Nguyễn Xuân Nghĩa và Việt Long, đài RFA
Từ đầu năm đến nay, chỉ số chứng khoán VN-Index tại Việt Nam đã sụt khỏi đỉnh hơn ngàn điểm và giữ chiều hướng đi xuống khá lâu. Mới đây chỉ số lại tăng lại, như có vẻ bình ổn. Nhưng chiều hướng thực sự và lâu dài sẽ đi về đâu? Diễn đàn Kinh tế trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về các phương cách dự đoán trong chương trình chuyên đề tuần này, do Việt Long thực hiện sau đây...

Chỉ số chứng khoán VN-Index
Việt Long: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, sau khi tuột khỏi đỉnh cao hơn ngàn điểm vào ngày 20 tháng Giêng đầu năm, chỉ số chứng khoán VN-Index của Việt Nam đã sụt mạnh làm một số người e rằng còn có thể tuột đến số 800. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch hôm Thứ Hai mùng bảy thì thị trường chứng khoán đã có vẻ khởi sắc với chỉ số VN-Index tăng gần 4% và có nhiều người hy vọng sẽ trở lại ngưỡng 1.000 điểm.
Trong khung cảnh tăng giảm phức tạp này, chúng tôi xin đề nghị là chúng ta sẽ trao đổi về các phương pháp dự báo để phần nào đoán ra tương lai.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là chúng ta cần tìm hiểu về bối cảnh, rồi trong hoàn cảnh ấy mới đi vào cách dự đoán. Trước hết, ta có một thị trường còn non trẻ chưa đủ chuẩn bị về kỹ thuật, luật lệ và thông tin trong khi dư luận lại nóng ruột muốn kiếm lời cho nhanh.
Sau một thời gian lạc quan thiếu cơ sở, bây giờ người ta lại thấy lo. Về căn bản thì lý do chủ yếu là chưa có đủ công cụ phân tích và dự báo nên mớỉ dựa chõ nghe hơi và có khi mất vốn.
Riêng về phiên giao dịch hôm qua như ông nói, chỉ số VN-Index có tăng cùng với khối lượng giao dịch cũng mạnh nên sẽ có trớn lên lại tới đỉnh cao ngàn điểm. Tuy nhiên, nếu nhìn trong viễn cảnh dài hơn, với những đỉnh cao thấp hơn và điểm đáy cũng thấp hơn thì tôi e rằng sau khi chạm đỉnh 1.000 điểm, VN-Index vẫn còn có thể tuột nữa.
Riêng về phiên giao dịch hôm qua như ông nói, chỉ số VN-Index có tăng cùng với khối lượng giao dịch cũng mạnh nên sẽ có trớn lên lại tới đỉnh cao ngàn điểm. Tuy nhiên, nếu nhìn trong viễn cảnh dài hơn, với những đỉnh cao thấp hơn và điểm đáy cũng thấp hơn thì tôi e rằng sau khi chạm đỉnh 1.000 điểm, VN-Index vẫn còn có thể tuột nữa.
Trong hoàn cảnh bất trắc ấy, mỗi người lại suy đoán và đổ vấy theo một cách. Trước đây thì đổ lỗi cho giới đầu tư nước ngoài thổi giá ảo, nay lại mong nhà đầu tư nước ngoài châm thêm vốn cho thị trường hồi sinh, còn giới đầu tư cò con trong nước thì ngơ ngác chưa biết tính sao. Vì vậy, có lẽ chúng ta phải đi lại từ đầu, từ những khái niệm chuyên môn về sự vận hành của thị trường, rồi mới liệu cơm gắp mắm, tùy hoàn cảnh hiện tại mà tìm cách dự báo.
