Giới báo chí được nhắc nhở phải “thông tin có liều lượng” về các cuộc đình công


2006.03.03

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Tình trạng đình công, lãn công tại một số tỉnh thành hiện đang có nguy cơ lan rộng trong địa bàn cả nước. Nguyên nhân chính của những vụ đình công này là đòi tăng lương, điều kiện lao động phải được đảm bảo cho người công nhân. Tìm hiểu một số thông tin, Việt Hùng có bài ghi nhận.

StrikeDinhcong200.jpg
Tình trạng đình công, lãn công tại một số tỉnh thành hiện đang có nguy cơ lan rộng trong địa bàn cả nước.

Tình trạng báo động từ những vụ đình công tập thể xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nay tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai cho thấy, đã đến lúc Chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm nhiều hơn nữa để bảo đảm quyền lợi cho người lao động cho dù những công ty FDI này có số vốn đầu tư 100% từ nước ngoài.

Ngày càng lan rộng

Căn cứ vào Ðiều 1, Nghị định 03 CP do Thủ tướng Phan Văn Khải ban hành thì "kể từ ngày 1-02-2006 vừa qua, mức lương tối thiểu qui định trong doanh nghiệp FDI tại địa bàn các Quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là 870.000 đồng /tháng.

Mức lương 790.000 đồngtiền Việt /tháng được áp dụng trên địa bàn huyện thuộc các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, thành phố Hạ Long - Quảng Ninh, thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Ðồng Nai, thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Và cuối cùng là mức 710.000 đồng tiền Việt / tháng là áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại".

Nếu căn cứ theo Nghị định 03 của Chính phủ ban hành thì việc đình công của hơn 10.000 công nhân tại nhiều công ty trong địa bàn tỉnh Ðồng Nai đòi tăng lương theo qui định của Chính phủ thì nguyện vọng của những người công nhân này hoàn toàn đúng theo tinh thần mà Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ thị.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Theo báo chí trong nước, trong vòng tuần lễ, chỉ tính riêng tại tỉnh Ðồng Nai đã có 10 cuộc đình công với sự tham gia của hàng chục ngàn công nhân. Báo Thanh Niên đưa tin, cuộc đình công của hơn 7000 công nhân tại Công ty sản xuất linh kiện điện tử Mabuchi Motor của Nhật là cuộc đình công lớn nhất kể tư khi nghị định 03 của Chính phủ được ban hành.

Cũng trong ngày 28-02 vừa qua, cuộc đình công tại Công ty sợi Tainan thuộc khu công nghiệp Biên Hòa 2 và Công ty New thuộc khu công nghiệp Amata kéo theo khoảng gần 3000 công nhân tham gia, trong khi trước đó 2000 công nhân tại Công ty điện tử Việt Tường cũng đồng loạt đình công. Một số vụ đình công khác như Công ty sản phẩm máy tính Fujitsu ghi nhận có khoảng 700 người tham dự.

Trả lời phỏng vấn báo chí

Trên đây chỉ là một vài con số được ghi nhận từ báo chí trong nước loan tải trong những ngày qua, mặc dù cách đây không lâu đã có những công văn "miệng" từ Trung ương nhắc nhở báo chí không nên "quá đà" trong việc thông tin, hay nói đúng hơn là "thông tin phải có liều lượng".

Trong cuộc trao đổi với Ban điều hành Công ty điện tử Việt Tường, với số vốn đầu tư 100% từ Ðài Loan, một viên chức trong Ban điều hành yêu cầu không nêu tên cho chúng tôi biết như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Vừa rồi là lời một viên chức điều hành thuộc Công ty điện tử Việt Tường được cập nhật đến chiều tối ngày thứ Năm mùng 2 tháng 3.

Tiếp tục tìm hiểu những thông tin liên hệ, chúng tôi đã liên lạc với Công ty liên doanh chế biến gỗ Bilico, phường Bình Ða, thành phố Biên Hòa nơi liên tiếp kể từ hôm 25 - 28-02 xảy ra nhiều cuộc đình công với sự tham gia của vào khoảng 400 - 500 công nhân và nhận được câu trả lời dưới đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.