“Chiếc máy dạy học” của thầy giáo tư nhân Nguyễn Ngọc Hùng


2006.08.28

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Đồ dùng dạy học là những vật dụng thiết thân của các giáo viên; bởi chúng giúp mang lại hứng thú cho học sinh và tạo hiệu quả khi truyền đạt kiến thức cho người học.

NguyenNgocHung200.jpg
Thầy Nguyễn Ngọc Hùng đang trực bên cạnh “máy dạy học” để trả lời thắc mắc cho học viên. Photo courtersy Tuoi Tre Online.

Lâu nay, ngoài những đồ dùng dạy học được các cấp chức năng của ngành giáo dục cung ứng; nhiều thầy cô giáo luôn tự thân làm ra những trang thiết bị dạy học để sử dụng. Với niềm say mê, lòng yêu trẻ cộng với ý tưởng sáng tạo, họ tận dụng nhiều vật liệu có sẵn để chế tác ra những thiết bị phụ trợ giảng dạy hữu ích.

Trong chuyên mục Sáng kiến và Đời sống tuần này, mời quí thính giả và các bạn cùng đến với thiết bị được mệnh danh là 'chiếc máy dạy học' do thầy giáo tư nhân Nguyễn Ngọc Hùng tại Sóc Trăng làm ra.

Sử dụng cho việc dạy vi tính và tiếng Anh

Tình trạng phổ biến tại nhiều trường học ở Việt Nam là lớp học đông. Do thiếu phòng ốc và không đủ giáo viên, hầu như các lớp học đều có sĩ số từ 30 đến 40 học sinh.

Trong một lớp học như thế cả thầy và trò đều vất vả mà hiệu quả không cao.Thầy mất sức nói lớn cho cả lớp cùng nghe; nhưng khó có điều kiện để chỉ vẽ riêng cho từng học sinh nhất là khi có em chưa theo kịp bài muốn hỏi lại.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hùng qua thực tiễn giảng dạy, muốn khắc phục tình trạng đó nên đã nghiên cứu làm ra một thiết bị xử lý trung tâm với phần cứng và phần mềm tích hợp.

Ông đưa bài giảng vào đĩa mềm để học sinh lấy ra học, còn thầy có thể bao quát cả lớp và giúp cho từng học sinh khi có câu hỏi thắc mắc. Giải pháp này được chính ông mô tả như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Chiếc máy dạy học của thầy giáo tư nhân Nguyễn Ngọc Hùng ở Sóc Trăng được sử dụng cho việc dạy vi tính và tiếng Anh.

Một học sinh học tại Trung tâm vi tính có trang bị chiếc máy dạy học với mô hình tương tác tự động của thầy Nguyễn Ngọc Hùng cho biết ý kiến khi được học với hệ thống đó như sau: : (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Giảng viên Nguyễn Thế Anh, người từng là học viên tại Trung tâm của Thầy Nguyễn Ngọc Hùng, nay đã tốt nghiệp và trở lại huớng dẫn tại trung tâm cũng cho biết về tác dụng của mô hình với trang thiết bị do thầy giáo Nguyễn Ngọc Hùng làm ra: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Trở ngại trong việc phổ biến

Theo lẽ thường khi có được một sản phẩm hữu ích, tác giả của nó luôn mong muốn được phổ biến rộng rãi. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hùng cũng có giới thiệu thiết bị dạy học của ông cho ngành giáo dục áp dụng; thế nhưng còn một số trở ngại như tâm sự của ông sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cán bộ quản lý khoa học của Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đưa ra đánh giá về thiết bị giảng dạy vi tính và tiếng Anh của thầy giáo Nguyễn Ngọc Hùng, đồng thời cho biết trở ngại trong phổ biến máy đó như điều mà bản thân thầy Hùng nêu ra: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hùng tốt nghiệp sư phạm tóan Khóa 5 , Đại học Cần Thơ. Ra trường ông được phân về giảng dạy tại truờng đại học tại chức Hậu Giang. Năm 1990 ông theo học lớp thảo chương viên tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trở về Sóc Trăng ông lại theo đuổi việc chế tạo máy móc, sửa chữa điện tử và máy vi tính. Sau đó mới trở lại với nghề dạy học, nhưng lại là dạy vi tính ở cơ sở của riêng ông.

Phương pháp dạy học theo mô hình tương tác tự động với thiết bị do chính ông làm ra là sản phẩm của hai năm trời vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm.

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự do. Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.