Việt Long: Khi nói tới khái niệm chuyên môn về sự vận hành của thị trường chứng khoán, có lẽ ông muốn nhắc tới những phương cách dự báo căn cứ trên sự vận hành ấy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa vâng, trị giá cổ phiếu lên hay xuống là tùy quy luật cung cầu giữa người mua và người bán, nhiều người muốn mua hơn bán thì giá tăng, ngược lại, nhiều người muốn bán hơn mua thì giá giảm.
Mà mua hay bán thì cũng do sự ước lượng hay mức trông đợi về nguồn lợi trong tương lai. Trên các loại thị trường này, ta chủ yếu có hai phương cách mà giới trong nghề gọi là "Phân tích Cơ bản" và "Phân tích Kỹ thuật", là điều chúng ta đã đề cập tới vào ngày 30 tháng Giêng đầu năm nay khi chỉ số VN-Index bắt đầu tuột khỏi đỉnh.
Phương pháo Phân tích Cơ bản
Việt Long: Bây giờ, ta sẽ đi lại từ đầu như ông nói. Thế nào là phương pháp Phân tích Cơ bản?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây là phương pháp tìm hiểu về đối tượng mà mình muốn đầu tư vào, tức là tình hình kinh doanh của một công ty có yết giá cổ phiếu trên thị trường. Phương pháp này chủ yếu tìm hiểu nguyên nhân vì sao giá cổ phiếu có thể lên hay xuống căn cứ trên triển vọng sinh lời hay bị lỗ trong tương lai.
Muốn có giải đáp ấy, người ta phải phân tích toàn cảnh, từ môi trường kinh doanh và cạnh tranh của đối tượng cho tới khả năng tự thân của doanh nghiệp căn cứ trên sổ sách về tài sản và lời lỗ được thông báo trung thực.
Với loại dữ kiện ấy, người ta mới đoán ra những động lực khiến mức lời sẽ tăng hay giảm và đấy là yếu tố quyết định nên mua, bán hay giữ. Trong hoàn cảnh hiện tại, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam chưa có đủ loại dữ liệu ấy mà nếu có thì chưa chắc đã biết khai thác cho đúng.
Đầu tư vốn là nghiệp vụ rất chuyên môn và đòi hỏi thứ nhất phải có thông tin xác thực và thứ hai khả năng phân tích những thông tin ấy. Vì vậy, sẽ còn lâu ta mới có thể áp dụng phương pháp Phân tích Cơ bản này.

Mà muốn thế, phải định chế hoá hệ thống thông tin đồng thời tổ chức nhiều khoá huấn luyện về chuyên môn cho những ai muốn tìm hiểu. Một giải pháp cấp bách cần thiết là cho phép báo chí chuyên đề được làm nghiệp vụ thông tin ấy cho thị trường. Tờ báo nào cung cấp được nhiều thông tin xác thực thì sẽ được chiếu cố. Và tự do báo chí phải được tôn trọng và bảo vệ, là chuyện vẫn chưa hề có.
Việt Long: Phải chăng vì thiếu loại thông tin cơ bản ấy mà nhiều người cứ muốn mua cổ phiếu dù chẳng biết đối tượng là gì, thậm chí cổ phần chưa phát hành đã có người muốn mua? Như vậy, người ta phải làm gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Ta sở dĩ nói đến phương pháp cơ bản này là để nhắc nhở giới đầu tư về một thực tế là chuyện đầu tư không phải là đánh bạc, và chính quyền có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu thông tin ấy để thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn hữu hiệu thay vì là một trường đua ngựa, khiến các nhà đầu tư cò con sạt nghiệp.
Thị trường này có một quy luật là "bù trừ", nếu có người lỗ thì có người lời: để cho một thiểu số có thông tin vét lời lớn trong khi đa số thiếu thông tin bị mất vốn là một bất công xã hội khó chấp nhận được.
