Khoảng 1,000 học sinh huyện Ðức Trọng có thể không có không có lớp học
2006.07.16
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Hàng ngàn học sinh vừa tốt nghiệp trung học cơ sở tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có nguy cơ không có trường lớp để học trong năm học 2005-2006. Nguyên do vì trường Trung Học Phổ Thông của huyện năm nay chỉ thu nhận bằng thi tuyển vào lớp 10, 500 học sinh thay vì 1100 học sinh như mọi năm.

Thêm vào đó, toàn huyện Đức Trọng lại không có một trường dân lập hay tư thục hệ trung học phổ thông để các em không được vào trường Trung Học Phổ thông có thể theo học.
Xây dựng trường tiêu chuẩn quốc gia
Mục tiêu của ngành giáo dục huyện Đức Trọng là xây dựng trường Trung Học Phổ Thông Đức Trọng thành một trường tiêu chuẩn quốc gia cho năm học tới. Để đạt được mục tiêu này, trường Trung Học Phổ Thông Đức Trọng đã phải cắt giảm số lớp học từ 66 lớp xuống còn 36 lớp.
Do đó trong năm nay, thay vì tuyển trên 1000 học sinh vào 22 lớp 10 như trước, trường chỉ tuyển 500 học sinh cho 10 lớp 10.
Bốn trường Trung Học Phổ Thông khác trong huyện Đức Trọng cũng giảm gần 350 học sinh vào lớp 10. Để giải quyết cho gần 1000 học sinh có chỗ học, các cơ quan chức năng huyện Đức Trọng đã giao cho Trung Tâm Kỹ Thuật tổng hợp- Hướng nghiệp dạy nghề Đức Trọng đưa các học sinh này vào các lớp văn hóa bổ túc cuả Trung Tâm.
Ra trường khó kiếm việc làm vì không được các giáo viên chú tâm giảng dạy, học sao cũng được, các giáo viên không quan tâm.
Tuy nhiên vì số giáo viên ít ỏi và số phòng học chỉ có khoảng 10 phòng nên để đảm trách việc dạy bổ túc văn hóa cho gần 1000 học sinh, Trung tâm đã phải thuê phòng học lẫn giáo viên của trường Trung Học Phổ Thông Đức Trọng. Ngoài ra trung tâm phải tổ chức dạy mỗi ngày 3, 4 ca, kể cả thứ Bảy lẫn Chủ Nhật.
Ảnh hưởng đến học sinh
Đứng trước tình trạng con em không được học tại trường Trung Học Phổ Thông, một phụ huynh học sinh phát biểu: “Các phụ huynh học sinh đang nhốn nháo lên vì không không có trường cho con em mình đi học.” Được hỏi về chất lượng giảng dạy tại các trường, các lớp bổ túc, một em học sinh cho biết ý kiến: “Ra trường khó kiếm việc làm vì không được các giáo viên chú tâm giảng dạy, học sao cũng được, các giáo viên không quan tâm.”
Nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng trong huyện Đức Trọng và tỉnh Lâm Đồng cần phải hõan lại kế họach tiêu chuẩn hóa trường Trung học Phổ Thông Đức Trọng cho đến khi nào địa phương có được các trường dân lập hay tư thục để thu nhận tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
Ngoài ra cũng cần phải hỗ trợ thêm cho Trung Tâm Kỹ Thuật tổng hợp-Hướng Nghiệp dạy nghề về cơ sở vật chất cũng như đội ngủ giáo viên để đảm nhận công tác do Sở giáo dục giao phó.
Những bài liên quan
- Thầy Đỗ Việt Khoa: Hơi thất vọng về cách xử lý của tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
- Đợt 1 tuyển sinh đại học 2006: gian lận thời @
- Ngành giáo dục Việt Nam sẽ thật sự đổi mới sau 10 năm tới
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 2)
- Làm gì để giải quyết tận gốc những tiêu cực học đường?
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 1)
- Giới trẻ Việt Nam ngày nay thiếu hiểu biết về giới tính và an toàn tình dục
- Việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả
- Nạn gian lận thi cử ngày càng phổ biến ở Việt Nam
- Thí sinh không nhận được giấy báo hay lỡ bị mất vẫn sẽ được dự thi đại học
- Phỏng vấn anh Ngô Ðức Thành về tình hình dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam
- IVCE sẽ tổ chức 6 kỳ hội thảo liên tiếp về du học tại Việt Nam
- Việt Nam sửa đổi một số điểm quan trọng trong quy chế tuyển sinh
- Chứng lệch vai, nhức mỏi, gù lưng, teo cơ ở học sinh Việt Nam
- Lưu xá La Vang cho nữ sinh nghèo ở Việt Nam
- Quy mô phát triển của Đại học Cần Thơ
- Cô sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, gương mặt trẻ tiêu biểu 2005 của Việt Nam
- Ý kiến của một sinh viên về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-5-2006)
- Sinh viên Mỹ bị hành hung ngay thủ đô Hà Nội
- Bi quan hay lạc quan trước tương lai giáo dục Việt Nam (bài 4)
- Tại sao Việt Nam có nhiều tiến sĩ giả? (Bài 3)
- Những điều cần làm ngay nhằm cải thiện ngành giáo dục Việt Nam (Bài 2)
- Nhận xét chung về nền giáo dục hiện nay ở Việt Nam (bài 1)
- Các thủ đoạn gian lận trong phòng thi ngày càng tinh vi hơn