Có dấu hiệu một vụ án oan
2006.07.14
Lê Dân, phóng viên đài RFA
Hôm thứ Tư phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời báo chí nước ngoài về cái chết của một tăng sĩ Phật giáo cao tuổi bị giam cầm ở tỉnh Bắc Giang, đã trả lời rằng người ấy chết do bệnh tật. Lê Dân tìm hiểu lại sự việc và trình bày như sau.
Do bản thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế từ Paris gởi đi ngày mùng 10 tháng Bảy vừa qua, dư luận truyền thông các nước hết sức quan tâm đến trường hợp của 8 tăng sĩ và tín đồ Phật giáo bị bắt giam và tù đày từ năm 2003 về tội trộm cắp tượng Phật và đồ thờ cúng.
Báo chí trong nước chỉ loan tin theo tên thế tục của các tăng sĩ, nên dư luận có cảm giác đó là một nhóm tội phạm gồm 9 "tên" tổ chức trộm cắp cổ vật.
“Đồng bọn”
Nhưng theo bài báo tựa đề "Có nhiều dấu hiệu của một vụ án oan" đăng trên báo Dân Trí phát hành tại Hà Nội ngày 30 tháng Sáu vừa qua thì trong số 9 người bị truy tố, chỉ có nghi can Nguyễn Quý Đoan, ngụ tại Quốc Oai tỉnh Hà Tây, bị bắt về tội lừa đảo xe máy, rồi sau đó "bỗng dưng", theo chữ của báo Dân Trí, khai nhận hắn cùng đồng bọn gây ra các vụ trộm cắp cổ vật.
Các người bị gọi là "đồng bọn" đó gồm Phan Hữu Hường, tức thích Đức Chính 70 tuổi, Dương văn Trung, tức Thích Nguyên Kiến, 44 tuổi, Lê văn Thương, tức Thích Tâm Thương 33 tuổi, Nguyễn Quý Đoan, tức Thích Đạo Sơn 26 tuổi, cùng các Phật tử Phạm Mạnh Hùng, Dương Phúc Thịnh, Tạ Minh Đăng, Lê Ngọc Lân tự Lê Ngọc Hoa và bà Nguyễn Thúy Lan.
Khi tin tức đầy đủ được loan báo cùng với pháp danh của các bị cáo trong vụ án "tổ chức trộm tượng Phật và cổ vật thờ cúng" ở tỉnh Bắc Giang được loan ra, dư luận lập tức nêu câu hỏi tại sao lại có các tăng sĩ Phật giáo trụ trì tại ba chùa khác nhau, cùng các Phật tử, lại bị truy tố về tội này?
Ngày 20 tháng Mười Một năm 2003, các công an đến tận chùa Tranh Khúc, Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội, bắt tôi đến, bảo đến cơ quan sẽ biết. Không đọc lệnh mà cứ như thế bắt người, tự nhiên khóa còng số 8. Bắt đến cơ quan điều tra tỉnh Bắc Giang nói tôi có tội. Đêm hôm ấy bắt treo tôi lên đánh qua đêm hôm đó.
Một hòa thượng từng trải qua cảnh tù đày trong nước, hiện trụ trì một chùa trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ không muốn tiết lộ danh tính nhận xét.
“Người ta tu hành làm sao có chuyện đó. Người đã tu chơn chính thì làm chi cũng xin phép, chứ làm sao lấy ngang được. Chính trị họ đưa đủ đứa, đưa nhiều cái, họ làm bằng chứng giả thì mình cũng chịu thôi. Chuyện không có họ nói có, chuyện có nói không, mình không biết được đâu...”
Đại nạn
Một nhân chứng bị cáo trong vụ là Lê văn Thương, tức đại đức thích Tâm Thương, kể lại với ban Việt ngữ ngày oan nghiệt bắt đầu như thế nào.