Phương pháp Phân tích Kỹ thuật
Việt Long: Bây giờ, ta nói đến phương pháp thứ hai là Phân tích Kỹ thuật. Liệu phương pháp này có thể bổ xung cho khiếm khuyết là do thị trường chưa có đủ dữ kiện cho phương pháp Phân tích Cơ bản hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Suy đi tính lại thì tôi nghĩ rằng có thể nếu như ta biết phương pháp ấy là gì. Vả lại, việc cung cấp chất liệu phân tích tương đối cũng là điều khả thể từ nhiều thành phần khác.
Nếu lấy ẩn dụ so sánh giá cả là con sóng, thì phương pháp Phân tích cơ bản tìm hiểu các động lực ngầm khiến con nước lên hay xuống; phương pháp Phân tích Kỹ thuật là quan sát đỉnh sóng để ước đoán là sẽ lên tới đâu hay xuống tới đâu thì đảo ngược, từ cao trào đảo thành thoái trào hay ngược lại.
Ta sở dĩ nói đến phương pháp cơ bản này là để nhắc nhở giới đầu tư về một thực tế là chuyện đầu tư không phải là đánh bạc, và chính quyền có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu thông tin ấy để thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn hữu hiệu thay vì là một trường đua ngựa, khiến các nhà đầu tư cò con sạt nghiệp.
Điều này rất thích hợp cho câu hỏi nhiều người đang nêu ra tại Việt Nam là chỉ số chứng khoán tổng hợp sẽ lên tới đây, sụt tới đâu và sau đó có thể là gì, từ đấy tìm ra giải đáp cho công ty mà mình đang theo dõi, muốn mua hay bán cổ phiếu...
Việt Long: Nếu vậy, xin ông trình bày thêm về phương pháp Phân tích Kỹ thuật này. Nó là gì và đòi hỏi những điều kiện gì thì có thể áp dụng được?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Phương pháp Phân tích Kỹ thuật là dùng các đồ biểu minh diễn sự chuyển động của các loại thị trường - ở đây là thị trường chứng khoán. Sự chuyển động ấy được trình bày bằng các đường tuyến hay đồ thị khác nhau nhưng tổng hợp ba loại dữ kiện quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần biết là giá cổ phiếu, là số lượng giao dịch và cả ý muốn mua hay bán.
Khi phân tích các đồ biểu này, người ta có thể dự đoán khá chính xác về những gì có thể xảy ra trong tương lai gần hay xa. Dĩ nhiên là muốn dự đoán thì phải có kỹ thuật, nhưng việc trình bày các đồ biểu này tương đối dễ thực hiện vì thứ nhất là dữ kiện của quá khứ trên thị trường mà mọi người đều có thể tham khảo, và thứ hai, máy điện toán nay đã có thể trình bày khá tinh tế và cập nhật các đồ biểu này, thay vì phải tính bằng tay như xưa.
Việt Long: So sánh với phương pháp Phân tích Cơ bản thì phương pháp Phân tích Kỹ thuật này khác nhau những gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nếu phương pháp Phân tích Cơ bản cho ta biết vì sao giá cổ phiếu có thể lên hay xuống thì phương pháp Phân tích Kỹ thuật cho ta biết là có thể lên hay xuống như thế nào.
Trong một kỳ trước, tôi đã tạm gọi Phân tích Cơ bản là "Nhân" mà Phân tích Kỹ thuật là "Duyên". Vì sao cổ phiếu tăng giá là nguyên nhân mà giới Phân tích Cơ bản có thể tìm ra. Nhưng tăng thế nào, bao giờ, và đến đâu, là loại yếu tố thuộc về duyên, thì giới Phân tích Kỹ thuật nhìn ra nhanh hơn.
Trong hoàn cảnh chưa đủ điều kiện áp dụng phương pháp Phân tích Cơ bản thì mình có thể nhìn từ trên ngọn xuống để có cơ sở quyết định, nên tôi mới nghĩ rằng phương pháp Phân tích Kỹ thuật có thể áp dụng được và nên theo.
