Bài viết của nhà văn Tam Nguyên về Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ nghĩa

Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Theo kiểu cách của Đảng cộng sản, cứ 5 năm làm một kỳ đại hội, các hội văn học nghệ thuật từ Trung ương đến các tỉnh thành cũng đua nhau mở đại hội. Nếu tính từ kháng chiến chống Pháp đến nay, con số đại hội văn học nghệ thuật ở Việt Nam có thể lên tới hàng trăm.

0:00 / 0:00
CheLanVien200.jpg
Nhà thơ Chế Lan Viên và tác phẩm "Điêu tàn", NXB Văn học.

Và mọi bài diễn văn ở các đại hội đều ca đi ca lại một điệp khúc "Quyết tâm tạo nên những tác phẩm ngang tầm thời đại, xứng đáng với truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, với sự trông đợi của toàn dân".

Vâng, khẩu hiệu nghe thôi thúc quá và khí sắc biết bao! Thế nhưng, đã quá nửa thế kỷ trôi đi, bầu trời văn học Việt Nam không những không thấy một dấu hiệu khởi sắc mà vẫn rất u ám.

Nhân tài văn học

Câu hỏi được đặt ra: Phải chăng nước Việt Nam không có nhân tài văn học? Hơn nữa Việt Nam lại có "sự lãnh đạo tài tình của Đảng" vẫn được coi như một chân lý cho mọi thành công của người Việt Nam?

Nhớ lại những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, nhiều cây bút phê bình nhận định về các tác giả của nền thơ mới trước 1945, đều nói hệt nhau một luận điệu: "Tác phẩm của họ không biểu hiện được con người tiên tiến (ý nói con người công nông cách mạng) do nhân sinh quan bị hạn chế (được hiểu là chưa được Đảng trang bị quan điểm của Mác - Lê nin)".

Cũng trong giai đoạn ấy vẫn có những tiếng nói ngược lại. Người ta lấy Chế Lan Viên làm thí dụ: "Thời ấy thơ của ông được xếp ở đỉnh cao của phong trào thơ mới và ông đã trở thành một thần tượng thơ...

Cũng trong giai đoạn ấy vẫn có những tiếng nói ngược lại. Người ta lấy Chế Lan Viên làm thí dụ: "Thời ấy thơ của ông được xếp ở đỉnh cao của phong trào thơ mới và ông đã trở thành một thần tượng thơ...

Nhưng đến khi ông viết "Kết nạp Đảng trên quê hương mẹ" và "viên gạch hồng sưởi ấm cả một mùa băng giá" thì tự tay ông đã thọc mũi dao giết chết cả sự nghiệp thơ đồ sộ của chính mình".

Người ta còn kể ra Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử, xa hơn nữa Nguyễn Du… những ngôi sao rực sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Thời ấy đâu có Đảng nào lãnh đạo họ! Và những ai đưa ra quan điểm ấy bị liệt vào "nhóm xét lại, chống Đảng" đều cùng một số phận là ngồi tù.

Quả thật, cái "tài tình" kia mà không ít người đã từng ngộ nhận chẳng qua chỉ là con đẻ của những đĩ bút, sẵn sàng cam chịu ô nhục để gây sướng một tầng lớp vừa vô học, vừa tàn bạo. Cái quái thai "tài tình" đã và đang tác động thế nào đến văn học Việt Nam? Ta phải quay lại xã hội Liên Xô sau năm 1917.

Macxim GoocKi, không hiểu đầu óc có bị tâm thần hay không mà xướng ra cái phương pháp sáng tác được gọi là "hiện thực xã hội chủ nghĩa", được các ông nhà văn các nước xã hội chủ nghĩa chư hầu ở Đông Âu và Châu á xuýt xoa khen hay và nhắm mắt áp dụng.

Theo khuôn mẫu

Nội dung cơ bản của nó là: Đúc ra một mẫu người, mẫu quan hệ, mẫu tổ chức, mẫu cán bộ lãnh đạo… theo quan điểm của Mac - Lê nin (được hiểu là: có tính Đảng, tính giai cấp, tính giáo dục…). Các nhà văn cứ theo đó mà miêu tả.

Ví dụ tả tính cách một người lính thì anh ta phải không bao giờ sợ chết, chỉ biết xông lên tiêu diệt kẻ thù, bị thương, lúc tỉnh lại thì như từ miệng bất cứ người thương binh nào khác phát ra một câu hỏi thành khuôn "Ta đã tiêu diệt hết quân địch chưa?". Tả một Đảng viên cộng sản Trung Quốc đang ngồi trên tàu đọc trước tác của Mao chủ tịch. Do sơ ý, anh bị ngã xuống biển.

