Hỗ trợ Nhân quyền và Dân chủ: Bản ký lục của Hoa Kỳ 2005-2006
2006.04.06
Lê Dân, phóng viên đài RFA
Hôm thứ Tư tại Washington, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố thêm một bản phúc trình liên quan về Nhân quyền và Dân chủ trên toàn cầu. Sự việc này có mục đích gì và sẽ tác động ra sao? Lê Dân tường thuật diễn tiến như sau.
Hồi tháng Ba, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản phúc trình về tình trạng Nhân quyền trên khắp thế giới. Hôm thứ Tư, bản phúc trình bổ sung về công tác hỗ trợ nhân quyền và dân chủ năm 2005-2006 cũng được phổ biến.
Nói nôm na, bản trước nói về tình hình nhân quyền, còn bản mới này trình bày những gì Hoa Kỳ đã làm để hỗ trợ cho nhân quyền và dân chủ trên thế giới.
Trong phần mở đầu, thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Toàn cầu Sự vụ, bà Paula Dobrianski, cho biết vì sao mà Hoa Kỳ thường quan tâm đến nhân quyền và dân chủ: “Mục tiêu của chúng tôi là tạo nên một thế giới mà con người không phải lo sợ vì cách họ thờ phượng, vì những gì họ nói ra, hoặc những tư tưởng mà họ viết lên.
Chiến lược của Hoa Kỳ là trợ giúp công dân nơi những quốc gia khác phổ biến ý niệm dân chủ và truyền đi thông điệp về quyền cơ bản của con người, như đã hàm chứa trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”
Phụ trách phần trình bày bản phúc trình về công tác hỗ trợ Nhân quyền và Dân chủ năm 2005-2006, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Barry Lowenkron, cho biết văn kiện này nêu bật những chính sách ngoại giao uyển chuyển đã trợ giúp công dân của khoảng 95 quốc gia khác biến nhu cầu về dân chủ và nhân quyền của họ thành hành động.
Tổng thống Bush từng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không áp đặt các tiêu chuẩn Mỹ cho những người không ưng chịu. Thay vào đó, mục tiêu của Hoa Kỳ là giúp những người khác tìm ra được tiếng nói của chính họ, đạt được tự do cho họ và tiến lên theo con đường của họ.
Ông nói: “Tổng thống Bush từng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không áp đặt các tiêu chuẩn Mỹ cho những người không ưng chịu. Thay vào đó, mục tiêu của Hoa Kỳ là giúp những người khác tìm ra được tiếng nói của chính họ, đạt được tự do cho họ và tiến lên theo con đường của họ.”
Về phần Việt Nam, trợ lý Ngoại trưởng Barry Lowenkron cho biết Hoa Kỳ cổ võ dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam bằng cách khuyến khích nhà cầm quyền mở rộng quan hệ kinh tế và chính trị với cộng đồng quốc tế. Ngoài ra cũng còn giúp các việc cải tổ kinh tế và chính trị cần thiết.
Các giới chức Mỹ vẫn tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với những người hoạt động chính trị và các nhóm tôn giáo nhằm nhận diện và điều tra về những vụ vi phạm xảy ra trên khắp nước.
Hoa Kỳ vì nhân quyền nên tại những cuộc gặp gỡ trên mọi cấp với phía chính quyền Việt Nam luôn luôn khuyến khích cải tổ tư pháp và chính trị. Do đó, dù chưa hoàn toàn thấy Việt Nam tiến bộ về các mặt này, Washington vẫn nối lại các cuộc đối thoại về nhân quyền với Hà Nội vào đầu năm nay.
“Các cuộc tiếp xúc với quan chức chính quyền trên thực tế, với những hội đoàn, đoàn thể và cá nhân, thông qua những sự hợp tác đa phương, Hoa Kỳ đã có thể bảo vệ tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và các nguyên tắc về dân chủ hiện đại.”
Bản phúc trình còn tiết lộ rằng Hoa Kỳ nhiều lần khuyến khích chính phủ Việt Nam nên chuẩn y và thông qua những công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO nói về những quyền của công nhân lao động và công nhận những quyền chính đáng đó.
Hợp tác với bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam, Hoa Kỳ đã thiết lập một số chương trình dìa hạn nhằm nâng cao quyền lợi công nhân.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Barry Lowenkron nói bản phúc trình về công tác hỗ trợ Nhân quyền và Dân chủ năm 2005-2006 ghi lại những gì Hoa Kỳ đã thực hiện trong năm vừa qua nhằm bảo vệ quyền con người và phát huy dân chủ. Những trường hợp nêu lên trong bản phúc trình chỉ có tính minh họa chứ chưa nói hết. “Chúng ta cần nhớ rằng những tiến bộ là thành quả đầu tiên của mọi thành phần nam nữ, đã chịu tù đày trên thế giới và hy sinh vì lý tưởng tự do.”
Quý thính giả muốn xem toàn văn bản phúc trình này xin truy cập vào trang web của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ theo địa chỉ www.state.gov.
Những bài liên quan
- Ông Đỗ Nam Hải kể lại một ngày làm việc với công an thành phố
- Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam thả các tù nhân lương trước chuyến đi Hà Nội của Tổng thống Bush
- Tường trình buổi điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
- Phương Nam - Ðỗ Nam Hải: Họ đã dùng bạo lực để cưỡng chế tôi đưa về công an quận
- Phỏng vấn Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam
- Tìm thấy thi hài một công dân Mỹ bị quân khủng bố bắt cóc tại Iraq
- Thủ Tướng Ấn Ðộ bảo vệ thỏa hiệp về hạt nhân với Hoa Kỳ
- Một chuyến công du Nam Á với nhiều ý nghĩa của Tổng Thống Bush
- Hà Nội bác bỏ những nhận xét của Hoa Kỳ về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam
- Phúc trình về Thể hiện Quyền Con Người trên Thế giới
- Hoa Kỳ: Nhân quyền ở Việt Nam có cải tiến nhưng vẫn còn nhiều bất cập
- Tiểu ban Nhân quyền Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết kêu gọi VN trả tự do cho Bs Phạm Hồng Sơn
- Một tiểu ban Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết đòi Việt Nam trả tự do cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
- Hàng trăm người Hồi giáo biểu tình tại Toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta
- Ảnh hưởng của những cuộc biểu tình liên quan đến các bức biếm họa
- Bác sĩ Phạm Hồng Sơn vẫn bị biệt giam trong lúc sức khoẻ ngày càng xấu đi
- Tổng thống Bush kêu gọi chấm dứt bạo loạn liên quan đến những bức biếm hoạ
- Ông Nguyễn Khắc Toàn: “Không bao giờ thừa nhận có tội”
- Trường hợp của nhà báo Nguyễn Vũ Bình qua câu chuyện với bà Bùi Thị Kim Ngân
- Ông Hoàng Minh Chính lại bị quấy nhiễu trong những ngày Tết