càng trở nên trầm trọng, vì tình trạng quản lý kém, nguồn tài nguyên nước bị lãng phí. Mặt khác, theo cơ quan chức năng thì tại Việt Nam hiện có tới 70% các con sông lớn nhỏ ít nhiều đều bị ô nhiễm.
Tổng hợp tin tức từ báo chí, Đỗ Hiếu xin gởi đến quý vị thêm chi tiết về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường bị xem là thiếu tiêu chuẩn về vệ sinh.
Báo Đồng Nai cho hay nước sông lớn, nhỏ tại Việt Nam đều ít nhiều bị ô nhiễm. Ngoài ra, nguyên nhân chính của sự ô nhiễm nguồn nước là do việc các khu công nghiệp, hãng xưởng, nhà máy, thải nước bẩn không qua xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, nên trong đó chứa các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất sinh hoạt do con người đỗ ra các con sông, giòng suối.
Vẫn theo các báo thì ở một số địa phương, những vùng sâu, vùng xa, tình trạng phá rừng, hoạt động khai thác nước ngầm bừa bãi cũng khiến trữ lượng nước ngầm giảm sút nghiêm trọng, tình trạng hạn hán kéo dài thêm.
Trên phương diện y tế, hịên cả nước còn khoảng 40% số hộ dân đa số tập trung ở vùng thôn quê, miền núi, đang sử dụng nước, thiếu tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.
Do tình trạng thiếu vệ sinh đó, nhiều bệnh thường xuyên xảy ra, do việc không có nước sạch để dùng, như bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột, kiết lỵ, giun sán.
Bà Ngân, một người dân Thủ Đức kể với phóng viên đài Á Châu Tự Do chúng tôi về tình trạng nước nhiễm bẩn, vàng đục gần như không thuốc chữa. Bà cũng cho hay có những đoạn đường ở vùng ngoại ô, khi qua đó, mùi hôi xong lên rất khó chịu, vì nước bẩn do các nhà máy thải ra bừa bải.
Ông Sinh, một người dân ở Bình Thạnh nói cho dù có mua nước suối chứa trong chia cũng không thể tin là hợp vệ sinh. Theo ông thì, việc cung cấp và bảo vệ nguồn nước sạch, mà nhà nước cho rằng, đó là nhịêm vụ cấp bách và quan trọng, sẽ khó lòng thực hiện được.
Vẫn theo báo chí trong nước thì, tính đến cuối năm 2005, tỷ lệ nước dùng hợp vệ sinh trong dân thị thành đã đạt 120 lít, một người, mỗi ngày và ở vùng nông thôn là 80 lít một ngày, nhưng tính chung thì chỉ có 62% số dân được cung cấp đủ nước sạch, theo tỷ lệ vừa nói.
Những bài liên quan
- Sài Gòn: công tác quản lý đô thị yếu kém khiến môi trường sống bị ô nhiễm
- Công dân đang khiếu nại hành chánh cũng được khởi kiện ra tòa
- Bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy không được phép mở phòng mạch tư
- Người dân không quan tâm đến Đại hội 10 bằng giải bóng đá Châu Á sắp tới
- Động vật hoang dã giảm sút nhanh chóng tại Việt Nam
- Nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng từ nhiều ngày nay
- Sài Gòn báo động trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng
- Nuôi tôm, đánh bạc với ông Trời
- Việt Nam chuẩn bị cho tình trạng khô hạn trong mùa hè năm nay
- Người dân khốn khó vì không bán được trấu
- Nên duy trì hay hủy bỏ sổ hộ khẩu?
- Cá chết hàng loạt, nông dân vỡ nợ
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Bình Dương qua lời kêu cứu của một Việt kiều
- Ý kiến của một công nhân về nguyên nhân của các cuộc đình công
- Mức lương tối thiểu điều chỉnh không theo kịp với tốc độ giá cả leo thang
- Đời sống của người dân nghèo tại xã Nghi Vạn, Nghệ An (phần 1)
- Nông dân miền Tây phải đốt cây nhãn, bán đất để trả nợ
- Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2005 (phần 1)
- Quản lý dân bằng hộ khẩu là trái với Hiến Pháp
- Nguyên nhân khí hậu ở khu vực TPHCM ngày càng nóng hơn