Thay vì dùng hai tay để vùng vẫy, anh đảng viên chỉ bơi bằng một tay, tay kia vẫn túm chặt trước tác của lãnh tụ giơ lên quá đầu (ẩn ý: lời dạy của Mao Trạch Đông giá trị hơn cả mạng sống của chính mình). Không may, bị chuột rút, anh chết đuối, được vớt lên, tay anh vẫn ôm khư khư trước tác nơi ngực. Trường đoạn phim ấy được các báo tung hô hết lời.

Nội dung cơ bản của nó là: Đúc ra một mẫu người, mẫu quan hệ, mẫu tổ chức, mẫu cán bộ lãnh đạo… theo quan điểm của Mac - Lê nin (được hiểu là: có tính Đảng, tính giai cấp, tính giáo dục…). Các nhà văn cứ theo đó mà miêu tả.

Thời cách mạng văn hoá bên Tàu, các nhà văn phải ca ngợi Bắc Kinh là "niềm kiêu hãnh của nhân loại" bởi vì nó được cách mạng nhuộm cho thuần một màu máu lửa: cửa sơn đỏ, tường quét vôi đỏ, ghế đá ở vườn hoa cũng sơn đỏ.

Đèn giao thông báo đỏ thì các xe tiến lên, vì đó là cách mạng vẫy gọi, và nếu ai vượt đèn xanh thì đương nhiên bị phạt nặng vì đã dám đi theo giai cấp tư sản phản động. Bắc Kinh đúng là đã một thời như mắc chứng hoang tưởng. Có lẽ thay chữ "kiêu hãnh" bẵng chữ "hổ thẹn" nghe mới có sức lột tả.

Quá trào lộng?

* Nghe quá trào lộng. Vâng đấy là ở Trung Quốc, còn ở Việt Nam có gì tương đồng với ông bạn láng giềng?

Dĩ nhiên là có, bởi cùng theo một phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Có nhiều người bất bình: con một ông thủ tướng nhiễm thói anh chị nên phạm tội sát nhân. Hung thủ có bị bắt, bị xử không, hay được giấu ở đâu?…. Và nhiều năm ghế thủ tướng vẫn không vì vụ ấy mà nghiêng ngả…

Nhà văn viết ký sự và nhà báo đâu cả rồi mà cứ để cái dấu hỏi ấy treo lơ lửng mãi? Hay họ cố ngậm miệng ăn tiền? Hay bị liệt kháng trước uy lực của Đảng?

Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa không cho phép nhà văn bới xấu lãnh đạo. Viết về nông nghiệp, nhà văn phải cố rặn cho được những tác phẩm nói về nông dân hân hoan đem ruộng đến để xin vào hợp tác xã (mà theo đó mỗi xã viên chỉ được trả mấy lạng thóc cho mỗi ngày công).

Không được mổ xẻ cuộc cải cách ruộng đất (mà các nhà văn chân chính tin rằng đây là mảnh đất sẽ nảy sinh những tác phẩm ngang tầm thời đại) vì phải giữ uy tín cho Đảng. Trong khi đó, các đệ tử trung thành với "hiện thực xã hội chủ nghĩa" được tha hồ múa bút, tuy nhiên chỉ để bồi bút cho các phong trào xã hội do Đảng phát động, cho các ngày lễ cách mạng, ngày sinh của ông Hồ .v.v….

Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là cái vòng kim cô nghiệt ngã, nó cùm trói sức sáng tạo của các nhà văn. Hỏi các nhà văn Việt Nam sao có thể tránh được cầm đèn đỏ trong cộng đồng các nhà văn toàn cầu, cho dù các đại hội văn học có lên tới số nghìn và họ cứ hô đến khản cổ cái khẩu hiệu kêu như chuông kia!

Song có một hiện trạng làm ta rất khó giải thích là hầu hết các nhà văn, kể cả các vị cầm đầu lĩnh vực này đều nhận thức cái phương pháp phi văn học ấy ngày nay không còn thích hợp nữa rồi, nhưng không một ai lên tiếng đề xuất phải loại bỏ nó. Dường như làm vậy là vi phạm vào điều cấm kị, khác nào những trung thần thời phong kiến ngày xưa không bao giờ dám gọi tên húy của vua.

Theo dòng câu chuyện:

- Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ nghĩa (phần 2)