Tâm sự của một người mẹ và chủ nhân một quán gái đã hoàn lương
2006.09.21
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Để tiếp tục loạt bài về Đời Sống Người Việt Tại Đất Nước Cambodia, hôm nay Thanh Trúc xin cống hiến quí vị hai câu chuyện của hai phụ nữ Việt Nam mà Thanh Trúc tiếp xúc được trong thời gian đi công tác qua xứ Chùa Tháp.

Cũng như những lần trước, nếu không có sự giúp đỡ tiếp tay của những người Việt đang cộng tác với một tổ chức NGO ngoài chính phủ hiện đang hoạt động ở Phnom Penh, Thanh Trúc sẽ khó lòng gặp đúng người đúng cảnh.
Nói rõ hơn, theo lời bà Brown, cố vấn của một tổ chức NGO ở Phnom Penh từng giải thoát cho nhiều cô gái trẻ bị bán vào đường mãi dâm, thì chừng như hầu hết nạn nhân không bao giờ khai mọi sự thật khi được hỏi.
Về mặt tâm lý, bà Brown chia sẻ tiếp với Thanh Trúc, trong những trường hợp trẻ bị lạm dụng tình dục và bị xô đẩy vào con đường mãi dâm thì họ luôn mang mặc cảm – dù như mơ hồ - về một tội lỗi hay điều gì sai trái mà họ phải gánh. Vì vậy, khi một nạn nhân đã can đảm nói lên sự thực về hoàn cảnh của mình thì nhiều phần hy vọng con đường hoàn lương chỉ là vấn đề thời gian.
Hẳn quí vị còn nhớ trong các đề tài Đời Sống Người Việt Ở Cambodia gần đây, hai cô gái trẻ, nạn nhân của tệ buôn người mà được cứu thoát, cô Hiền và cô Giàu, đã bằng lòng nói chuyện với Thanh Trúc, kể cả chuyện công khai tên tuổi của mình.
Hôm nay, Thanh Trúc mời quí vị lần lượt nghe câu chuyện của hai người mẹ Việt Nam ở Cambodia. Người thứ nhất là chị Trang, người cố chống chọi với cái nghèo và những cám dỗ của đồng tiền để không bán con vào quán gái. Người thứ hai, bà Bảy, chủ nhân một quán gái ở Kokong nay đã hoàn lương.
Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Chị Trang quê ở Cửu Long, mang hai con lên Cambodia tìm đường sinh nhai từ năm 2002: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Và bây giờ là trường hợp bà Bảy, lên Cambodia năm 1999, hành nghề mãi dâm một thời gian, sau đó lên Kokong mở quán gái: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Trong lúc những câu chuyện của chị Trang hay bà Bảy mang cho chúng ta tia nắng hy vọng vào lương tâm con người, thì cũng xin nhớ theo báo cáo của USIM, chữ tắt của The United States International Mission, tạm dịch là Sứ Mạng Quốc Tế Hoa Kỳ, từ năm 2004 đến nay, vấn đề mãi dâm thiếu nhi Việt Nam và tệ nạn trẻ gái Việt Nam dưới độ tuổi vị thành niên phải bán dâm ở Cambodia càng ngày càng lên tới mức báo động.
Để giải quyết thì cùng một lúc luật pháp, giáo dục và tâm lý phải song hành với nhau như các NGO ở Campuchia đang cố thực hiện. Thanh Trúc tin tưởng rằng không chính phủ nào trên thế giới này lại đi buôn bán hay để mặc cho những công dân tí hon của mình bị kẻ bất lương lừa đảo vào con đường tồi tệ.
Câu hỏi là bao giờ có thể giải quyết rốt ráo, và trong khi chờ đợt thì ai sẽ lau khô giòng lệ từng ngày trên những đôi mắt thơ ngây của các em gái bất hạnh Việt Nam chẳng may sa vào con đường nô lệ tình dục thiếu nhi bên xứ người.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Những bài liên quan
- Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh cải tổ chính sách nhà đất
- Phỏng vấn vợ ông Đỗ Công Thành về tình hình của ông hiện nay
- UNPF: Hầu hết phụ nữ di dân đều gửi tiền về nước giúp gia đình hay họ hàng
- Tình trạng của phụ nữ di dân trên toàn cầu
- Một người Mỹ gốc Việt bị bắt giữ ở Việt Nam
- Tư tưởng chính trị Việt Nam hiện đại
- 500 thiếu niên Việt Nam ở Anh quốc phải về nước
- Những câu chyện đau lòng của các bé gái Việt Nam trong động mãi dâm Campuchia
- UNHCR cứu giúp 16 người Thượng Việt Nam đang lánh nạn ở Cambodia