“Ngày 20 tháng Mười Một năm 2003, các công an đến tận chùa Tranh Khúc, Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội, bắt tôi đến, bảo đến cơ quan sẽ biết. Không đọc lệnh mà cứ như thế bắt người, tự nhiên khóa còng số 8. Bắt đến cơ quan điều tra tỉnh Bắc Giang nói tôi có tội. Đêm hôm ấy bắt treo tôi lên đánh qua đêm hôm đó....”
Bài báo tường thuật vụ án tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 19 tháng Sáu vừa qua đăng trên tờ Dân Trí ở Hà Nội viết rằng "trong hồ sơ vụ án có nhiều điểm mâu thuẫn mà đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố không lý giải được.
Đơn cử như việc cáo trạng nêu các bị cáo đã nhiều lần thuê xe ôtô của anh Phạm Minh Hùng ở Thanh Trí, Hà Nội, để gây án, nhưng khi xác minh thì anh Hùng khẳng định chưa bao giờ cho các đối tượng đó thuê xe, và gia đình anh cũng không hề có các loại xe ôtô như trong cáo trạng nói".
Bài báo viết thêm "bị cáo Tạ Minh Đăng bị buộc tội trộm cắp đúng vào hôm cha anh chết, đúng ngày giờ phạm tội ghi trong cáo trạng thì anh đang khâm liệm cho người chết".
Báo Dân Trí nhận xét rằng trong suốt quá trình diễn ra phiên Tòa, đại diện Viện Kiểm sát chỉ tập trung vào các chứng cứ buộc tội là những lời khai đã bị cho là có dấu hiệu bức cung và dùng nhục hình, còn các chứng cứ chứng minh ngoại phạm thì Viện Kiểm sát cho là không cần thiết.
Cái chết đầy oan nghiệt
Bạn nghĩ gì về vụ việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Về cái chết đầy oan nghiệt của bị cáo Phan Hữu Hường, tức thích Đức Chính 70 tưổi, báo chí quốc tế hôm thứ Tư hỏi phát ngôn nhân Lê Dũng của bộ Ngoại giao Việt Nam về trường hợp mà đoàn biểu tình tuần trước tại Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu lên. Ông Lê Dũng khẳng định rằng ông Phan Hữu Hường chết vì bệnh.
Tại bản kết luận điều tra số 14/PC16 ngày 20 tháng Tư năm 2004 được trình trước Tòa án Bắc Giang ghi rõ là bị can Phan Hữu Hường chết do suy tim độ 3, suy gan và suy kiệt cơ thể. Cũng trong bản kết luận này, giải phẫu các bộ phận nội tạng của bị can Phan Hữu Hường đều có xung huyết, cổ họng có thức ăn dồn lên, hậu môn có lòi phân, bộ phận sinh dục có tinh trùng.....
Bản kết luận không xác định, nhưng với những dấu vết đó thì bất cứ ai có hiểu biết thông thường đều nhận biết là nạn nhân chết vì bị siết cổ, hoặc bị tác động bởi ngoại lực mạnh. Bị can Phan Hữu Hường, tức Thích Đức Chính 70 tuổi, chết sau khi bị giam cầm chưa tới 4 tháng.
Một người bị tra tấn nhiều lần cùng vụ là bị cáo Nguyễn Quý Đoan, tức thích Đạo Sơn, cho ban Việt ngữ biết nhận xét của ông về nguyên do đưa đến cái chết của thích Đức Chính: “Bởi vì thầy tôi già yếu, là thứ nhất, cái thứ hai là đánh đập nhiều, mà cụ thì không ăn được.”
Vị sư già 70 tuổi bị tra tấn, đánh đập ra sao, báo Dân Trí kể lại trong phiên tòa, các bị cáo Dương văn Trung tức thích Nguyên Kiến, và bị cáo Lê văn Thương tức thích Tâm Thương, khai là bị lột hết quần áo và ...tra tấn vào bộ phận sinh dục. Bị cáo cư sĩ Tạ Minh Đăng bị gãy mất một chiếc răng, hai cổ tay bị cáo Phạm Mạnh Hùng còn vết sẹo lớn.....
Thích Đạo Sơn cho biết công an Bắc Giang đã có những phương thức điều tra chưa từng nghe nói tới: “Không bao giờ tôi nghĩ được như thế, vì không bao giờ mình nghĩ là có những cực hình như thế.”
