Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Sau khi đưa gạo xuất khẩu vào nhóm hàng chiến lược có kim ngạch hơn tỷ đô la mỗi năm, hướng phát triển lúa gạo của Việt Nam sẽ đi theo con đường nào. Nam Nguyên phỏng vấn Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Văn Biên, nguyên Viện Trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam về vấn đề này.

Nam Nguyên: Gần đây báo chí đưa ra nhiều ý kiến tranh cãi là Việt Nam nên duy trì sản xuất loại gạo phẩm cấp trung bình và số lượng nhiều để xuất khẩu vì đã có sẵn thị trường ổn định, dễ bán, hay là phải nâng cao chất lượng hạt lúa lên ạ?
Tiến Sĩ Phạm Văn Biên: Ở đây có hai khái niệm. Một khái niệm về loại lúa gạo đặc sản. Còn những giống lúa sau này được trồng nhiều là những giống lúa cho năng suất cao và có chất lượng tốt như chất lượng tốt của gạo thường chứ không phải là gạo thơm ngon đặc sản.
Chính vì ý kiến người ta nói thế này thế kia, tức là trong điều kiện của Việt Nam hiện nay đang có thị trường thì cứ phát triển các loại gạo thưòng, không nên quá tập trung vào những loại gạo gọi là thơm ngon đặc sản như là Nàng Hương, Chợ Đào, như là gạo Tám Thơm (Nam Định), mà nên phát triển những loại gạo thường kia để tranh thủ các thị trường đang có.
Nam Nguyên: Nhưng gạo thường của Việt Nam vẫn kém giá hơn gạo các nước khác là vì sao?
Tiến Sĩ Phạm Văn Biên: Tôi cũng muốn nói với ông rằng ngay trong cái gạo thưòng đó cũng có nhiều loại chất lượng khác nhau và trách nhiệm của Việt Nam mình là khi xuất khẩu gạo thường đó thì cũng phải nâng chất lượng gạo thưòng đó lên mức cao nhất có thể được để đáp ứng thị trường. Thế thì hiện nay hướng phát triển lúa gạo để xuất khẩu của Việt Nam là nhằm vào hai đối tượng có khác nhau như vậy.
Tình trạng cơ giới hoá chậm
Ở đây có hai khái niệm. Một khái niệm về loại lúa gạo đặc sản. Còn những giống lúa sau này được trồng nhiều là những giống lúa cho năng suất cao và có chất lượng tốt như chất lượng tốt của gạo thường chứ không phải là gạo thơm ngon đặc sản.
Nam Nguyên: Việt Nam gặp phải tình trạng ruộng đồng manh mún, người dân có rất ít diện tích đất để canh tác, cơ giới hoá công nghệ sau thu hoạch thì lạc hậu, toàn là các vấn đề nan giải và đường dài. Vậy thì phải giải quyết theo cách nào để làm được những điều mà ông vừa nói ạ?
Tiến Sĩ Phạm Văn Biên: Thật ra thì những cái mà ông vừa mới nói thể hiện đậm nét ở ngoài Bắc hơn là trong Nam. Thí dụ ở trong Nam ruộng đất ít bị manh mún. Có thể có hàng ngàn hàng vạn hecta trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thẳng cánh cò bay. Mặc dù mỗi hộ nông dân chỉ có một hoăc năm ba hecta, nhưng như thế cũng không phải là nhỏ.
Và khi những hộ đó canh tác trên cả một vùng hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn hecta thì yếu tố manh mún đã không thể hiện, mà thể hiện ở ngoài Bắc. Và chính cái manh mún không thể hiện đó nên lâu nay tỷ lệ cơ giới hoá trong Nam cũng cao hơn ở ngoài Bắc, vì ở ngoài Bắc ruộng lúa nhỏ t í xíu nên khi đưa máy vào thì đã nằm chật ruộng rồi.
Cho nên điều đó lý giải tại sao trong suốt mười mấy năm qua 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới là từ đồng bằng sông Cửu Long chứ không phải từ đồng bằng sông Hồng.
Nam Nguyên: Thưa ông, ở đồng bằng sông Cửu Long cũng gặp phải tình trạng cơ giới hoá chậm, công nghệ sau thu hoạch thất thoát rất nhiều.
Tiến Sĩ Phạm Văn Biên: Công nghệ sau thu hoạch quả là có vấn đề bởi hiện nay hệ thống máy tuốt lúa đã khá phổ biến trong đồng bằng sông Cửu Long, tuốt lúa xong phóng rơm ra. Nhưng sau thu hoạch của ta, kể cả trong đồng bằng sông Cửu Long, chính là khâu phơi sấy.
