Bệnh viêm xoang: nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp chữa trị (phần 2)


2007.11.30

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tuần trước, bác sĩ Thùy Trang, chuyên khoa tai mũi họng, từ bang California, đã trình bày những kiến thức cơ bản giúp chúng ta hiểu rõ hơn về viêm xoang, nguyên nhân, triệu chứng, cũng như tính chất của bệnh.

SinusitisViemXoang200.jpg
Photo courtesy nlm.nih.gov

Lâu nay, nhiều người vẫn coi nhẹ viêm xoang, xem nó như một căn bệnh rề rà, không có gì đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, hoàn toàn không đơn giản như vậy.

Viêm xoang, nếu không được chữa trị, có thể gây ra những biến chứng nguy hại như thế nào? Các phương pháp điều trị đối với bệnh này hiện nay ra sao? Và quan trọng nhất là làm thế nào có thể phòng ngừa được căn bệnh phiền toái này?

Bác sĩ Thuỳ Trang sẽ giải đáp những thắc mắc ấy trong chương trình "Sức khoẻ và Đời sống" hôm nay.

Những biến chứng

Trà Mi : Xin Bác Sĩ cho biết những biến chứng của bệnh viêm xoang. Nếu như không phát hiện sớm bệnh này và không điều trị kịp thời thì nó có thể dẫn tới những biến chứng tai hại như thế nào?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Một biến chứng chính và nguy hiểm nhất là nó có thể lan qua làm nhiễm trùng mắt. Nếu không được chữa trị thì từ bệnh viêm xoang nó có thể lan qua mắt của mình, làm thành một bọc mủ ở xung quanh mắt, gọi là bị áp-xe.

Một bọc mủ từ xoang lan qua mắt của mình làm cho mắt sưng lên, rồi bầm đi, đau nhức không mở mắt ra được mà tệ hơn nữa. Đó là một trong những biến chứng của viêm xoang.

Một biến chứng chính và nguy hiểm nhất là nó có thể lan qua làm nhiễm trùng mắt. Nếu không được chữa trị thì từ bệnh viêm xoang nó có thể lan qua mắt của mình, làm thành một bọc mủ ở xung quanh mắt, gọi là bị áp-xe.

Ngoài ra nó có thể lan qua trong óc của mình, có thể làm viêm màng óc, có thể gây ra những áp-xe tức là những bọc mủ ở trong óc. Tệ hơn nữa thì có thể bị làm nhiễm trùng vô tới trong máu nữa.

Trà Mi : Đó là những biến chứng chính nguy hiểm, còn thông thường những cảm giác khó chịu do viêm xoang đem lại chắc là chảy mũi, nghẹt mũi và bị dị ứng thường xuyên, phải không ạ? Bác sĩ Thuỳ Trang : Dị ứng là một căn bệnh khác. Trang muốn nhắc một điều là khi mình nói viêm là lúc niêm mạc bị sưng lên làm tắt nghẽn lưu thông trong mũi, hoặc có vi khuẳn hoặc vi trùng trong đó.

Còn dị ứng chỉ làm một phản ứng của cơ thể mình đối với không khí hay môi trường chung quanh. Mình bị dị ứng tức là mình bị tiếp xúc hoài với môi trường không được sạch, hoặc là mình tiếp xúc với những cái có thể làm cho mình có những phản ứng, thay vì cái phản ứng đó dùng để chống lại nhiễm trùng thì phản ứng đó quay lại chống chính cơ thể của mình. Nó làm cho mình, ví dụ như mình hắc-xì (nhảy mũi) nhiều, mình chảy nước mắt nước mũi, ngứa mắt ngứa mũi, những cái đó là dị ứng.

Dị ứng không phải là nhiễm trùng. Dị ứng chỉ tạo ra những điều kiện làm cho viêm xoang dễ xảy ra cho mình hơn, chứ nó không phải là bị nhiễm trùng xoang.

Trà Mi : Nhiều người cứ bị hắt hơi hay là chảy mũi, v.v. mà nghi đó là triệu chứng của viêm xoang là không chính xác, phải không ạ?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Nếu mà chỉ hắt hơi, chảy mũi, mà nếu nước mũi trong và mũi ngứa, hoặc mắt cũng bị ngứa và chảy nước mắt hoài mà nước mắt trong chứ không đục hay là mũ, thì những cái đó là những triêụ chứng của dị ứng.

Cái khác biệt giữa nhiễm trùng viêm xoang và dị ứng là nó không có vi trùng hay vi khuẩn ở đó, túc là không thể dùng thuốc trụ sinh để chữa được.

Phương pháp điều trị

Trà Mi : Xin hỏi thăm về các phương pháp điều trị đối với bệnh viêm xoang. Bệnh này thường gặp và cũng gây khó chịu cho không ít người, nhưng không biết phương pháp điều trị hiện nay có cách nào giúp chữa trị một cách dứt điểm, khỏi hẳn căn bệnh hay không?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Bệnh viêm xoang tuỳ vào yếu tố nào làm cho mình viêm thì mình chữa. Có hai loại là cấp tính và mãn tính thì thời gian chữa trị cũng khác. Cấp tính thì uống thuốc trụ sinh cỡ chừng 10 ngày tới 2 tuần. Còn mãn tính nhiều khi phải uống lâu hơn, từ 4 tuần cho tới 6 tuần.

