Ý kiến của người dân về hoạt động và ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội


2006.06.22

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Thời gian gần đây, giới truyền thông Việt Nam có thể được xem như một công cụ đắc lực trong cuộc chiến chống tham nhũng khi bắt đầu mạnh dạn phanh phui và phản ánh các vụ tiêu cực, tham nhũng có tầm cỡ của quan chức nhà nước.

newspaper150.jpg
Một sạp bán báo dọc đường phố Hà Nội. Photo AFP

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày nhà báo Việt Nam, Trà Mi ghi nhận ý kiến của người dân trong nước nói về hoạt động và ảnh hưởng của báo chí đối với đời sống xã hội, đặc biệt là trong phong trào chống tham nhũng.

Trước tiên, ông Trường Lâm, hiện đang sinh sống tại Cần Giờ là một độc giả thường xuyên của nhiều tờ báo nội địa, nhận xét về những biến chuyển tích cực của báo chí truyền thông trong nước.

Cư dân tại Cần Giờ: Là một người dân, tôi thấy có nhiều dấu hiệu khả quan ví dụ như gần đây báo chí phanh phui nhiều về các vụ tham nhũng ở PMU18 và Vietnam Airlines.

Mỗi ngày tôi đọc báo Phụ Nữ và Tuổi Trẻ, thấy báo chí dạo này đăng thẳng thắng. Các phiên chất vấn quốc hội cũng đựơc truyền hình trực tiếp cho người dân xem. Báo chí bây giờ cập nhật liên tiếp và đề cập thẳng ông nào tiêu cực, từ chức hay bị cắt chức đều đựơc đăng tải.

Trà Mi: Anh nhận thấy vai trò, vị trí của báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng ra sao?

Cư dân tại Cần Giờ: Rất quan trọng, nếu báo không đăng thông tin về tham nhũng thì dân đâu biết. Còn họ đựơc quyền đăng chi tiết tới đâu thì cái đó chỉ nội bộ họ biết với nhau thôi. Nhiều khi mình thấy vậy mà bên trong không phải vậy. Theo tôi, họ không phanh phui hết đâu. Tôi cũng biết có nhiều việc họ không cho báo đăng, không cho nói đến.

Bạn nghĩ gì về hoạt động và ảnh hưởng của báo chí đối với đời sống xã hội, đặc biệt là trong phong trào chống tham nhũng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Trà Mi: Là một độc giả thường xuyên, những điểm nào anh cảm thấy chưa hài lòng về báo chí truyền thông trong nước?

Cư dân tại Cần Giờ: Thấy các tờ báo y chang nhau. Có khác chỉ vài chi tiết nhỏ như tờ này cụ thể hơn tờ kia vậy thôi, chứ báo ra hàng ngày đều giống nhau y chang. Vừa rồi là nhận xét của một cư dân Cần Giờ về hoạt động và ảnh hưởng của báo chí trong nước thời gian gần đây.

Cũng liên quan đến đề tài này, chúng tôi có dịp ghi nhận ý kiến của một kỹ sư trẻ tên Trung ở Sài Gòn, thành phố được coi là văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Anh Trung phát biểu: “Thời gian gần đây, báo chí trong nước cũng có nhiều cái mới. Cả báo viết, báo hình, báo điện tử đều phát triển nhanh, mở rộng rất nhiều.” Trà Mi: Theo như bạn nhận xét là mở rộng, nhưng mở rộng ở mức độ như thế nào?

Kỹ sư trẻ ở Sài Gòn: Thật ra chỉ mở rộng về hình thức và số lựơng thôi, chứ còn nội dung và chất lựơng thì chưa thay đổi nhiều. Báo chí ở Việt Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, dù dạo này làm đựơc rất nhiều điều tích cực như phát hiện các vụ tham nhũng, tiêu cực nhưng chỉ ở mức có hạn thôi chứ chưa phải là lớn lao gì so với những gì đang diễn ra thời buổi hiện nay.

Mình biết là các phóng viên cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra viết bài chống tiêu cực. Không phải họ không muốn làm, nhưng là vì tất cả việc họ làm đều nằm dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của nhà nước.