Nói cho cụ thể hơn thì mọi động lực thăng trầm do phương pháp Cơ bản tìm ra đều dẫn tới kết quả sau cùng là giá cả, thế thì khi biết phân tích sự chuyển động của giá cả thì mình có thể chưa rõ mà vẫn suy ra được các động lực ngầm bên dưới. Ngay trong trường hợp mà ta áp dụng phương pháp Phân tích Cơ bản thì vẫn có thể kiểm chứng lại kết luận bằng phương pháp Phân tích Kỹ thuật vì nó chính xác hơn cho quyết định trước mắt.
Ba nguyên lý quan trọng
Việt Long: Chúng tôi biết rằng ông không muốn đi vào những chi tiết quá chuyên môn, nhất là cho một chương trình phát thanh không có đồ biểu minh hoạ, nhưng vẫn yêu cầu là ông trình bày rõ hơn một chút về phương pháp này.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Đi vào chi tiết thì phương pháp Phân tích Kỹ thuật dựa trên ba nguyên lý quan trọng là: Thứ nhất, thị trường đã tổng hợp mọi dữ kiện liên hệ đến công ty vào một chỉ dấu chung là giá cổ phiếu. Thứ hai, giá đó thường lên hay xuống là theo một xu hướng hay trào lưu mà mình cần đoán ra. Thứ ba, sở dĩ mình đoán ra được vì nguyên lý là "những gì đã xảy ra đều có thể tái diễn".
Nôm na thì lịch sử là một sự lập lại, xu hướng chuyển động của giá cả trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nhưng khi nào và như thế nào là một đòi hỏi về kỹ thuật chuyên môn mà ta có thể học được tương đối nhanh thay vì học từ đầu, từ kinh tế đến kế toán và kinh doanh cho phương pháp Phân tích Cơ bản.
Chuyện ấy rất có ích cho hiện tại, khi ta thấy xu hướng đi xuống của thị trường mà chưa rõ bao giờ xu hướng ấy sẽ đảo ngược. Cụ thể là giá cổ phiếu có tuột qua mức nâng chưa và nếu sụt quá mức ấy thì có thể còn tuột đến đâu nữa?
Một mức nâng ngày nay của VN-Index là 800 điểm, dưới mức ấy có thể là 750 điểm. Mà một vụ điều chỉnh khiến giá sụt tới 25 hay 30% từ đỉnh cao là chuyện có thể xảy ra như đã từng xảy ra ở nhiều nơi!
Việt Long: Tôi đoán rằng thính giả của chúng tôi nghe tới đây có thể sẽ tò mò muốn biết rõ hơn nữa về những kỹ thuật dự báo như vậy. Ông có thể trình bày thêm được không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Phương pháp này có vài chục kỹ thuật tinh vi làm cơ sở dự báo. Thí dụ như nhìn cái dạng của đồ biểu, ta đã có cả chục chỉ dấu suy đoán. Ngoài ra, ta còn có thể so sánh cái trớn của giá cả một cổ phiếu với các cổ phiếu khác qua kỹ thuật gọi là "lực tương đối" - "relative strength".
Trong khuôn khổ một chương trình phát thanh, ta chỉ có thể nói khái quát về một số kỹ thuật để mình suy ra. Thí dụ như khi giá sụt với khối lượng giao dịch thấp thì người ta dự đoán là sụt không mạnh, mức sụt ấy sẽ mất trớn và giá có thể xê xích trong biên độ hẹp trước khi tăng. Vì vậy, ta phải xem giá và số khớp lệnh nhiều hay ít.
Nôm na thì lịch sử là một sự lập lại, xu hướng chuyển động của giá cả trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nhưng khi nào và như thế nào là một đòi hỏi về kỹ thuật chuyên môn mà ta có thể học được tương đối nhanh thay vì học từ đầu, từ kinh tế đến kế toán và kinh doanh cho phương pháp Phân tích Cơ bản.