Đó là nói về chữa trị bằng thuốc. Ngoài thuốc trụ sinh ra, ngưòi ta có thể dùng những loại thuốc khác để làm cho niêm mạc bớt sưng lên để các xoang dễ thông hơn, như là Arzithmethazoline tức là một loại thuốc xịt vào lỗ mũi. Thuốc này dùng trong ngắn hạn, tức là dùng trong vòng vài ngày thôi chứ không dùng lâu được tại vì dùng lâu nó làm cho nghẹt mũi càng tệ hơn và mình càng ngày càng phải dùng nó nhiều hơn và không có tốt cho mũi của mình.

Bệnh viêm xoang tuỳ vào yếu tố nào làm cho mình viêm thì mình chữa. Có hai loại là cấp tính và mãn tính thì thời gian chữa trị cũng khác. Cấp tính thì uống thuốc trụ sinh cỡ chừng 10 ngày tới 2 tuần. Còn mãn tính nhiều khi phải uống lâu hơn, từ 4 tuần cho tới 6 tuần.

Thêm vào đó nữa thì có thể dùng nước biển xịt vào lỗ mũi để rửa cho sạch, cho ra những mủ này nọ trong nũi. Đó là 3 loại thuốc chính mà mình dùng để chữa bệnh viêm xoang. Nói tóm lại là trụ sinh, thuốc xịt vào lỗ mũi làm cho bớt sưng liền nhưng không được dùng lâu. Xin nhấn mạnh là thuốc này chỉ được dùng trong vài ngày thôi. Và thứ ba là nước biển dùng để rửa mũi.

Còn thời gian để chữa trị mãn tính và cấp tính có khác nhau về thời gian chữa trị. Cái đó là nói tổng quát thôi. Còn nếu những người như sức đề kháng của cơ thể họ bị yếu, như họ bị ung thư phải uống thuốc, hoặc họ bị tiểu đường hoặc họ bị bệnh HIV/AIDS thì những người bị các bệnh đó khi bị viêm xoang thì vấn đề hoàn toàn khác.

Mình không thể chữa một cách tổng quát như vậy. Nghĩa là mình chỉ nhắm vào những loại vi trừng mà mình biết thưòng hay tạo nên bệnh viêm xoang. Còn đối với những người như vậy nhiều khi mình phải dùng phẫu thuật đưa vào trong để lấy mủ ra, xong rồi gửi tới phòng thí nghiệm để nguời ta cấy vi trung, vi khuẩn, hoặc người ta thử với những loại thuốc trụ sinh khác nhau để xem loại vi trùng nào làm cho họ bị bệnh đó.

Rồi phải lựa đúng thuốc khắc tinh của vi trùng đó mà chữa. Nhiều khi chữa một cách tổng quát thì không chính xác cho lắm. Mà lý do tại sao mình không làm như vậy đối với tất cả mọi người, đó là tại vì không dễ gì để vào trong xoang để lấy mủ ra làm thử nghiệm. Công việc này mất nhiều thì giờ và cũng gây đau đớn cho bệnh nhân. Thành ra chỉ khi nào những người thật sự có vấn đề vớí hệ thống đề kháng của họ thì ngưòi ta vào tận trong xoang để làm như vậy.

Chữa trị

Trà Mi : Nhưng mà bệnh viêm xoang có thể được chữa trị dứt điểm hay không?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Nếu một người không bị bệnh gì khác mà chỉ bị viêm xoang không thôi, hay lâu lâu mới bị một lần thì dĩ nhiên chữa là xong. Nếu bệnh cấp tình mà uống thuốc đầy đủ thì nó xong. Còn nếu để mãn tính thì nhiều khi phải mổ để làm thông mấy cái xoang. Và thường thường khi mổ như vậy thì nó hết.

Có một vấn đề là nhiều người bị những bệnh khác nữa mà nó tạo nên môi trường làm cho bệnh viêm xoang này dễ trở đi trở lại. Đối với họ, như Trang nói ở trước, là nếu như họ bị và sức đề kháng của họ yếu, và nếu như họ không được chữa trị những bệnh khác, thì bệnh viêm xoang nó cứ tiếp tục tái phát, tức là nó hết rồi nó trở lại.

Trà Mi : Ngoài ra, nếu một ngưòi khoẻ mạnh bình thường mà bị viêm xoang mãn tính và đã được phẫu thuật rồi thì cũng có cơ hội được dứt điểm phải không ạ?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Đúng rồi. Nếu một người sức khoẻ bình thường, không có chuyện gì khác, bị viêm xoang mãn tính mà mình giải phẫu cho họ rồi thì họ hết bệnh chứ không còn vấn đề nào khác nữa.