Trước đại hội 10 vừa rồi thì rõ ràng báo chí đựơc thả phanh để tố cáo tham nhũng nhưng thực ra chỉ là cho có cho người dân cảm thấy chính phủ cũng ra sức chống tham nhũng, nhưng sau đại hội thì những vụ việc đựơc khui ra đều bị chìm xuồng, báo chí lại bị siết lại và đặt vào vòng kiểm soát thường lệ.

Trà Mi: Nhưng hiện gìơ thì tiếp tục mình vẫn thấy các vụ tiêu cực lớn đựơc đưa lên phản ánh trên báo như vụ Vietnam Airlines…những vụ đó là tiếp sau đại hội 10. Thế thì nguyên nhân vì sao bạn lại cho rằng sau đại hội báo chí lại bị bóp nghẹt và bưng bít thông tin?

Kỹ sư trẻ ở Sài Gòn: Những chuyện đó đựơc đưa lên báo chẳng qua là phe này đánh phe kia, trâu cột ghét trâu ăn thôi, chứ thật sự mấy chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nếu báo chí đựơc tự do phản ánh thì phải đưa lên từ lâu rồi cho đúng tính thời sự chứ không phải đợi tới bây giờ các báo mới đồng loạt đưọc lên tiếng, chứng tỏ có 1 sự hậu thuẫn đằng sau để báo lên tiếng.

Bây giờ người ta nói báo chí là quỳên lực thứ tư nhưng ở đâu chứ ở Việt Nam mình không thấy, ở đây tất cả phải dưới sự kiểm soát của nhà nước thôi. Cho nên báo chí có ra sức thì cũng có 1 giới hạn nhất định. Người phóng viên có tâm huyết cách mấy cũng đặt dưới sự kiểm duyệt thông tin.

Bây giờ người ta nói báo chí là quỳên lực thứ tư nhưng ở đâu chứ ở Việt Nam mình không thấy, ở đây tất cả phải dưới sự kiểm soát của nhà nước thôi. Cho nên báo chí có ra sức thì cũng có 1 giới hạn nhất định. Người phóng viên có tâm huyết cách mấy cũng đặt dưới sự kiểm duyệt thông tin.

Trà Mi: Bạn có thể nói rõ hơn dựa trên cơ sở nào bạn cho rằng người phóng viên hay báo giới bị kiểm soát, ngăn chặn hoạt động?

Kỹ sư trẻ ở Sài Gòn: Điển hình nhất là vụ phóng viên Lan Anh của báo Tuổi trẻ và vô số các vụ khác. Báo hình và báo viết nội dung thì na ná nhau. Báo điện tử thì ngăn chặn các trang báo nước ngoài..

Trà Mi: Là một người dân bạn có đề nghị gì đối với vai trò của báo chí. Theo bạn thì chính quyền cần phải làm gì để hỗ trợ cho hoạt động của báo chí?

Kỹ sư trẻ ở Sài Gòn: Đơn giản nhất là hãy cởi trói cho các nhà báo, đừng kiểm duyệt khắt khe thông tin. Báo hình thì nên cho người dân xem rộng rãi những tin tức nước ngoài. Báo điện tử thì đừng kiểm soát internet hay đặt tường lửa ngăn chặn. Người tiếp cận đựơc lợi nhiều nhất là người dân.

Trà Mi: Nhưng mà lý luận mà phía những người hữu trách nêu ra khi kiểm duyệt báo chí là để ngăn chặn những thông tin không có lợi, không lành mạnh, độc hại cho độc giả. Bạn nghĩ thế nào?

Kỹ sư trẻ ở Sài Gòn: Đó là cách họ nói thôi. Là một người dân mình nghĩ rằng họ ra những quy luật đó là vì chính quỳên họ muốn bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi.

Trà Mi: Nếu như không có sự kiểm duyệt thì bạn có nghĩ là nó sẽ tạo ra những xáo trộn, hay không lành mạnh trên báo chí truyền thông trong nước hay không?

Kỹ sư trẻ ở Sài Gòn: Không đâu. Nếu báo chí không bị kiểm duyệt thì nhiều vụ tiêu cực tham nhũng sẽ đựơc phanh phui nữa, mà cái đó thì có lợi cho người dân chứ.

Trà Mi: Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.