Trà Mi, phóng viên đài RFA
Báo chí trong nước gần đây báo động về dịch Rubella ở cả người lớn và trẻ em bùng phát, lây lan trên diện rộng. Bệnh Rubella là gì, lây lan chủ yếu bằng cách nào, và sự nguy hiểm của nó ra sao?

Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với bác sĩ Thùy, chuyên khoa nhi nhiễm, hiện đang hành nghề tại Hà Nội.
Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết khái quát thế nào là bệnh rubella và nguyên nhân chính gây ra bệnh này là gì?
Bác sĩ Thùy: Bệnh rubella do siêu vi trùng gây ra, đây là căn bệnh nhiễm siêu vi. Bệnh này có thể gặp ở tất cả lứa tuổi chứ không riêng gì trẻ em, cả người lớn và trẻ con đều có thể mắc bệnh.
Trà Mi: Bệnh rubella có những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết như thế nào?
Bác sĩ Thùy: Trước hết bệnh nhân có sốt có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể là trứơc khi phát bệnh, còn gọi là thời kỳ ủ bệnh. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc có những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, hoặc ho.
Chỉ có một đối tựơng hay gặp những biến chứng nặng đó là các phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu mà mắc bệnh này thì hay gây ra dị dạng cho thai nhi. Đó là hậu quả rất nặng nề, thường gặp ở những phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ.
Sau thời kỳ ủ bệnh đến giai đoạn khởi bệnh bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba. Triệu chứng của thời kỳ toàn phát là bệnh nhân bị phát ban toàn thân.
Điểm đặc biệt là ban này nổi rất nhanh, trong vòng 1 ngày có thể nổi khắp thân thể từ đầu tới chân. Nó là những hồng ban mịn, dứơi da, không nổi cộm nên sờ không thấy, giống như hồng ban của bệnh sởi nhưng khác với sởi là trong 1 ngày nó mọc và lan nhanh khắp người.
Khi đã phát ban thì bệnh nhân bắt đầu hết sốt và có thể còn cảm giác mệt mỏi thêm 1, 2 ngày nữa. Một- hai ngày sau, ban tự động lặn hết và không để lại dấu vết gì trên da cả.
Trà Mi: Vì căn bệnh này gây ra bởi virus, xin bác sĩ cho biết thêm về khả năng lây truyền của bệnh?
Bác sĩ Thùy: Bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp, rất nhanh chóng, đặc biệt ở những quần thể đông người thì bệnh càng lây nhanh.
Trà Mi: Bệnh này thường dẫn đến những hậu quả như thế nào đối với người bệnh, biến chứng của bệnh ra sao? Bác sĩ Thùy: Biến chứng của bệnh rubella không nặng như bệnh sởi. Bệnh sởi hay có nhiều biến chứng nặng như gây viêm phổi…Còn rubella thì biến chứng nhẹ nhàng thôi.
Chỉ có một đối tựơng hay gặp những biến chứng nặng đó là các phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu mà mắc bệnh này thì hay gây ra dị dạng cho thai nhi. Đó là hậu quả rất nặng nề, thường gặp ở những phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ.
Trà Mi: Thưa bác sĩ, các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với căn bệnh này ở Việt Nam hiện nay là gì?
Bác sĩ Thùy: Phương pháp hữu hiệu nhất là chích ngừa. Ngoài ra, các yếu tố như vệ sinh môi trường, ở nhà thoáng, khu mật độ dân cư thấp thì mức độ lây lan không nặng nề. Ngoài biện pháp chích ngừa thì một điều quan trọng khác giúp có thể phòng bệnh là khi phát hiện ca bệnh, nên cho bệnh nhân cách ly.
Trà Mi: Vì sao đã có vaccine phòng bệnh mà tại Việt Nam lâu lâu lại nghe nói đến dịch rubella bùng phát nơi này nơi kia?
Đối với trẻ bị mắc phải rubella, ở nhà, phụ huynh nên cho bé nằm nơi thoáng gió, tắm rửa cho bé mỗi ngày một lần bằng nứơc ấm sạch sẽ, tránh không ủ bé lại. Nếu bé sốt thì có thể dùng những loại thuốc hạ sốt thông thường, cho bé uống thêm nứơc trái cây tươi, ăn thức ăn dễ tiêu hoá như soup, cháo, và đồ ăn thức uống phải sạch sẽ.
Bác sĩ Thùy: Lý do là tại Việt Nam, tiêm phòng rubella chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chưa chích ngừa rubella đại trà trong cộng đồng. Hiện tại bây giờ số lựơng tiêm phòng còn rất hạn chế, cũng đã bắt đầu ưu tiên tiêm cho các đối tựơng như trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi xây dựng gia đình hoặc sinh con.
Trà Mi: Vaccine ngừa rubella chưa đựơc vào chương trình tiêm chủng mở rộng, vậy chi phí cho mỗi mũi tiêm này hiện nay là bao nhiêu?
Bác sĩ Thùy: Giá thành tương đối mắc, hơn 100 ngàn/mũi tiêm, nhưng ở thành phố cũng đang dần đưa vào tiêm chủng mở rộng cho trẻ ở tuổi nhũ nhi và trẻ từ 3-5 tuổi.
Nếu có điều kiện, mọi người ở mọi lứa tuổi nên đi tiêm phòng rubella vì hiện nay ở các cơ sở y tế địa phương cũng đã bắt đầu tiêm vaccine rubella rồi, đặc biệt là ở thành phố, còn các khu vực nông thôn thì tôi nghĩ là chưa có.
Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết phương pháp chữa trị căn bệnh rubella ra sao? Có thể điều trị tại nhà đựơc không và khi nào thì cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Bác sĩ Thùy: Bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có trị triệu chứng ví dụ như sốt thì uống thuốc hạ sốt…
Trà Mi: Xin bác sĩ vài lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh, hoặc các bà mẹ mang thai?
Bác sĩ Thùy: Các bà mẹ tốt nhất nên đi chích ngừa, đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Thứ hai, khi phát hiện bệnh, nên có sự cách ly, và tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để đựơc hứơng dẫn chăm sóc, điều trị bệnh hợp lý.
Đối với trẻ bị mắc phải rubella, ở nhà, phụ huynh nên cho bé nằm nơi thoáng gió, tắm rửa cho bé mỗi ngày một lần bằng nứơc ấm sạch sẽ, tránh không ủ bé lại. Nếu bé sốt thì có thể dùng những loại thuốc hạ sốt thông thường, cho bé uống thêm nứơc trái cây tươi, ăn thức ăn dễ tiêu hoá như soup, cháo, và đồ ăn thức uống phải sạch sẽ.
Điều quan trọng là phải cách ly tránh lây cho người nhà. Nếu trẻ trong độ tuổi đi học nên cho nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho trẻ khác.
Đối với những ông bố, bà mẹ chăm sóc cho những trẻ này cũng có khả năng bị lây bệnh rất mạnh, đặc biệt là các bà mẹ đang trong giai đoạn mang thai thì bắt buộc phải đi chích ngừa. Còn các ông bố thì có thể không chích ngừa cũng được vì bệnh này đối với nam giới thì các biến chứng không đáng kể.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.
(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)
Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.
Thông tin trên mạng:
- Rubella Photos (Immunization Action Coalition)
- MedlinePlus: Rubella