Phương pháp này dự báo được xu hướng và khi đảo chiều trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn, tùy cách tính về thời khoảng là giờ hay ngày hay tuần. Trong xu hướng tăng thì giá cổ phiếu có thể lên hay xuống mình không sợ, nhưng từ xu hướng tăng mà chuyển qua xu hướng giảm thì đấy là lúc phải coi chừng. Nếu dùng số trung bình di động của giá cả trong quá khứ mình có thể biết được giá lên tới đâu hoặc xuống tới đâu là phải coi chừng.
"Trung bình di động" là đồ biểu mà bảng Phân tích Kỹ thuật nào cũng phải có. Ta tính ra số ấy bằng cách lấy tổng số giá đóng hay mở của thời khoảng gần hay xa, như ngày hay tuần, đã qua và chia cho số thời khoảng này, mỗi kỳ lại thêm giá mới nhất, bỏ giá cũ nhất, để nhìn ra xu hướng chung.
Khi giá cả sụt dưới mức trung bình di động ấy thì phải cẩn thận vì có thể còn tuột nữa và ngược lại. Tóm tắt thì ta còn nhiều kỹ thuật khác để có thể chỉ nhìn đồ thị mà đoán ra tương lai thay vì chỉ đoán mò hay nghe tin đồn ngoài chợ.
Doanh nghiệp Việt Nam
Việt Long: Muốn áp dụng phương pháp này, trước tiên người ta phải có những gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tại Việt Nam, vài doanh nghiệp yết giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã có các đồ thị cho phương pháp Phân tích Kỹ thuật. Hệ thống thông tin thị trường hàng đầu của Mỹ là Bloomberg cũng có tin tức và hình ảnh về các đồ biểu ấy của VN-Index.
Nhìn chung thì các doanh nghiệp Việt Nam được yết giá kiểu ấy vẫn chưa phân biệt rõ hai phương pháp, và chưa quen công bố các dữ kiện về tài sản và lời lãi vốn rất cần thiết cho phương pháp Phân tích Cơ bản cho nên ta cần dùng phương pháp kia để bổ túc.
Việt Long: Ông nói là có doanh nghiệp Việt Nam chưa làm tốt, thì vui lòng nêu ra một thí dụ cụ thể về trường hợp này để doanh nghịêp có thể trình bày được tốt đẹp hơn?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi rất ngần ngại khi phải nêu tên một doanh nghiệp, nhưng thấy rằng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển của Việt Nam đã đi bước đầu mà trình bày các đồ thị cho công chúng biết.
Trang nhà của công ty này là www.bsc.com.vn mà ta có thể tham khảo. Điều đáng tiếc là họ chưa phân biệt rõ hai phương pháp và trong phần phân tích cơ bản thì còn thiếu quá nhiều thông số. Dù sao thì đấy đã là một bước tiến đáng kể.
Việt Long: Thật ra, các doanh nghiệp đứng đắn đều phải cung cấp dữ kiện làm cơ sở tính ra các đồ thị cần thiết, câu hỏi nêu ra là ai sẽ trước tiên thực hiện các đồ thị ấy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi cho là truyền thông báo chí nên đi bước đầu để lập ra đồ biểu ấy với cách hướng dẫn cho độc giả thì mới khẳng định được sự hữu ích của mình. Nếu tinh vi hơn thì họ nên lập ra dịch vụ cung cấp tin tức thị trường cho thân chủ nào muốn mua để tìm hiểu và đầu tư. Trong các dịch vụ ấy tất phải có cả phần tìm hiểu và giới thiệu phương pháp.
Các đại học về kinh doanh cũng cần tìm nhân lực đảm nhiệm môn học cần thiết này. Nói ra thì kỳ, nhưng các nước đi trước đã áp dụng phương pháp này từ thời Tự Đức, mãi đến nay, ta mở thị trường chứng khoán mà chưa có thông tin giáo dục tối thiểu cho những việc đó!