Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Trong những ngày gần đây, hàng chục ngàn công nhân đã đình công phản đối giới chủ chân có chính sách không rõ ràng trong vấn đề lương bỗng và đối xử hà khắc đối với nhân công. Tuy hiện nay mọi vấn đề liên quan đã được tạm giải quyết nhưng giới hữu trách vẫn còn băn khoăn rằng liệu trong tương lai có còn tiếp tục xảy ra những vụ đình công khác hay không.

Việt Nam là nước có nguồn nhân công rẻ và dồi dào gần như được xếp vào bậc nhất trên thế giới. Bên cạnh sự năng động của phát triển kinh tế, nguồn lao động giá rẻ phong phú cũng như tuổi trẻ cần cù, siêng năng và thông minh đã và đang được xem là thế mạnh của Việt Nam khi cạnh tranh với những đối thủ trong khu vực.
Nhiều nhà máy nước ngoài đầu tư mọc lên trong những khu chế xuất thu dụng một số lượng lớn công nhân, đã từng bước giúp nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu và hòa nhập vào dòng chảy của thế giới một cách sống động trong những năm vừa qua.
Cuộc sống khó khăn
Bên cạnh thế mạnh đó còn một vấn nạn đang phải trực diện: đó là lực lượng công nhân này chịu đựng được bao lâu với giá lương tối thiểu được quy định bởi nhà nước, thấp để hấp dẫn nhà đầu tư, trong khi cuộc sống của họ chạy theo sinh hoạt hàng ngày nhiều khi tưởng chừng đuối sức và không thể đứng lên tiếp tục đến nhà máy làm việc vào ngày hôm sau.
Với mức lương chỉ đủ sống đời sống kham khổ và triệt tiêu mọi đòi hỏi khác khi cần thiết, thì một công nhân hiền lành nhất cũng không thể không tự hỏi bao giờ thì đời sống của mình mới khá hơn trong khi vẫn quần quật hàng ngày trong nhà máy? Lương và những quy định trợ cấp cho công nhân hiện nay trong nhiều nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đang dần dần tụt lại so với vật giá ngày càng tăng không ngừng.
Đã vậy, sự cố gắng làm việc ngoài giờ lại không được chi trả thỏa đáng cùng với những kỷ luật khắc nghiệt của giới chủ nhân đã như ly nước tràn gây ra phong trào đình công của hơn 30.000 công nhân của nhiều xí nghiệp do nước ngòai đầu tư, trong đó có Đài Loan. Chúng tôi hỏi ý kiến của bà Cao Chin May, Phó Tổng Đại Diện phòng Thương Mãi Đài Loan có văn phòng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, bà Cao cho biết:
Không những là công nhân của công ty của Đài Loan đình công nhưng còn nhiều công ty khác của Hàn Quốc, và Nhật có vấn đề đình công mấy ngày qua. Công nhân đòi hỏi tăng lương và những yêu sách khác của họ như lãnh lương làm việc ngoài giờ, cải thiện đời sống và một vài đòi hỏi khác.
“Không những là công nhân của công ty của Đài Loan đình công nhưng còn nhiều công ty khác của Hàn Quốc, và Nhật có vấn đề đình công mấy ngày qua. Công nhân đòi hỏi tăng lương và những yêu sách khác của họ như lãnh lương làm việc ngoài giờ, cải thiện đời sống và một vài đòi hỏi khác.
Tôi nghĩ rằng những đòi hỏi này gây khó khăn cho phía chủ nhân và chúng tôi đang cố hòa giải giữa hai phía. Hiện nay thì tình hình đã ổn định, công nhân đa số đã trở lại làm việc nhưng chúng tôi lo ngại việc đình công sẽ tiếp tục xảy ra nếu vấn đề lương bổng không được cân nhắc và giải quyết.”
Sự quan tâm của chính quyền
Về phía Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội, cơ quan cao nhất có trách nhiệm trực tiếp đến đời sống và việc làm của công nhân, chúng tôi ghi nhận sự quan tâm của ông Phạm Minh Huân, phó vụ trưởng đặc trách hòa giải lao động cho chúng tôi biết về những hoạt động của bộ Lao Động trong những ngày vừa qua, ông Huân nói:
“Vấn đề đình công hiện nay thì Bộ đang cử người xuống tỉnh để giải quyết để làm sao đàm phán thương lượng. Theo tôi được biết sáng nay thì chỉ còn hai doanh nghiệp đang tiếp tục đàm phán.”
Tất nhiên là rất ảnh hưởng đến những nhà đầu tư, và để đối phó chính quyền địa phương phải làm sao nâng cao nhận thức của người lao động, và kể cả người sử dụng lao động, hai bên nên hợp tác với nhau để tạo diều kiện hiểu biết lẫn nhau để làm việc tốt hơn chứ để xảy ra đình công thì hai bên đều không có lợi cả.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng việc liên tục đình công của công nhân trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư nước ngoài hay không, và để đối phó với tình trạng này theo ông phải giải quyết cách nào, ông Huân cho chúng tôi biết:
“Tất nhiên là rất ảnh hưởng đến những nhà đầu tư, và để đối phó chính quyền địa phương phải làm sao nâng cao nhận thức của người lao động, và kể cả người sử dụng lao động, hai bên nên hợp tác với nhau để tạo diều kiện hiểu biết lẫn nhau để làm việc tốt hơn chứ để xảy ra đình công thì hai bên đều không có lợi cả.”
Đình công vì bị trả lương thấp, hay lo ngại đầu tư nước ngoài sa sút khi buộc phải thỏa hiệp với công nhân phải trả lương cao vẫn là cái vòng lẩn quẩn khó giải quyết cho Việt Nam hiện nay. Câu trả lời đang bỏ ngỏ này khi chưa được giải quyết thì người chịu thiệt vẫn là người lao động, bộ phận mà trước đến nay vẫn luôn được ca ngợi là thành phần ưu tú của xã hội Việt Nam.