Câu hỏi chưa được trả lời
Chánh án Tòa hình sự Tòa án Nhân dân Bắc Giang, ông Giáp văn Hán, đã nhìn thấy những dấu hiệu oan sai nên hôm 28 tháng Sáu vừa qua đã ra lệnh trả lại hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát, yêu cầu điều tra bổ sung. Đồng thời ông cũng cho các bị can tại ngoại sau 3 năm giam cầm.
Báo Dân Trí cho biết quyết định đó đã được đông đảo nhân dân tham dự phiên tòa hưởng ứng. Thế nhưng dân chúng Bắc Giang vẫn còn đặt câu hỏi là "vì sao các tăng lữ Phật giáo lại gặp đại nạn như thế này".
Bà Nguyễn thị Tâm, 81 tuổi, mẹ liệt sĩ và là mẹ bị can Dương văn Trung, tức thích Nguyên Kiến, viết thơ ngỏ cho lãnh đạo nước ngày mùng 2 tháng Sáu, nói rằng con bà bị tra tấn, đánh đập dã man hơn thời đế quốc, thực dân.
Những câu hỏi đó đã được hành chục người Bắc Giang mang về Viện Kiểm sát Tối cao ở Hà Nội hồi tuần trước, và họ vẫn chưa được câu trả lời nào, ngoài lời khẳng định của phát ngôn nhân bộ Ngoại giao là bị cáo Phan Hữu Hường chết vì bệnh.
Theo dòng câu chuyện:
- Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế lên án việc tra tấn các nạn nhân ở Bắc Giang
- Cái chết không bình thường của Hoà Thượng Thích Đức Chính
- Phỏng vấn ông Phạm Mạnh Hùng, nạn nhân của vụ xử tù oan ở Bắc Giang
Những bài liên quan
- Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế lên án việc tra tấn các nạn nhân ở Bắc Giang
- Ngân hàng Sacombank cho người lợi tức thấp vay tiền mua nhà
- Cái chết không bình thường của Hòa thượng Thích Ðức Chính
- Dự án trồng hoa hồng ở tỉnh Hải Dương, sớm nở chóng tàn
- Khó tuyển dụng công nhân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Phỏng vấn ông Phạm Mạnh Hùng, nạn nhân của vụ xử tù oan ở Bắc Giang
- Người dân than phiền về cung cách phục vụ của giới công chức nhà nước
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam (phần 2)
- Nhân chứng cần phải được bảo vệ một cách hữu hiệu
- Cán bộ địa phương bán đất bừa bải như bán cá, bán rau
- Những tiệm Nail Shop ở Hà Nội
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam
- Thiếu nghị định, nhà đầu tư phải chờ
- Nhiều khu vực trên cả nước nhiễm chất độc hại
- Cảnh sát Đài Loan bắt giữ 18 người Việt Nam làm việc bất hợp pháp
- Hơn 300 gia đình ở Ninh Bình khiếu kiện chính quyền cưỡng chế và thu hồi đất
- Các xí nghiệp dùng acid chế biến đầu và vỏ tôm làm ô nhiễm nguồn nước
- Người dân Thủ Thiêm khiếu kiện chính quyền cưỡng chiếm nhà đất
- Giá thuốc Tây trong nước vẫn tiếp tục tăng nhưng không đồng loạt như trước
- Hàng triệu người Việt Nam bị ngộ độc thạch tín từ các nguồn nước bị ô nhiễm
- Người dân Bến Tre sẽ tiếp tục biểu tình nếu yêu sách không được giải quyết
- Luật đấu thầu mới nhằm giảm bớt thất thoát lãng phí tiêu cực
- Nghị định mới: phải xin phép nếu tụ tập hơn 5 người
- Nghị định 56/2006 hạn chế thêm quyền tự do ngôn luận báo chí tại Việt Nam
- Nhiều cơ quan tố tụng ở Việt Nam phải xin lỗi vì những vụ xử oan người vô tội