Nếu một người không bị bệnh gì khác mà chỉ bị viêm xoang không thôi, hay lâu lâu mới bị một lần thì dĩ nhiên chữa là xong. Nếu bệnh cấp tình mà uống thuốc đầy đủ thì nó xong. Còn nếu để mãn tính thì nhiều khi phải mổ để làm thông mấy cái xoang. Và thường thường khi mổ như vậy thì nó hết.

Trà Mi : Mà việc giải phẫu này có to tát lắm không? Có đáng lo lắm không, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Bây giờ có giải phẫu nội soi. Bây giờ nó giống như một việc bình thường rồi. Rất ít khi nào bác sĩ tai mũi họng giải phẫu bằng phưong pháp cổ điển nữa. Bây giờ nội soi thì nhẹ nhàng hơn. Thời gian sau khi mổ sự nghỉ ngơi cũng ít hơn. Nghĩa là tốt hơn so với phưong pháp giải phẫu cổ điển. Bệnh nhân cũng hồi phục nhanh chóng hơn.

Thời gian điều trị

Trà Mi : Thời gian điều trị trung bình mất khoảng bao lâu, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Phẫu thuật mất chừng một tiếng tới hai đồng hồ, rồi cỡ chừng vài ngày sau cho tới một tuần sau là cao. Thường thường thì bác sĩ gặp lại bệnh nhân một tuần sau khi họ làm phẫu thuật.

Trà Mi : Đối với những trường hợp viêm xoang mãn tính, có nên làm phẫu thuật nội soi hay không, hay là cứ điều trị thuốc cho tới khi nào cảm thấy không có hiệu quả thì mới chuyển qua phẫu thuật?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Có hai vấn đề. Một là nếu mình điều trị thuốc lâu dài mà nó không hết bệnh, vẫn tiếp tục các triệu chứng của viêm xoang, trong trường hợp này cần phải qua phẫu thuật. Hai, nếu mình đang chữa trị mà có biến chứng qua những cái khác, ví dụ mắt bị sưng lên hoặc nhức đầu nặng hơn, hoặc sốt cao hơn. Tức là hễ có những biến chứng của bệnh là phải làm phẫu thuật liền tức khắc.

Nếu mà uống thuốc một thời gian dài mà vẫn tiếp tục có những triệu chứng thì nên làm phẫu thuật.

Trà Mi : Cuối cùng, trước khi nói lời chia tay, cũng xin Bác Sĩ một vài lời khuyên từ giới chuyên môn. Làm thế nào giúp phòng ngừa được căn bệnh viêm xoang?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Về phòng ngừa cho bệnh viêm xoang thì trước hết là giữ gìn vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh là điều rất quan trọng. Thứ nhất là bạn phải luôn luôn rửa tay ngay tức khắc sau khi bạn tiếp xúc với nhiều người. Rửa tay thường xuyên, đó là điều rất quan trọng. Rửa tay với xà bông và nước thôi, mà phải rửa tay thường xuyên.

Tránh, không nên dùng tay của mình đùng lên mặt, như là dùng tay để khoáy lỗ mũi. Không nên làm như vậy. Việc đó nên hoàn toàn tránh.

Tránh những nơi có môi trường không sạch sẻ. Tránh bơi trong hồ nước dơ bẩn. Nếu bạn bị dị ứng hoặc bị những bệnh khác mà làm cho sức đề kháng của cơ thể bạn không được tốt thì nên gặp bác sĩ để được điều trị ngay tức khắc về cái bệnh dị ứng hoặc bệnh gì khác, để tránh không bị viêm xoang bởi những bệnh này .

Nói cho cùng thì điều quan trọng nhất vẫn là vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên, và tránh những môi trường dơ bẩn như là ao hồ hay là ngay cả hồ tắm không được sạch. Nên tránh những nơi đó.

Trà Mi : Trong điều kiện môi trường không được mấy là sạch sẻ như là ở Việt Nam, nhất là môi trường không khí bị ô nhiễm trầm trọng bởi khói bụi v.v. thì khi mình ra đường làm thế nào có thể bảo vệ mình một cách tốt nhất, trang những căn bệnh viêm nhiễm như viêm xoang, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Thuỳ Trang : Trang thấy ở Vịêt Nam thì phần đông mọi người đi ra đường hay đeo cái khẩu trang nếu như môi trường bẩn quá mà mình không thể thay đổi được thì đó là việc bạn cần nên làm. Còn ngoài ra những vấn đề khác ví dụ như tạo ra một môi trường sạch sẻ hơn thì đó là vấn đề Bộ Y Tế cũng như những cơ quan y tế trung ương và địa phương phải làm việc chung với nhau để thay đổi vấn đề đó..

Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian cùng những thông tin rất là bổ ích mà Bác Sĩ đã dành cho chương trình.

Bác sĩ Thuỳ Trang : Cảm ơn Trà Mi.

Chương trình "Sức khoẻ và đời sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới, vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.