Xưa nay người ta chỉ có phơi, nhưng phơi mà gặp lúc mưa thì lúa bị ảnh hưởng ngay, cho nên bây giờ đẻ ra chuyện sấy. Nhưng việc sấy có cái khó là đầu tư vào máy sấy. Như ở Miền Nam có hai vụ chính là vụ đông-xuân và vụ hè-thu. Vụ đông-xuân thì gần như không phải đặt thành vấn đề máy sấy là vì vụ đông-xuân là mùa khô, không hề có mưa, cho nên nông dân phơi lúa rất là thoải mái, không có gì phải lo lắng.
Cho nên nhu cầu phải phơi vụ hè-thu trong Miền Nam là bị mưa gió thất thường. Nhiều khi lúa đang phơi thì ào ào mưa tới nên bị thất thoát. Nếu nông dân đầu tư vào một máy sấy tốn kém vài chục triệu (đối với nông dân là một số tiền lớn) mà chỉ sấy có một vụ thôi rồi xếp xó cả năm là bỏ phí.
Xưa nay người ta chỉ có phơi, nhưng phơi mà gặp lúc mưa thì lúa bị ảnh hưởng ngay, cho nên bây giờ đẻ ra chuyện sấy. Nhưng việc sấy có cái khó là đầu tư vào máy sấy. Như ở Miền Nam có hai vụ chính là vụ đông-xuân và vụ hè-thu. Vụ đông-xuân thì gần như không phải đặt thành vấn đề máy sấy là vì vụ đông-xuân là mùa khô, không hề có mưa, cho nên nông dân phơi lúa rất là thoải mái, không có gì phải lo lắng.
Vụ đông-xuân không hề cần tới máy. Chính vì vậy mà đầu tư trong điều kiện như thế thì không có lợi mà có khi lại bị lỗ. Và đó chính là trở ngại làm cho khâu chế biến sau thu hoạch, đặc biệt là khâu phơi sấy vụ hè-thu cho tới nay vẫn còn là vấn đề.
Chuyển sang trồng rau
Nam Nguyên: Thưa ông, có ý kiến khác cho là có lợi ích cao và chia sẻ thị phần lớn trên thế giới thì có người đề nghị là chuyển sang trồng rau vì thị trường xuất khẩu rất lớn, chỉ có điều là Việt Nam chưa thực hiện được xuất khẩu rau theo nghị định thư như là đối với gạo. Ông nhận định vấn đề này như thế nào ạ?
Tiến Sĩ Phạm Văn Biên: Cái đó nhìn về chiều hướng là đúng, vì giá trị xuất khẩu lúa gạo nói chung 300-400 đôla một tấn, so với rau là thấp hơn rất nhiều nếu mà xuất rau được. Và với nhu cầu nhập khẩu rau của các nứơc, nhất là những nước giàu như Nhật Bản, thì còn rất lớn.
Điều này mặc dù đã được biết đến cách đây mưoi mười lăm năm, nhưng cho tới bây giờ tổ chức sản xuất rau để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì vẫn còn đang là khâu bước đầu của Việt Nam. Xuất khẩu được nhiều tiền thì ai cũng muốn, nhưng người ta có mua của mình không? Và muốn người ta mua của mình thì rau phảỉ đạt chất lượng, bảo đảm về tiêu chuẩn. Song hiện nay thì ta chưa dấp ứng được mọi diều kiện và hiên nay ngành rau của mình đang cố gắng theo hướng đó.
Nhưng nói cho ngay cũng bị trở ngại ở Việt Nam là tình trạng sản xuất manh mún; ngưòi này hai ngàn mét vuông, người kia ba ngàn mét vuông; ông này trồng thứ này, ông kia trồng thứ khác. Cho nên đến khi cần có luợng lón hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn tấn để xuất khẩu một lúc thì lại không đáp ứng được yêu cầu. Và đó chính là vấn đề mà ngành rau Việt Nam còn phải tiếp tục cố gắng.
Nếu mà nói như vậy để thay thế lúa thì có lễ chưa được đặt ra ở thời điểm này đâu. Nếu có một số vùng trồng rau được thì cố gắng nâng cao chất lượng, nâng cao sản xuất lên để bắt đầu. Nói là bắt đầu, nhưng hàng chục năm nay mình cũng đã có rau xuất khẩu rồi. Nhưng làm sao để có lượng rau xuất khẩu lớn, ổn dịnh, đem lại lợi nhuận cao thì hiện nay vẫn còn đang phải phấn đấu.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn ông.